1. ĐAU TIM (Tâm thống bao gồm cả Tim và phần thượng vị, xin lưu ý phân biệt)

Thứ bảy - 28/09/2024 01:48
            - Phàm tâm thực thì trong tim đau dữ dội, hư thì tim buồn bằn sợ sệt cho nên không giám động nặng. Mất tri giác, lấy Nội quan mà chữa.
            - Phàm tự nhiên đau tâm, ra mồ hôi, chích Đại đôn ra máu thì khỏi ngay.
            - Tâm du, Chiên trung, Thông cốc, Cự khuyết, Đại thương, Trung xung: Chủ đau tim, ngắn hơi.
            - Xích trạch: Chủ tim đau như gõ gõ vào. Tim buồn nhộn nhạo, ít hơi, không đủ thở.
            - Nhiên cốc: Chủ tim như lơ lửng, ít hơi, không đủ thở.
            - Tim buồn bằn, đau, khí xông lên, kéo dẫn cả Tiểu trường, cứu Cự khuyết 2 lần 7 = 14 mồi.
            - Thận du, Phục lưu, Đại lăng, Vân môn: Chủ tim đau mà như lơ lửng không đính vào đâu.
            - Giản sử: Chủ tâm lơ lửng như đói.
            - Chi câu, Đại khê, Nhiên cốc: Chủ tim đau như dùi đâm, quá lắm thì tay, chân lạnh đến khớp là chết.
            - Hành gian: Chủ đau tim mà ra bờn bợt, như chết rồi, mùa đông không thở sâu được (Đồng).
            - Cưu vĩ: Chủ tim lạnh, chướng tức, không ăn được, bí thở, nhổ ra máu, quyết, đau tim, hay ụa, tim sa xuống, thở dài.
            - Trung quản: Chủ đau tim, Không thể cúi ngửa (Giáp nói: Mình lạnh, tim đau xông lên mặt, chết ngất không biết gì).
            - Lâm khấp: Chủ ngựa bại, Tim đau, không thể vặn nghiêng (Giáp nói: Không thở được chỗ đau không nhất đnh)
            - Phúc kết (xem: Rốn), Hành gian (xem: Đau bụng): Chủ đau nhói lên tim.
            - Thông lý: Chủ tự nhiên đau buồn ở tim, trong tí nhức nhối, đập nhanh mà thiếu nhịp mở duỗi ra, dưới tim thổn thức (Thiên và Đồng giống nhau).
            - Linh đạo: Chủ đau tim, buồn sợ lẫn lộn. Điên, động kinh.
            - Kiến lý: Chủ đau vùng trên dạ dày đâm lên tim, không muốn ăn (      ), Minh nói: Tim đau mình sưng.
            - Chương môn: Chủ đau tim mà nôn.
            - Đại tuyền: Chủ đau tim, phế chướng, khí ngược lên.
            - Cưu vĩ: Chủ tim lạnh, chướng đầy, không ăn được.
            - Đại đô, Thái bạch: Chủ ỉa dữ dội, đau tâm, bụng chướng, tâm đau dữ nhất.
            - Thượng quản: Chủ đau tâm, tâm đau như cắt, ợ chua.
            - Thiếu xung: Chủ đau tim mà lạnh.
            - Thương khâu: Chủ dưới tim có lạnh đau.
            - Ngực bại, tim đau, lấy Thiên tỉnh, Lâm khấp, hoặc cứu Chiên trung 100 mồi (xem: Ngực bại).
            - Chiên trung, Thiên tỉnh: Chủ tâm ngực đau, tâm bụng có mòi bệnh.
            - Đau tim, cứu Đại thương, Can du (xem: Huyền tích).
            - Tim, ngực, bụng đầy, có hòn đau, cứu Can du.
            - Trung quản: Chủ đau tâm (Đồng, xem: Tâm đầy).
            - Kiến lý: Chủ đau tim (Minh, xem: Khí lên).
            - Cách du: Trị đau tim, bại chung quanh (xem: Huyền tích).
            - Túc Lâm khấp: Trị tim đau, bại xung quanh, chỗ đau không nhất định (xem: Kinh nguyệt).
            - Ngư tế: Chữa tâm bại (Minh, xem: Khí nghịch).
            Người đàn bà họ Kinh, xưa là người hầu, bà ta mắc bệnh liền mấy ngày không ăn được, vì thế mà lại bị đau tâm, tý. Bệnh phát thì công lên giữa bụng, sau đó, tim đau cũng ứng theo đến mức không thể chịu nổi, thì bỏ con gái ở riêng ra, lấy thuốc uống thì càng đau thêm dữ. Nếu như cứu, cứu khắp người không xuể. Bà không sợ, bảo con gái, ở các chỗ đều lấy kim hơ lửa mà chích nhẹ. Không kể là Tim hay bụng, theo chỗ nào đau thì châm. Tức thì muốn khỏi. Thần thay!!
            - Chữa tim bụng lạnh đau theo pháp Ngọc Bão Đỗ (Ngọc âm bụng). Lấy Cát Kim (      ) 4 lạng, sao đến khi ra khói, bỏ vào nửa lạng phèn trắng (bạch phàn), Cát cứng (Cương sa), Phấn mịn (phấn sương) đều nửa đồng cân, mới cho nước lã vào đảo đều hơi ẩm là được. Lấy giấy, dán kín trong cái bọc, khi thấy phát ra nóng, để trùm lên rốn, Khí hải, Thạch quan, Quan nguyên để đại bổ bản nguyên (nguyên khí tận gốc), hoặc để ở chỗ nào lạnh, mồ hôi ở đó ra thì khỏi (Tôi đã từng dùng cho mình, thấy hay). Thuốc đó khô thì không nhiệt, có thể dùng hơn chục lần. Nếu sức thuốc đã hết, lại thêm phèn vào theo như cũ, làm nóng lên.
            Em tôi, được chú tôi truyền cho nhiều thứ, có một phương trong đó chỉ dùng Cát Kim, Bùn, Phèn, công hiệu cũng như htế. Không phải vì Cương sa, phấn sương giá đắt mà không dùng.
            - Ngày xưa, tôi bị tâm bại, phát thì đau, không chịu được, cấp dùng ngay một mảnh gói vào trong đống lửa, đốt cho hồ hồng khắp đều, lấy ra dúng vào mễ thố (Mẻ), rồi lấy ra bọc 2-3 lần giấy, đặt vào chỗ đau, mất dứt. Nếu là lạnh lại càng dễ khỏi. Đó là do ngày xửa ngày xưa truyền lại. Sau xem: “Thiên Kim Phương thấy có nói: “phàm tim bụng lạnh đau, sấy muối nửa bàn là, hoặc phân tằm sấy, đốt gạch đá, hấp bàn là, lấy mức nóng ấm bên trong là dừng, hoặc hấp đất cũng tốt. Thoạt đầu, mới biết, nhà tôi vẫn dùng, thì ra ở Thiên Kim Phương”.
            Một hôm nào đó, Tim đau dữ dội, cấp cứu Trung quản mấy mồi, thấy ở bụng dưới, phía hai bên có khí lạnh từ dưới đi lên đến chỗ cứu thì tan, chỗ cứu đó nó đánh vậy.
            Trong “Bản Sự Phương” chép Vương Tự Hòa bàn về “Tâm tung phi tâm tung” (Tim thổn thức không phải là tim thổn thức), là nói đại lược.
            - Tên gọi Kiến lý, nối ngực, cách và giữa 2 vú, hư mà có đàm thì động, là theo việc gặp phát một Trận nhiệt là gọi như thế. Xét như là đúng cứu Kiến lý thì không phải chỉ có Trung quản là yếu huyệt.
            - Linh đạo: Trị đau tim, nhổ ra máu kèm theo sợ hãi, điên cuồng, động kinh, khuỷu tay co, mất tiếng rất nhanh không nói được.
            - Hiệp bạch: Trị đau tim, nôn khan, phiền, đầy tức.
            - Cực tuyền: Trị đau tim, nôn khan.
            - Thái uyên: Trị đau tim, nhổ ra máu, rét run, họng khô, nói nhảm, miệng giãn ra.
            - Âm khích (xem: Quặn bụng, Hoắc loạn), Trung xung: Trị đau tim, đầy tức, lưỡi cứng.
            - Quyết âm du (xem: Ho ngược lên), Thần môn (xem: Phiền tâm).
            - Lâm khấp: Trị đau tim (xem: Kinh nguyệt).
            - Ngận giao: Trị mặt đỏ, tâm phiền đau.
            - Thiên tỉnh: Trị ngực đau (xem: : Khí lên).
            - Hạ quản: Trị tim đau không thể chịu được.
            - Ngoại lăng: Trị tim như lơ lửng mà đau ở phía dưới (xem: Chướng bụng).
            - Đại lăng, Thượng quản: Trị đau tim không chịu nổi (Minh nói: Không thể nằm được).
            - Chương môn: Trị thở xuyến mà đau tim (xem: Sôi ruột)
            - Dũng tuyền, Kiến lý: Trị đau phía dưới tim không muốn ăn (Hứa nói: Tim đau là có dãi, nên châm Kiến lý).
            - U môn: Trị con gái đau tim, khí ngược lên, hay mửa, ăn không xuống.
            - Kỳ môn: Chữa các bệnh sau khi đẻ gây ra. Ăn không xuống, ngực đau, tâm đau như cắt, hay ợ.
            - Cự khuyết: Chữa gộp mấy loại đau tim, đau lạnh, giun đũa gây ra đau tim, bụng to độc hại, hoắc loạn bất tính (Minh) Đồng nói: Trị giun đũa đau tim, bụng to độc hại.
            - Trung quản: Trị tim (      ) Không ăn được, phản vị, nôn nao, đau tim.
            - Khúc trạch (xem: Nhổ ra máu), Đốc du (xem: Đau bụng), Cách du (xem: Đàm ẩm): Chữa đau tim.
            - Dũng tuyền: Chữa đau tim không muốn ăn.
            - Thiếu xung: Chữa đau đúng chỗ tim.
            - Tâm du: Chữa nóng rét, tim đau, đau dẫn sang phía lưng, ngực đầy tức, ho hắng không thở được, phiền tâm, nhiều nước dãi.
            - Cự khuyết: Chữa đau tim không thể chịu được, nôn ra máu, phiền trong tim .
            - Trương Trọng Văn: Chữa tự nhiên tim đau không thể chịu được, nôn ra nước chua lạnh và nguyên tàng khí (hơi vốn chứa ở trong). Cứu ở giữa nếp ngang trong của ngón tay cái, ngón thứ 2 chân, đều 1 mồi, mồi như hạt lúa, khói ngay.
            - Tim hối hận, nủng nủng (      ) đau lâm râm phiền nghịch. Cứu Tâm du 100 mồi (Thiên).
            - Tim đau như dao, dìu đâm, khí kết, cứu Cách du 7 mồi.
            - Tim đau khí lạnh lên, cứu Long hàm 100 mồi (Ở đầu Cưu vĩ lên trên 1.5 thốn) không được châm.
            - Tim đau, ác khí lên sườn đau gấp, cứu Thông cốc 50 mồi (Tại dưới trốn 2 thốn) (?).
            - Tim đau thắt lại mạnh mẽ, dứt khí nhanh chóng, muốn chết, cứu Thần phủ 100 mồi, ở chính giữa xương đuôi câu (Cưu vĩ).
            - Tim đau, ác phong mạnh mẽ, cứu Cự khuyết 100 mồi.
            - Tim đau, phiền khí kết rắn chắc, cứu Thái dương 100 mồi.
            - Tim đau, cứu nếp ngang cổ tay ba lần 7 = 21 mồi, lại cứu chỗ thịt trắng rõ ở một Hồ khẩu 7 mồi (Thiên).
            - Tim rắn đau, trước hết Kinh cốt, Côn lôn, châm mà không dứt lấy Nhiên cốc.
            - Vị tâm (giữa vùng dạ dầy) đau, lấy Đại đô, Thái bạch.
            - Tỳ tâm (giữa tỳ) đau, lấy Nhiên cốc, Thái khê.
            - Can tâm (giữa can) đau, lấy Hành gian, Thái xung.
            - Phế tâm (giữa tâm) đau, lấy Ngư tế, Thái uyên.
            - Tim đau không thể sờ ấn vào được, bứt dứt trong tim, lấy Cự khuyết.
            - Tim đau có 3 thứ giun, nhiều nước dãi, không vặn nghiêng được, lấy Thượng quản.
            - Tim đau, mình lạnh, khó cúi ngửa, tim sa, xông ra mạnhmẽ, chết bất tỉnh, Trung quản chủ trị.
            - Tim đau như dìu, kim đâm, lấy Nhiên cốc, Thái khê.
            - Trong giữa bụng tự nhiên đau, lấy Thạch môn.
            - Hành gian, Âm khích: Chủ đau tim (xem: Kinh).
            - Giản sử: Trị tự nhiên đau tim, thường lên cơn kinh, mất tiếng không nói được, trong họng như mắt hóc xương cá (Đồng).
            - Khúc trạch: Trị đau tim, hay lên cơn co giật.
            - Khích môn: Trị đau tim, chảy máu cam, nôn ọe, sợ sệt, co giật, thần khí không đủ.
            - Thiên tuyền: Trị bệnh tim, sườn, ngực đầy tức, ho ngược lên ngực bả vai, cạnh trong cánh tay đau.
            - Thái khê: Trị sốt rét lâu ngày, ho ngược lên, tim đau như dìu đâm, chân tay lạnh đến khớp, thở xuyễn, chết ngất.
            Đau tim có 9 loại, như tâm tỳ đau, không phải là đau tim đâu. Đúng là đau tim thì chiều phát đêm chết, đêm phát chiều chết. Như nạn kinh sớ đã chép rồi. Nhưng bệnh đó cũng có lý do: Sản luận thường nói là Sản hậu đau tim, nếu nhầm thì có thể làm hại khi: Chữa, là hư cực độ mà tâm lạc rất hàn chuyển vào chính kinh của tâm, mới đúng đau tim. Đó là một thuyết Vụ Thần Hạ Cơ, giận Tử Phản nói rằng: Tôi sẽ làm cho các anh mất hết khí lực, mạng chạy đi mà chết. Tử Phản vì thế mà một năm 7 lần mạng chạy đi (      ). Do gặp bệnh tim rất tự nhiên, thì cũng tại là do dụng tâm mà thành bệnh (bị ám thị). Như vậy là tại sao? Bình thường nên giữa gìn cái tâm, làn cho bình yên, bệnh tự nó không thành, sau đó lại thường uống Trấn linh đơn để bổ dưỡng cũng được. Nếu như bệnh muốn làm thành mà phải dùng đến châm cứu, bắt buộc phải thế cũng chỉ là thế mà thôi.
 

Nguồn tin: TƯ SINH KINH - Q4 - LÊ VĂN SỬU dịch.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây