3. LAO KHÁI, GẦY MÒN( CHUYỀN THI, CỐT CHƯNG)
Đào Xuân Vũ
2024-08-30T00:25:38-04:00
2024-08-30T00:25:38-04:00
https://dongyhc.vn/nukeviet/vi/dong-y-hc/tri-lieu-bang-dong-y/3-lao-khai-gay-mon-chuyen-thi-cot-chung-866.html
/nukeviet/themes/default/images/no_image.gif
Thuoc dong y
https://dongyhc.vn/nukeviet/uploads/logohc3-2.jpg
Thứ sáu - 30/08/2024 00:07
- Trung liêu: Chữa đàn ông: Ngũ lao, thất thương, lục cực, đau lưng, khó ỉa, đái són, bụng chướng, dễ ỉa, ăn thì đói (Đồng).
- Tam lý: Trị ngũ lao, gầy mòn, thất thương, hư mệt. Minh Hạ nói: Ngũ lao, hư mệt, tứ chi gầy mòn.
- Kiên tỉnh: Trị ngũ lao, thất thương.
- Đại chùy: Trị ngũ lao, thất thương, sốt rét ôn, sốt rét ho, khí thuyên (không phù hợp ) làm đau cấp ở bả vai, cánh tay cổ gáy cứng (Minh Đường thượng hạ cũng giống như thế). Phong lao, thực (ăn) khí.
- Phế du: Trị nóng lạnh, hen, đầy tức, hư phiền, miệng khô, lao, chuyền thi cốt chưng, phế yếu (nuy), ho hắng. (Minh Đường nói: Chữa thịt đau, da ngứa, chuyền thi cốt chưng, phế ho… )
- Phách hộ: Chữa hư ho, phế yếu (nuy). Minh nói: Lao tổn, yếu vàng, ngũ thi chạy thuyên (đau gió), gáy cứng. Minh Hạ nói: Trị lao tổn, hư mỏi. (Phiếm).
- Tần Thừa Tổ nói: Chi chính chữa ngũ lao, tứ chi yếu sức, hư mệt mỏi (Minh Hạ).
- Y hy: Chữa lao tổn, mỏi mệt, không ngủ được.
- Hạ tiêu du( Trường cường sang ngang 1 thốn): Chữa bả vai đau, mình nóng.
- Khúc cốt: Nhưng là hư mệt, cực lạnh, đều cứu.
- Khí hải: Chữa bệnh lạnh, mặt đen, cơ thể gầy mòn, tứ chi sức yếu, khí tích tụ, bôn đồn ở bụng dưới. Bụng yếu, thoát dương muốn chết, không biết gì nữa. Khí ở năm tạng công ngược lên.
- Cao hoang du: Chữa gầy mòn, hư tổn, trong mộng mất tinh, không chỗ nào không chữa (Đồng).
- Thận du: Chữa hư lao, gầy mòn, tai điếc, thận hư, thủy tạng lạnh kéo dài (Minh: Có đau lưng). Bụng trên cổ chướng, sườn tức, dẫn đau xuống bụng dưới, mắt nhìn mờ mờ, khí ít (hụt hơi), đái ra máu, nước đái đục, xuất tinh, dương vật đau. Ngũ lao, thất thương, hư bại. Chân gối co quắp (Minh nói: Riêng có nằm là tốt), chân lạnh như băng, mình nặng, đầu nóng, run rẩy, trong lưng, tứ chi dâm lạc, đái lỏng trong, ăn không hóa, mình thũng như nước. Chú giải thêm: Chữa mình nóng rét, ăn nhiều mình gầy mòn, mặt vàng đen mắt mờ mờ. Đàn bà tích lãnh khí thành lao.
- Não không: Trị bệnh lao, gầy mòn, toàn thân nóng, cổ, gáy cứng (lao màng não).
- Chương môn: Trị thương bão (ăn no, gây hại), mình vàng, gầy mòn.
- Lậu cốc: Trị ăn mà không làm thành da thịt.
- Hạ quản: Trị ngày càng gầy mòn (xem: Huyền thích).
- Hạ quản (xem: Bụng chướng), Vị du (xem: Hư tổn), Tỳ du, Hạ liêm (xem: Tâm sầu, đái như cháo): Trị gầy mòn.
- Trẻ em gầy mòn, ăn ít, không sinh da thịt, cứu Vị du 1 mồi. (Minh Hạ).
- Phép cứu lao: Là chứng trọng, lòng bàn tay, chân nóng, nhiều mồ hôi trộm, tinh thần mệt mỏi, khớp xương đau đớn. Mới đầu phát ho hắng, dần dần nôn ra mủ máu, cơ thịt gầy mòn, mặt vàng ăn giảm, sức yếu.
Bảo họ đứng thẳng, lấy một sợi dây, trai thì bên trái, gái thì bên phải, đo từ đầu ngón chân giữa qua dưới gầm bàn chân, quặt qua gót, lên đến nếp gấp sau kheo chân thì cắt đứt. Lại đem sợi dây đó đo từ đầu nhọn mũi, theo giữa đầu (Cần rẽ tóc sang hai bên, để đo sát da thịt), vòng qua gáy, xuống đến xương sống, ở chỗ cuối đầu dây, lấy mực đánh dấu. Lại dùng đoạn dây khác, bảo người bệnh miệng ngậm tự nhiên, đem đo bề ngang hai mép vòng qua môi rồi cắt. Đem đoạn dây đó đặt ở điểm mực đánh dấu chỗ đầu dây trên lưng, gập bằng 2, ngoài cùng là huyệt. Khi cứu thì số mồi nhiều hơn số tuổi là 1 (như tuổi 30 thì cứu 31 mồi), quá là hiệu (Tập Hiệu).
- Bệnh cổ trái gầy mòn (hao lâu ngày), tự có chứng nóng rét, nên tùy chứng bệnh mà chữa. Nếu như trắng mà lại gầy, lại trong không có bệnh vậy. Riêng sau khi bị bệnh rất gầy, lâu không trở lại như thường gọi là Hình thoát. Đối với người trước vẫn béo tốt, đột nhiên gầy mòn, ăn uống giảm bớt, hoặc có bệnh khác nữa thì khó cứu chữa. Cần biện chứng cho sớm.
Trứ ngải cũng vậy, Trọng Cảnh bàn về Lục cực đã viết: “Tinh cực làm cho người ta khí ít, sức yếu, dần dần hư ở trong, mình không mềm mại, hâm hấp gầy mòn (teo dần), mắt không tinh sáng”. Và nói: “Bát vị thận khí khỏi lục cực, mà khỏi cả ngũ lao tức là Bát vị hoàn vẫn thường uống (Trọng Cảnh thường thường uống, hoặc thường uống khử Phụ tử gia Ngũ vị tử), mà huyệt Thận du thường cứu đó nhiều” (Ưu sở thường cứu).
- Tỳ du, Đại trường du: Chữa trong bụng khí chướng đau dẫn sang xương sống, ăn nhiều mà mình gầy mòn, tên gọi là Thực bối. Trước hết lấy Tỳ du, sau lấy Lý lặc. Ngũ tạng, lục phủ, bụng đầy, lưng trên, dưới đau, ăn uống nôn ngược, nóng rét lẫn lộn, đái khó, gầy mòn, ít hơi, cứu Tam tiêu du theo tuổi.
Nguồn tin: TƯ SINH KINH - Q3 - LÊ VĂN SỬU dịch.