HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT ĐO NHIỆT ĐỘ KINH LẠC

Chủ nhật - 23/02/2025 22:35
1. Chẩn bị:
-Người bệnh: phải nghỉ ngơi thoải mái 5-10 phút trước khi đo, nếu có rửa tay chân trước khi đo, phải lau khô và nghỉ lâu hơn 10-15 phút.
-Dụng cụ: Nhiệt kế điện tử hồng ngoại (loại đo tai), giấy, bút viết,…
2. Tư thế và thao tác đo:
-Đặt hai bàn tay úp nhẹ xuống trước mặt, các ngón xoè ra, hai bàn tay cách nhau ít nhất 5cm.
-Đặt hai bàn chân bằng phẳng, thoải mái trên một chiếc ghế nhỏ để cách nhiệt với mặt đất, hai bàn chân cách nhau ít nhất 5cm.
-Khi đo đặt phần đầu nhiệt kế áp sát và vuông góc với huyệt, rồi bấm nút máy đo. Giữ khoảng 2 - 3 giây rồi ghi kết quả. Nếu số đo tại các huyệt chênh lệch nhiều, người bệnh phải nghỉ thêm, rồi đo lại.
-Trong quá trình đo hạn chế chạm tay vào người bệnh.
3. Trình tự đo:
-Từ trên xuống dưới: đo tay trước, đo chân sau.
-Từ trái sang phải: đo tay trái trước, tay phải sau, chân trái trước, chân phải sau.
-Từ ngoài vào trong: ở tay thì đo từ kinh tiểu trường, qua tâm, tam tiêu, tâm bào, đại trường, phế, ở chân thì từ kinh bàng quang, qua thận, đảm, vị, can, tỳ. (Theo Hình 2Hình 3)
4. Vị trí các huyệt cần đo:
Các huyệt đều nằm trên đầu ngón tay hoặc ngón chân, cách góc trong hoặc góc ngoài gốc móng 0,1 thốn (khoảng 2mm), là giao điểm của 2 đường tiếp tuyến dọc của cạnh trong hoặc cạnh ngoài móng với đường tiếp tuyến ngang của gốc móng. (Hình 1)
Hình 1
Hình 1

Cụ thể:
a. Ở tay: (Hình 2)
-Huyệt 1 và 7 ( Thiếu trạch – Kinh Tiểu trường): Nằm trên ngón tay út, cách góc ngoài gốc móng 0,1 thốn.
-Huyệt 2 và 8 (Thiếu xung – Kinh Tâm): Nằm trên ngón tay út, cách góc trong gốc móng 0,1 thốn.
-Huyệt 3 và 9 (Quan xung – Kinh Tam tiêu): Nằm trên ngón tay áp út, cách góc ngoài gốc móng 0,1 thốn.
-Huyệt 4 và 10 (Trung xung – Kinh Tâm bào): Nằm trên ngón tay giữa, cách góc ngoài gốc móng 0,1 thốn.
-Huyệt 5 và 11 (Thương dương – Kinh Đại trường): Nằm trên ngón tay trỏ, cách góc trong gốc móng 0,1 thốn.
-Huyệt 6 và 12 (Thiếu thương – Kinh Phế): Nằm trên ngón tay cái, cách góc trong gốc móng 0,1 thốn.
b. Ở chân: (Hình 3)
-Huyệt 13 và 19 (Chí âm – Kinh Bàng quang): Nằm trên ngón chân út, cách góc ngoài gốc móng 0,1 thốn.
-Huyệt 14 và 20 (Nội Chí âm – Kinh Thận): Nằm trên ngón chân út, cách góc trong gốc móng 0,1 thốn.
-Huyệt 15 và 21 (Khiếu âm – Kinh Đảm): Nằm trên ngón chân thứ 4, cách góc ngoài gốc móng 0,1 thốn.
-Huyệt 16 và 22 (Lệ đoài – Kinh Vị): Nằm trên ngón chân thứ 2, cách góc ngoài gốc móng 0,1 thốn.
-Huyệt 17 và 23 (Đại đôn – Kinh Can): Nằm trên ngón chân cái, cách góc ngoài gốc móng 0,1 thốn.
-Huyệt 18 và 24 (Ẩn bạch – Kinh Tỳ): Nằm trên ngón chân cái, cách góc trong gốc móng 0,1 thốn.
Tay
Hình 2
Chân
Hình 3



5. Ghi số đo Nhiệt độ kinh lạc:

-Họ và tên: …………………………………………………………….
-Giới tính: Nam/Nữ
-Ngày sinh:……………………………………………………………..
-Địa chỉ:…………………………………………………………………
-Số điện thoại:…………………………………………………………
-Chu kỳ kinh nguyệt (phụ nữ):……………………………………….
-Thời gian đo nhiệt độ kinh lạc: ……………………………………..
-Nhiệt độ môi trường:…………………………………………………
-Bảng ghi số đo Nhiệt độ kinh lạc:
 
Tay trái Tay phải
(1) Tiểu trường   (7)   Tiểu trường  
(2) Tâm   (8)   Tâm  
(3) Tam tiêu   (9)   Tam tiêu  
(4) Tâm bào   (10) Tâm bào  
(5) Đại trường   (11) Đại trường  
(6) Phế   (12) Phế  
Chân trái Chân phải
(13) Bàng quang   (19) Bàng quang  
(14) Thận   (20) Thận  
(15) Đảm   (21) Đảm  
(16) Vị   (22) Vị  
(17) Can   (23) Can  
(18) Tỳ   (24) Tỳ  

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây