2. TÂM SỢ HÃI (Tâm kinh khủng)

Thứ bảy - 28/09/2024 01:49
            - Khúc trạch: Trị đau tim, hay sợ (Đồng).
            - Linh đạo: Trị buồn sợ hãi (xem: Đau tim).
            - Hạ liêm: Trị sợ hãi mạnh mẽ, nhanh chóng.
            - Ngư tế: Chữa tâm bại buồn, hãi (Khủng).
            - Thiếu xung: Trị buồn hãi, hay sợ.
            - Thượng quản: Trị tâm phong, hồi hộp, hay sợ (Minh cũng giống thế, viết là tâm trung).
            - Thiếu phủ: Trị buồn hãi, tránh (sợ) mọi người (xem: Ưu sán).
            - Thần môn (xem: Tâm phiền), Lãi câu (xem: Sán).
            - Cự khuyết: Trị sợ hồi hộp, ít hơi (xem: Cuồng).
            - Lương khâu: Trị sợ nhiều (      )đau vú.
            - Âm khích, Giản sử: Chữa sợ; Nhị gian, Lệ đoài: Trị thường hay sợ.     
            - Minh Hạ nói: Giản s: Chữa sợ, hồi hộp (xem: Thương hàn, Không có mồ hôi).
            - Ngũ lý: Trị sợ hãi (xem: Phong lao).
            - Kinh cốt (xem: Sốt rét), Đại chung (xem: Lậu), Đại lăng: Trị hay sợ hãi.
            - Bách hội (xem: Phong giản), Thần đạo (xem: Đau đầu), Thiên tỉnh (xem: Phòng bại), Dịch môn (xem: Cuồng): Trị sợ hãi, hồi hộp.
            - Thông cốc (xem: Váng đầu), Chương môn: Trị sợ hãi (xem: Thủy thũng).
            - Thiên xung: Trị điện tật, phong kinh, sưng răng, hay sợ hãi.
            - Chi chính: Trị phong hư, sợ hãi, cuống sợ sệt (      ). Minh Hạ nói: Chữa sợ hãi, buồn rầu.
- Khích môn: Trị sợ hãi, tránh (sợ) mọi người (xem: Đau tim).
            - Thần đình: Trị sợ hồi hộp, không ngủ yên được.
            - Não không: Trị não phong đau đầu, mắt mờ, tim hồi hộp.
            - Tam gian, Hợp cốc, Lệ đoài, chủ lưỡi the lè ra, cái cổ khó chịu (      ) hay sợ (Thiên).
            - Khúc trạch, Đại lăng: Chủ dưới tim nhạt nhẽo, bâng khuâng (Sách Giáp viết là Nội quan).
            - Thông lý: Chủ hồi hộp dưới tim (Minh Hạ nói: Chữa buồn, hãi sợ người).
            - Nhiên cốc (Đồng, giống thế), Dương lăng tuyền (Minh giống thế): Chủ dưới tim sợ sệt, hãi hùng, như có người ám ảnh.
            - Đại chung, Khích môn: Chủ sợ hãi, sợ người, thần khí không đủ (bất túc).
            - Khí hải, Âm giao, Đại cự: Chủ sợ không nằm được.
            - Đại cự: Chủ hay sợ.
            - Lệ đoài: Chủ hay nằm mà dễ sợ (Minh, giống thế).
            - Dịch môn: Chủ hay sợ, nói nhảm, mặt đỏ.
            - Thiếu phủ: Chủ ợ nhiều, sợ hồi hộp, bất túc.
            - Thần môn: Chủ ợ nhiều, sợ hồi hộp, hơi không đủ.
            - Cự khuyết: Chủ sợ hồi hộp, ít hơi.
            - Âm kiều( Chiếu hải): Chủ nằm sợ nhìn như thấy quỷ.
            - Thiếu xung: Chủ thở dài, phiền đầy tức, ít hơi, buồn sợ.
            - Hành gian: Chủ tâm đau, nhiều lần sợ, lòng buồn không vui.
            - Thủ thiếu âm, Âm khích: Chủ khí sợ, đau tim.
            - Thiếu xung: Chủ buồn hãi, sợ người, hay ợ.
            - Thần đình: Chữa ợ, ngủ không yên (Minh, xem: Điên giản).
            - Khúc trạch: Chữa hay sợ.
            - Lương khâu (xem: Chân lạnh): Chủ sợ rất to.
            - Khế mạch: Chữa trẻ em sợ hãi (xem: Điên, Động kinh).
            - Âm kiều: Chữa đàn bà sợ, buồn không vui (xem: Kinh nguyệt). Lại chữa Đại phong, nằm sợ, nhìn như thấy sao.
            - Phong phủ: Chữa thường buồn, sợ hãi, hồi hộp (Thiên).
            - Cưu vĩ: Chữa ợ, hồi hộp, thần khí hao tán.
            - Trẻ em trong khi ngủ sợ hãi, mắt không nhắm kín, cứu trên giữa nếp gấp khuỷu tay lên 3 phân, mỗi chỗ đều 1 mồi.
            - Trẻ em trong khi ngủ sợ mà co quắp, cứu trên đầu nhọn ngón cái, ngón thứ 2 chân, cách móng như lá hẹ, mỗi chỗ đều 1 mồi.
            - Nhiên cốc: Chủ trẻ em hay sợ (Thiên).
            - Kinh sợ, tim đập mạnh, yếu sức, cứu Đại hoành 50 mồi.
            - Thượng quản: Chữa sợ, hồi hộp (Minh, xem: Tâm phiền).
            - Thiên tỉnh: Chữa sợ hãi, hồi hộp (Minh Hạ, xem: Buồn).
            - Lệ đoài: Chữa hay sợ (xem: Nằm).
            - Húc trung: Chủ hồi hộp, ngồi không yên chỗ (Thiên, xem: Thượng khí).
            - Trường cường: Chủ trẻ em sợ hãi, mất tính (xem: Kinh giản).
 

Nguồn tin: TƯ SINH KINH - Q4 - LÊ VĂN SỬU dịch.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây