50. SỐT RÉT (Tỳ hàn)

Thứ sáu - 27/09/2024 03:01
            - Sách “Thiên Kim” nói: Sốt rét là do phong sinh ra. Mùa hạ thương thử, mùa thu làm “Giai” giống “Hợi ngược”. (Sách Tố vấn nói: “Giai” là “do già” vậy cũng là “sấu”). Dương Thương Thiên nói: 2 ngày một lên phát là “Giai ngược”. Thuyết này khác với Tố vấn là Thiên Kim.
            Sốt rét có mấy tên:
            + Trước rét, sau nóng là Hàn ngược.
            + Trước nóng sau rét gọi là Ôn ngược.
            + Nóng mà không rét gọi là Đôn ngược.
            + Nhiều rét gọi là Mẫu ngược.
            + Lâu ngày không khỏi gọi là Lao ngược.
            + Mùa làm khí hậu biến đổi mà thành sốt rét là Chướng ngược.
            + Bệnh kết làm thành trưng giả (hòn khối) gọi là Ngược mẫu cho đến Can, Phế, Tỳ, Thận, Tâm, Vị cũng đều có ngược.
            Hoặc mỗi ngày phát, hoặc cách ngày phát hoặc làm tràn đều, hoặc làm tràn buổi sớm, Tố Vấn Thiên Kim mới bàn rõ.
            - Phương chữa sốt rét rất nhiều, duy có Tiểu Kim đơn là hay nhất, tôi thường lấy, người ta đều khỏi. Nhưng mà người ta làm sao mà ai cũng có được thuốc đó. Cứu cũng có thể làm cho bệnh đó không thể phát được.
            - Người ta ở trong làng, thường lấy Hậu biên thảo (Cỏ nhọ nồi) giã nát, đắp ở bên trên bàn tay một phu (tức là một vổ = bề ngang 4 ngón tay, tức là trên huyệt Gian sử), ở giữa 2 gân, lấy đồng tiền cổ áp vào, lấy vải buộc lấy, chẳng bao lâu đã nổi những nốt phồng nhỏ, gọi là Thiên cứu, có thể khỏi sốt rét, tốt lắm. Huống hồ cứu. Làm theo thấy rất là hay!
            - Y hi: Trị ôn ngược, hàn ngược. (Minh) Hạ nói: Chữa sốt rét lâu không khỏi.
            - Yêu du, Trung quản: Trị ôn ngược, Hợi (      ) ngược.
            - Cách du (xem: Đờm), Mệnh môn (xem: Đau đầu), Đại khê (xem: Ho ngược): Trị Hơi ngược.
            - Âm kiều: Trị sốt dữ dội (bạo ngược).
            - Thượng liêm: Trị hàn ngược.
            - Tam gian: Trị ngược, nóng rét, môi miệng khô, mình nóng, xuyễn, mắt đau gấp.
            - Chí âm: Trị ngược phát nóng rét, đầu nặng, tâm phiền ).
            - Dịch môn, Hợp cốc, Hãm cốc, Thiên trì: Chữa “Giai ngược” nóng rét.
            - Thiên lịch: Chữa phát nóng rét, ngược (sốt rét) lâu không khỏi, mắt nhìn lờ mờ.
            - Đại chùy: Trị “Giai ngược” lâu không khỏi.
            - Thiếu phủ: Trị hơi ngược lâu không khỏi, tức tối, hụt hơi, buồn rầu, hoảng sợ, người, cánh tay buốt, lòng bàn tay nóng, bàn tay nắm, không duỗi.
            - Đào đạo: Trị hơi ngược, nóng rét từ từ.
            - Mệnh môn: Trị nóng, rét, hơi ngược; thắt lưng và bụng đau dẫn vào nhau.
            - Túc Lâm khấp: Trị ngược, mặt trời xế bóng (nhật tây) thì phát (Thiên, cũng như Đồng nói: Trị sốt rét phát ban ngày).
            - Chữa trẻ em sốt rét lâu ngày không khỏi, cứu khoảng giữa ngoài của ngón cái, ngón 2 chân, giữa chỗ lõm, đều 1 mồi (xem thêm ở: Hạ).
            - Thái khê (xem: Đau tim), Chiếu hải, Trung trữ: Chữa sốt rét lâu ngày.
            - Khâu khư: Trị sốt rét lâu ngày, rét run (Thiên giống như thế).
            - Hãm cốc: Chữa sốt rét.
            - Trung phong: Chữa hơi ngược, màu xanh bủng, Thiên nói: Thở dài (thái tức), rét run, bụng dưới sưng, ăn vào thấy nhanh nhanh đau quanh rốn, chân lạnh ngắt, không muốn ăn, thân thể tê dại.
            - Dịch môn: Trị hơi ngược nóng rét, mắt hoa, đầu đau, dữ dội thì điếc tai.
            - Uyển cốt: Chữa hơi ngược, đau đầu, phiền muộn.
            - Thương dương: Trị nóng rét, hơi ngược, miệng khô, Minh Hạ nói: Chữa sốt rét khô miệng.
            - Y hi (xem: Vai, lưng đau), Trung quản, Bạch hoàn du: Chữa Ôn ngược (xem: Thắt lưng, cột sống).
            - Thượng liêu, Thiên lịch: Trị ngược nóng rét.
            - Tam gian: Trị hàn ngược, môi khô, miệng khan, khí xuyễn.
            - Tỳ du: Trị Hợi ngược nóng rét.
            - Có người bệnh sốt rét lâu ngày, mọi thứ thuốc đều không khỏi, hoặc bảo họ cứu Tỳ du thì khỏi. Lại một người nữa cũng bị sốt rét lâu ngày, nghe thế cũng cứu vào huyệt đó mà khỏi. Cái bệnh sốt rét thường do ăn uống mà bị, cho nên cứu Tỳ du làm cho khỏi.
            - Nội đình, Lệ đoài (mặt sưng), Công tôn: Trị hàn ngược không muốn ăn.
            - Kinh cốt: Trị ngược nóng rét, hay kinh (lên cơn kinh) không muốn ăn (Minh Hạ giống thế).
            - Thần môn: Trị ngược, tâm phiền, rất muốn được uống lạnh. Lúc ớn lạnh thì ở trong chỗ nóng, họng khô không muốn ăn.
            - Hợp cốc, Dương khê, Hậu khê, Dương trì, Âm đô: Trị ngược mà mình nóng rét (Minh Hạ nói: Giai ngược) và bệnh phiền tức khí ngược.
            - Thiên khu: Trị hàn ngược.
            - Liệt khuyết: Trị hàn ngược nôn ra nước bọt, hay cười toe toét (Minh Hạ nói: Giai ngược, sắc mặt không ổn định).
            - Thiếu thương: Trị hơi ngược rét run, đầy bụng (Minh Hạ: Có tâm phiền hay ụa), nhổ nước bọt, môi khô, dẫn uống không xuống ừng ực. Bàn tay co, ngón tay đau, rét run, hàm lập cập, hầu kêu.
            - Kinh cừ: Trị ngược nóng rét, lưng ngực đều cấp tức ngực thình thịch (Minh: Giống như thế).
            - Đại chùy, Yêu du: Chữa ôn ngược, hơi ngược (Minh giống thế).
            - Đại trữ: Chữa sốt rét mà đau gáy cổ, không thể cúi ngửa, đau đầu, rét run.
            - Tiền cốc, Phong trì, Thần đạo (xem: Đau đầu), Bách hội: Trị hơi ngược.
            - Thượng tinh: Trị hơi ngược, nóng rét run mồ hôi không ra.
            - Thiên lịch: Chủ phong ngược, mồ hôi không ra (Thiên).
            - Thiếu trạch (Minh nói: Đau đầu, Đồng nói: Nóng rét), Phục lưu, Côn lôn: Chủ sốt rét mồ hôi không ra.
            - Xung dương: Chủ ngược, trước rét rả rích, kéo dài rất lâu sau mới nóng. Hết nóng, mồ hôi mới ra.
            - Nhiên cốc, Côn lôn: Chủ sốt rét nhiều mồ hôi. Giáp nói: Chủ ngược, nhiều mồ hôi, lưng đau không thể cúi ngửa, mắt như lồi ra, gáy đau như dần.
            - Liệt khuyết, Hậu khê, Thiếu trạch, Tiền cốc: Chủ ngược, nóng rét.
            - Thái tuyền, Thái khê, Kinh cừ: Chủ sốt rét, ho nghịch, tim buồn bằn, không nằm được, nóng rét.
            - Đại lăng, Uyển cốt, Dương cốc, Thiếu xung: Chủ ngược làm nóng làm rét.
            - Thiên khu: Chủ ngược, rét run, nóng dữ dội, nói nhảm.
            - Thái xung: Chủ ngược, nóng ít, rét nhiều, Giáp nói: Ngược, buồn bằn, nôn dữ, nóng nhiều, rét ít, muốn đóng cửa mà ở. Hàn quyết chân nóng.
            - Thương khâu: Chủ hòa ngược, đau bụng.
            - Thiếu hải: Chủ ngược, lưng rét run. Giáp nói: Gáy đau, dẫn xuống khuỷu và nách, dẫn đau từ thắt lưng vào bụng dưới, tứ chi không cất nhắc nổi.
            - Dương khê: Chủ ngược rất khổ, rét, ho, nôn ra nước bọt.
            - Lệ đoài, Nội đình: Chủ ngược, không muốn ăn, ớn lạnh.
            - Thiếu thương: Chủ ngược, hàm răng run lập cập.
            - Thương khâu, Thần đình, Thượng tinh, Bách hội, Hoàn cốt, Phong trì, Thần đạo, Dạ môn, Tiền cốc, Quang minh, Chí âm, Đại trữ: Chủ hơi ngược, nhiệt.
            - Âm đô, Thiếu hải, Thương dương, Tam gian, Trung trữ: Chủ ngược mình nóng.
            - Liệt khuyết: Chủ ngược rất nóng.
            - Dương cốc: Chủ ngược, sườn đau, không thở được.
            - Hiệp khê: Chủ ngược, đau chân.
            - Xung dương, Thúc cốt: Chủ ngược, chân duỗi ra, ống chân nhấc lên.
            - Phi dương: Chủ cuồng ngược, đầu váng đau, lên cơn kinh uốn vặn.
            - Ôn lưu: Chủ ngược mặt sưng đỏ.
            - Thiên tỉnh: Chủ ngược, khi ăn vào thì phát, đau tim, buồn rầu không vui.
            - Thiên phủ: Chủ bệnh nhược.
            - Y hi, Chi chính, Tiểu hải: Chủ phong ngược.
            - Tam lý, Hãm cốc, Hiệp khê, Phi dương: Chủ hơi ngược, hụt hơi.
            Đại phụ tử một cái bào chế nhỏ ra, 1.5 lạng gừng, lấy nước tự nhiên của nó, trộn vào vo viên bằng hạt đậu, mỗi ngày 15 viên, uống suốt với rượu vào lúc bụng đói. Tùy già trẻ mà thêm bớt. Khách xuyên chữa sốt rét chỉ vài ba lần uống đều khỏi cả. Họ nói kiêm trị cả Tỳ vị. Bệnh khỏi ở Khương phụ thang. Tôi chép vào đây.
 

Nguồn tin: TƯ SINH KINH - Q3 - LÊ VĂN SỬU dịch.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây