28. LỴ (Xem thêm: Tả)
Đào Xuân Vũ
2024-09-14T04:00:53-04:00
2024-09-14T04:00:53-04:00
https://dongyhc.vn/nukeviet/vi/dong-y-hc/tri-lieu-bang-dong-y/28-ly-xem-them-ta-892.html
/nukeviet/themes/default/images/no_image.gif
Thuoc dong y
https://dongyhc.vn/nukeviet/uploads/logohc3-2.jpg
Thứ bảy - 14/09/2024 04:00
- Tố Vấn nói: Ỉa lỵ có 5 loại:
Một là Vị tiết, ăn uống không hóa mà màu vàng. Vị và Tỳ hợp nên màu vàng.
Hai là Tỳ tiết, bụng chướng mà đi ỉa không ngừng, lại nôn ngược lên, đó là nạn sốt rét.
Ba là Đại trường tiết, ăn xong, bụng sôi, đau như cắt ruột, mà lỵ màu trắng, Đại trường hợp với Phế cho nên màu trắng.
Bốn là Tiểu trường tiết, thân gầy mà ỉa ra mủ máu, Tiểu trường hợp với Tâm, Tâm chủ huyết.
Năm là Đại giả tiết, lý cấp hậu trọng, nhiều lần đến nhà xí mà không ỉa được, đau trong ống đái là Thận tiết.
Phép chữa của các nhà có đến hơn hai chục loại. Đó chỉ nói có 5 loại, chỉ là đưa ra đầu mối. Sách Tất Dụng Phương có đưa ra: Đỏ, trắng, cam, cố. Đại khái là Tạng Phủ hàn, cái kho đống chung để nói mọi cái đã hàn.
Mấy lần tôi chữa người Lỵ, chỉ với Chấn linh đơn, không có trường hợp nào không khỏi, hoặc chưa khỏi thì cho thêm mấy viên thì khỏi. Nếu như Cổ lợi (bụng to dễ ỉa) thì dùng Bá diệp (lá Trắc bá), Hoàng liên sắc uống (xem: Ký Hiệu).
Mọi thứ lỵ riêng Sách Kỳ Vực Phương dùng Hậu phác, Anh túc xác, giã thật nhỏ, mọn, sau thêm Mộc hương, Trần bì, Hoàng liên lượng bằng nhau, Cam thảo trộn đều vào nhau, Hoàng xác diệp mấy miếng, Gừng, Táo, Ô mai đổ nước vào sắc. Tôi thường dùng (như vậy) thấy hiệu nghiệm nên ghi vào đây.
Tuy nhiên, lỵ vốn không gọi là ác thế mà có người bị bệnh đó mà chết, hoặc giả do thầy thuốc ở đời cho lỵ là nhiệt bệnh, thường cho uống thuốc mát cho nên thế. Nếu như khó khăn khẩn cấp, cũng thường đốt ngải, không thể chuyên dùng thuốc được.
- Phục lưu: Chủ trường tích, ỉa ra máu mủ, ỉa lý hậu trọng, bụng đau như chứng trọng chí ( Sách Thiên).
- Giao tín: Chủ lỵ ỉa trắng, đỏ (Đồng cũng giống), ra máu từng giọt.
- Thái xung, Khúc tuyền: Chủ ỉa lỏng, đi lỵ ra máu.
- Tiểu trường du: Chủ ỉa lỵ ra máu mủ 5 màu, ở dưới nặng mà sưng đau.
- Đan điền: Chủ ỉa lỵ không cầm, bụng dưới rắn đau.
- Quan nguyên, Thái khê: Chủ ỉa lỵ không dứt.
- Tỳ du: Chủ lỵ không ăn được, ăn không sinh ra thịt (không béo).
- Ngũ khu: Chủ đàn bà ỉa trắng đỏ, lý cấp khế tảng (điên dại, động kinh).
- Khúc tuyền: Chữa ỉa ra nước, dễ ra mủ, máu (Đồng, xem: Phong lao).
- Trung lữ du: Trị lạnh ruột, lỵ trắng đỏ (Minh, cũng giống thế).
- Bàng quang du: Ỉa lỵ bụng đau (Minh).
- Tích du (Tớch trung): Chữa ôn bệnh tích tụ, ỉa lỵ (Đồng chép là ỉa dễ).
- Quan nguyên: Chữa ỉa lỵ (xem: Ỉa không cầm).
- Trẻ em ỉa lỵ trắng đỏ, cuối thu nòi dom (thoát giang), mỗi lần ỉa bụng đau không chịu nổi, cứu chỗ dưới đốt sống 12, tên là huyệt Tiếp tích ( cốt) 1 mồi.
- Hoàng Đế chữa trẻ em cam lỵ lòi dom, chân tay gầy còm khát nước, thân hình tiều tụy, mọi thứ thuốc không khỏi, cứu Vĩ thự cốt lên 3 thốn, chỗ xương lõm vào là 3 mồi.
Kỳ Bá nói: Trong vòng tam phục (tới ngày canh, trong vòng 30 ngày sau Hạ chí), dùng nước Đào tắm cho trẻ nhỏ, đúng giờ Ngọ trong ngày thì cứu, dùng bông sạch chùi đi, thấy rất rõ Cam trùng theo mồ hôi mà ra. Thần hiệu.
- Trẻ em lãnh lỵ kéo dài, không dứt, cứu ở động mạch dưới rốn, giữa 2 thốn và 3 thốn (chỗ 2,5 thốn) 3 mồi.
- Đàn bà ỉa ra nước lỵ, cứu Khí hải 100 mồi.
- Lỵ ỉa, ăn không tiêu, không nuôi thành da thịt, cứu Tỳ du theo tuổi (Thiên).
- Đi ỉa năm thứ dễ, ỉa ra máu, nặng ở dưới, bụng đau, cứu Tiểu trường du 100 mồi.
- Ỉa lỵ không cầm, bụng dưới cắn đau, cứu Thạch môn 100 mồi làm 3 đợt ( ).
- Lỵ lâu dài, chữa trăm cách không khỏi, cứu Túc dương môn xuống 1 thốn, chỗ lõm trên xương cao, cách chỗ rẽ ngón cái 3 thốn, số mồi theo tuổi, lại cứu giữa rốn vài ba trăm mồi. Lại cứu Quan nguyên 300 mồi (cứu 10 ngày).
- Ỉa trắng, đỏ, cứu xương cùng, thường là khỏi. Tứ chi rã rời nhiều mồ hôi.
- Lỵ như tháo cống, cứu Đại hoành, theo tuổi (xem: Thiên Kim).
- Lỵ ỉa dữ dội, ra như nước… cứu Khí hải 100 mồi (Chí).
Nguồn tin: TƯ SINH KINH - Q3 - LÊ VĂN SỬU dịch.