HÀM LƯỢNG VÀ TÍNH DƯỢC TRONG THUỐC ĐÔNG Y
Đào Xuân Vũ
2024-12-12T06:03:26-05:00
2024-12-12T06:03:26-05:00
https://dongyhc.vn/nukeviet/vi/dong-y-hc/goc-nhin-hc/ham-luong-va-tinh-duoc-trong-dong-y-837.html
/nukeviet/themes/default/images/no_image.gif
Thuoc dong y
https://dongyhc.vn/nukeviet/uploads/logohc3-2.jpg
Thứ ba - 21/05/2024 03:42
Khi sử dụng thuốc đông dược, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, người dùng phải đặc biệt chú ý 3 điều :
1.Khi có bệnh, khi ăn uống hằng ngày cần lưu ý : KIÊNG – CẤM ( sẽ trích bài riêng )
2.Khi phối các vị thuốc thành bài thuốc để trị bệnh, đặc biệt lưu ý: KỴ
-Khi phối hợp các dược liệu mà gây ra các tác dụng phụ độc hại thì gọi là PHẢN NHAU.
-Nếu phối hợp làm giảm hoặc mất hiệu lực của nhau thì gọi là GHÉT NHAU.
Các vị thuốc phản nhau và ghét nhau đều phải tránh khi phối ngũ. Người xưa đã làm bài ca 18 vị phản nhau và 19 vị SỢ NHAU để dễ nhớ ( sẽ trích bài riêng)
3.Được coi là thuốc đông y, dùng được trong trị bệnh, vị thuốc đem dùng buộc phải đồng bộ "Hàm lượng" và đặc biệt là "Tính dược":
-Hàm lượng là số lượng chủ dược nằm trong vị thuốc. Hàm lượng thường được sử dụng làm đại diện để đặt tên cho vị thuốc đó. Hàm lượng chủ dược bao nhiêu sẽ quyết định mục tiêu mà người sử dụng hướng tới .
Ví dụ :
+ Được đặt tên là "Cao Hổ cốt" khi và chỉ khi hàm lượng chất cao từ xương hổ phải đạt trên 50%.
+ Nếu hàm lượng chất cao từ xương hổ từ 50% - 70%, thực chất "Cao Hổ cốt" này chỉ là thực phẩm bổ dưỡng, chỉ được dùng để bồi bổ cơ thể phòng bệnh mới phát sinh, bảo dưỡng sau trị liệu ngừa bệnh cũ tái phát là đúng phạm vi .
+Nếu hàm lượng chất cao từ xương hổ từ 75% -90% ( 5 hổ +1 sơn dương), Cao Hổ cốt này mới đạt chuẩn thuốc và được Thầy thuốc chỉ định trong điều trị bệnh. Hiệu dụng sử dụng đúng như các sách cổ phương đã ghi.
-Tính dược là tập hợp các yếu tố đảm bảo tính năng dược lý ( chất chủ , vi chất , hoạt chất, khoáng chất ...) của vị thuốc . Nó phụ thuộc :
+Nguồn gốc:
Tự nhiên: Hoang dã, hay bán hoang dã …
Nhân tạo: Giống ( thuần chủng, lai tạo , nuôi cấy mô, biến đổi gen.. ); Nuôi trồng ( Khoanh vùng hay tập trung; hữu cơ hay an toàn; hay sử dụng phân bón hóa học, phun thuốc tăng trưởng, thuốc kích ghép rễ … )
+Sơ chế: Tuổi thu hoạch; thời điểm khai thác; phân loại bảo quản sau thu hoạch ...
+Bào chế:Vệ sinh dược liệu, kỹ thuật chế biến, quy trình sao tẩm …
+Bảo quản sản phẩm: Nhiệt độ, độ ẩm, bao bì, điều kiện sát khuẩn …
-Thực tế cho thấy: Tình trạng ngộ độc thuốc đông dược sảy ra ngày càng nhiều, lỗi rất lớn là do Thầy thuốc... cẩu thả khi chỉ định; Người dùng... dễ tính, cả tin …chưa tìm hiểu kỹ, bỏ qua một trong các yếu tố nêu trên... dẫn tới hậu quả, là do sử dụng không ít loại sản phẩm mà “ Nhìn zậy...mà... không phải ...zậy”!
Nguồn tin: Đông y HC tổng hợp