TRẺ EM HIẾU ĐỘNG
Đào Xuân Vũ
2024-05-31T03:34:41-04:00
2024-05-31T03:34:41-04:00
https://dongyhc.vn/nukeviet/vi/dong-y-hc/chuyen-de-tri-lieu/tre-em-hieu-dong-842.html
/nukeviet/themes/default/images/no_image.gif
Thuoc dong y
https://dongyhc.vn/nukeviet/uploads/logohc3-2.jpg
Thứ sáu - 31/05/2024 03:34
Bệnh này là một loại chưa biết nguyên nhân rõ ràng, lấy hoạt động nhiều, sức chú ý khó khăn để tập trung và tình cảm không ổn, dễ xung động làm đặc trưng của bệnh. Hoạt động nhiều là một đặc trưng chủ yếu của bệnh này. Có một số bệnh nhi thời gian trong thai, mẹ thai đã thấy được ở trong cái bụng động đặc biệt đau đớn. Ở thời gian sơ sinh thường thường động loạn tay chân, bao tay bọc chân cũng không dừng. Hơi lớn một chút sẽ thấy từ trong nôi bò ra ngoài, không dễ dàng trông giữ. Khi được 5 ~ 6 tuổi, đọc sách hay chơi trò chơi đều không có tính bền bỉ, sức chú ý không dễ tập trung, thường thường lật hòm, nghiêng tủ, đem cái này cái nọ làm loạn bảy tám phen, nhưng rất ít chủ động sắp xếp lại ngay ngắn một lần. Về sau này học cao lên chứng trạng hiếu động bộc lộ ra ngoài tính cách, ngồi thường không yên, nói chung thích gãi tai, ngoáy mũi, hoặc không dừng ở trên cái ghế mà luôn xoay mông đít, tay không để rỗi, lại ưa ghẹo người khác, thời gian chuyên tâm nghe bài rất ngắn, suy nghĩ dễ bắt đầu sai nhỏ, thành tích học tập bị ảnh hưởng rõ rệt.
Ngoài đó ra, tình cảm không ổn, dễ dàng xung động cũng rất thường thấy ở trong bệnh này, trẻ có bệnh thường bởi một việc nhỏ mà kích động thành phát cáu, tình cảm không ổn, cười khóc không thường, hoặc xuất hiện một số hành động khó lường trước, ví dụ như bệnh nhi trước khi hành động thường không suy nghĩ thêm, không xem xét đến hậu quả, hoàn toàn dùng việc theo cảm tính, đưa ra nhỏ mà làm lớn, thành ra việc có tính phá hoại hoặc hại người. Số biểu hiện này hầu hết đến sau thời gian tuổi trẻ sẽ giảm nhẹ hoặc mất đi.
Nguyên nhân bệnh này tới nay lại chưa được làm rõ hoàn toàn. Năm 1967, ông Gia Khả Lặc Phu Đẳng cho rằng bệnh này là do lá trán của đại não phát triển chậm chạp, sợi xơ thần kinh quá trình bao tuỷ hóa đẩy chậm dẫn đến, một luận điểm này được không ít học giả tán đồng. Cũng có người cho rằng hàm lượng khử chất vỏ tuyến thượng thận trong hộp sọ tăng nhiều, hoặc sản sinh nhiều ba an hoặc ứng dụng chướng ngại là nguyên nhân bệnh này. Ngoài ra, di truyền, não bị ngoại thương, trúng độc chì, hoặc tinh thần căng thẳng thời gian dài cũng cùng gắn với phát sinh bệnh này.
Chẩn đoán bệnh này tới nay vẫn lấy chứng trạng ở phản ảnh của cha mẹ với giáo sư làm chỗ dựa chủ yếu. Có chừng nửa số bệnh nhi trong kiểm tra thể chứng phát hiện động tác vụng về, năng lực thăng bằng, phối hợp với vẽ hình ảnh, tổng hợp phân tích kém, trong điện não đồ thiếu tổ hợp tốt đẹp của sóng trông đợi.
Chữa chứng hiếu động, nhất định cần nhấn mạnh sự phối hợp của gia đình, nhà trường và thầy thuốc, đầu tiên là làm cho mất đi kích thích không tốt đối với
tâm lý bệnh nhi, trên phương diện học tập ta cần huấn luyện cho lặp đi lặp lại lòng bền bỉ, có một chút tiến bộ ta cần phải động viên. Tây dược rất có hiệu là tễ hưng phấn trung khu như Bản bính an, lợi tha lâm v.v, tác dụng phụ của nó là dẫn
đến mất ngủ và ăn uống không hăng hái, làm cho có số ít bệnh nhi khó kiên trì uống thuốc thời gian dài.
Đông y cho rằng nguyên nhân gốc rễ của bệnh này là thận hư, não tủy không đầy đủ, phát triển chậm chạp mà để cho can dương cang lên, tâm thần không yên ổn, tâm khiếu không mở là biểu hiện ở ngoài. Nếu như ở bệnh trên mà dùng thuốc thường lấy trọng trấn an thần tiềm dương khai khiếu chữa cái ngọn ấy, bổ thận điều tinh đầy đủ cho não chữa cái gốc ấy. ( Ngô Đôn Tự )
1. Thanh não ích trí phương.
Công năng và chủ trị: Có công năng bổ thận tinh, dưỡng tâm huyết, trấn tĩnh khai khiếu. Chữa chứng trẻ em hiếu động:
- Lộc giác phấn 6 gr - Ích trí nhân 6 gr
- Chế Hà thủ ô 15 gr - Câu kỷ tử 9 gr
- Sinh long cốt 30 gr - Sinh mẫu lệ 15 gr
- Thạch xương bồ 9 gr - Uất kim 10 gr
- Đan sâm 15 gr
Sắc nước uống
Ngoài Lộc giác phấn ra, thuốc còn lại cho vào nước gấp 6 ~ 8 lần, sắc 3 nước, mỗi nước sắc 2 giờ đồng hồ, lọc, đổ chung lại, cô đậm đặc thành dịch thuốc 1 gr / 1cm3, thêm thuốc bảo quản ( bản giáp toan ) phòng hỏng. Mỗi lần uống 25cm3, đổ bột Lộc giác 2 gr, mỗi ngày uống 3 lần. 2 tháng là một liệu trình
Hiệu quả lâm sàng
Chữa 30 ca, hiệu quả rõ rệt 4 ca ( uống thuốc từ 4 tháng trở lên ), có hiệu quả 18 ca ( uống thuốc từ 2 ~ 4 tháng ), 8 ca vô hiệu.
Xử phương của: Tứ Xuyên tỉnh, Đông Sơn địa khu, nhân dân y viện, Lưu Quang Phúc đẳng.
Lời bàn:
Chứng trẻ em hiếu động là một loại bệnh chứng trẻ em phát triển trí lực chậm chạp, cho nên dùng Lộc giác, Ích trí nhân, Chế Thủ ô, Câu kỷ tử để bổ thận tinh, đầy đủ cho não tủy; dùng Đan sâm để bổ huyết dưỡng tâm để thúc đẩy phát triển trí năng; bệnh nhi sức tự khống chế kém, hiếu động, lại dễ bị xung động cho nên dùng Long cốt, Mẫu lệ để trấn tĩnh; sức chú ý không tập trung, thành tích học tập không tốt, cho nên dùng Thạch Xương bồ, Uất kim để khai khiếu. Bổ thận dưỡng tâm, thúc cho nó phát triển là trị bản; trấn tĩnh, khai khiếu, giảm nhẹ chứng trạng là trị tiêu.
Phương này là tiêu bản kiêm cố, dễ thu được hiệu quả, bổ mà không béo thì có thể uống lâu dài. Phương này có tác dụng thu sáp nhất định, khi ngoại cảm phát sốt thì không uống ( Ngô Đôn Tự )
2. Nữ trinh mẫu lệ thang
Công năng và chủ trị: Có công năng tư bổ âm của can thận, bình can dìm dương. Chủ trị trẻ em hiếu động.
Thành phương bao gồm:
- Nữ trinh tử 15 gr - Câu kỷ tử 12 gr
- Bạch thược 10 gr - Sinh Mẫu lệ (sắc trước) 12 gr
- Trân châu mẫu 10 gr ( sắc trước ) - Dạ giao đằng 12 gr
Biện chứng gia giảm:
* Âm huyết bất túc, sắc mặt vàng úa, lưỡi nhạt, gia Thục địa 10 gr, A giao 12 gr ( nấu chảy ra ).
* Tỳ hư khí nhược, ăn ít, phân lỏng, sức yếu, gia Phục linh 15 gr, Bạch truật 6 gr
* Đêm ngủ không yên, gia sao Táo nhân 15 gr
Hiệu quả lâm sàng:
Phương này chữa 15 ca trẻ em hiếu động, toàn bộ đều khỏi. Tối thiểu là uống 15 thang, tối đa uống 55 thang. Theo dõi thấy nửa năm sau chưa thấy tái phát.
Xử phương của: Bắc Kinh thị, Trung y viện nhi khoa, Đằng Tuyên Quang.
Lời bàn:
Chứng trẻ em hiếu động là do âm của can thận không đủ, can dương thiên cang, dương cang thì háo động. Cho nên phương này lấy Nữ trinh tử, Câu kỷ tử, Bạch thược hoặc gia Thục địa, A giao để bổ âm của can thận; dùng Trân Châu mẫu, Mẫu lệ, Dạ giao đằng hoặc gia Táo nhân để bình can dìm dương, dưỡng tâm an thần. Âm đầy đủ, dương được dìm xuống thì chứng hiếu động có thể mất đi dần dần. Tên của phương này do người biên đặt ( Ngô Đôn Tự )
3. Xương Chí Long Mẫu thang
Công năng và chủ trị: Có công năng trấn tâm an thần, ích trí khai khiếu. Chủ trị chứng trẻ em hiếu động.
Thành phương gồm:
- Cửu tiết xương bồ 15 gr - Chích Viễn Chí 4,5gr
- Sinh Long cốt 30 gr - Sinh Mẫu lệ 30 gr
- Hổ phách 2 gr ( nghiền nhỏ, chia ra nuốt uống riêng ). Thuốc còn lại sắc uống
Biện chứng gia giảm:
* Nếu nước tiểu vàng, đỏ, phân khô, lưỡi hồng, dễ cáu, có thể thêm:
- Hoàng liên 1,5 gr - Trúc diệp 10 gr
- Long đảm thảo 4,5 gr - Trúc nhị 6 gr
- Câu đằng 10 gr - Hỏa ma nhân 12 gr
* Ngực buồn bằn, ăn ít, nôn oẹ, nên lưỡi trắng trơn, phân lỏng, thì gia:
- Trần bì 4,5 gr - Bán hạ 10 gr
- Phục linh 12 gr - Xuyên Hậu phác 6 gr
- Tiêu Sơn tra 10 gr - Thần khúc 10 gr
* Nếu rêu lưỡi trắng trơn mà đầu nhọn lưỡi hồng thì gia:
- Hoàng liên 1,5 gr - Trúc nhự 6 gr
- Trần bì 4,5 gr - Bán hạ 10 gr
- Phục linh 12 gr
* Nếu động tác thiếu nhanh nhạy, phản ứng chậm chạp, sức nhớ giảm, đúng là thuộc chứng hư, trong đó hình hàn chi lạnh, lưỡi béo mà nhạt là dương hư, có thể gia:
- Lộc giác phiến 2 gr
- Phụ tử phiến 6 gr
- Hoàng kỳ 12 gr
* Chất lưỡi hồng ít rêu, tâm phiền khó ngủ, miệng khô là âm hư, nên gia:
- Quy bản 10 gr - Sinh địa 10 gr
- Thục địa 10 gr - Bách hợp 10 gr
- Thạch hộc 10 gr
Hiệu quả lâm sàng:
Phương này chữa 50 ca trẻ em hiếu động, hiệu quả rõ rệt 14 ca, chuyển tốt 24 ca, có hiệu 8 ca, vô hiệu 4 ca.
Xử phương của: Thượng Hải thị, Trung y môn, Chẩn bộ, Tống Tri Hành đẳng.
Lời bàn:
Đặc điểm của chứng trẻ em hiếu động là ở tâm thần không yên, tâm khiếu không mở. Bởi thế phương này dùng Long cốt, Mẫu lệ, Hổ phách là tễ nặng của ninh tâm để an thần; lấy Cửu tiết Xương bồ, Viễn Chí để khai khiếu. Xét kỹ nguyên nhân bệnh đó có phân hư, thực, thực thì do hỏa vượng nhiễu tâm, cho nên dùng Hoàng liên, Long đảm thảo, Trúc diệp, Trúc nhự để thanh hỏa. Cũng có khi vì đàm trọc che mờ thì dùng Trần bì, Bán hạ, Phục linh, Xuyện hậu phác để hoá thấp đàm. Âm hư thì nên dùng Quy bản, Địa hoàng, Bách hợp, Thạch hộc để dưỡng âm. Dương hư phải dùng Phụ phiến, Lộc giác, Hoàng Kỳ để ích khí ôn dương. Nguyên nhân bệnh trừ đi mất, thần đã yên, khiếu đã mở thì mọi chứng có thể khỏi. Tên phương này do người biên đặt. ( Ngô Đôn Tự )
( Trích dịch từ sách “ Trung Quốc Trung y bí phương Đại toàn ”, quyển hạ từ trang 451 - 454 )
Nguồn tin: Người dịch : Lê Văn Sửu