ĐÔNG Y – MÔ HÌNH VÀ THÁCH THỨC
Đào Xuân Vũ
2025-04-18T00:34:57-04:00
2025-04-18T00:34:57-04:00
https://dongyhc.vn/nukeviet/vi/dong-y-hc/goc-nhin-hc/dong-y-mo-hinh-va-thach-thuc-1031.html
/nukeviet/themes/default/images/no_image.gif
Thuoc dong y
https://dongyhc.vn/nukeviet/uploads/logohc3-2.jpg
Thứ sáu - 31/01/2025 00:47
1. MÔ HÌNH ĐÔNG Y TRUYỀN THỐNG :
- Đặc điểm :
+ Ra đời lâu, tồn tại bền bỉ nhưng ngày càng mai một .
+Kinh nghiệm là thế mạnh.
+Trị liệu bằng thuốc: Chủ yếu dựa vào một vài bài thuốc gia truyền, nghiệm phương của cá nhân hay dòng tộc… gặp ai cũng cho sử dụng, khỏi thì cho là hợp, không khỏi lại đổ cho người bệnh không hợp.
-Hạn chế :
+Thiếu minh chứng khoa học, thiếu thống kê kiểm chứng.
+Hạn chế trong giữ bản quyền, hay bị đánh cắp.
+Nguy hiểm trong nguồn nguyên liệu: Hẹp về số lượng và kém về chất lượng ( tồn dư hóa chất và kim loại nặng …), thiếu điều kiện bảo quản ( tẩm diêm sinh, nấm mốc …) dẫn tới hiệu quả trị liệu ngày càng giảm và rất dễ gây ngộ độc cho người tiêu dùng.
+Rủi do rất cao khi khách hàng mang thuốc đi kiểm nghiệm nấm mốc, diêm sinh , kim loại nặng … .
+Người theo học tiếp thu được rất ít do phải đối mặt với đặc tính “buộc phải dấu nghề” để giữ bản quyền của Thầy.
2.MÔ HÌNH ĐÔNG –TÂY Y… “KẾT HỢP”:
(Một giấc mơ mà cả nhân loại tiến bộ… còn đang chuẩn bị ...hướng tới ! )
2.1.Kiến thức cơ bản:
-Kết hợp là gì?: Kết hợp = Bổ sung, gắn kết .
-Tại sao phải kết hợp? Kết hợp để làm gì?: Để giảm thuốc, để giảm bệnh, để giảm tác dụng phụ, để giảm chi phí cho người bênh…( VD kết hợp luyện tập, kết hợp dinh dưỡng …)
-Điều kiện để có kết hợp:
+ Tôn trọng thế mạnh của nhau trong điều trị .
+ Minh chứng lâm sàng… đủ… để hai bên thừa nhận thế mạnh của nhau.
+Định vị được hạn chế hiện tồn mà đối tượng kết hợp chiếm ưu thế khi khắc phục.
- Yêu cầu bắt buộc khi kết hợp :
+Thống nhất tuân thủ đúng nguyên tắc khi kết hợp.
+Thống nhất thực thi đúng quy trình khi trị liệu.
+Thống nhất vận dụng đúng quy luật khi vận dụng.
+Người chỉ định và thực thi kỹ thuật kết hợp phải được đào tạo bài bản và huấn luyện công phu.
2.2.Hiện trạng:
-Hiện các nước tiên tiến, các bác sỹ mới chỉ từng bước chỉ định sử dụng “Kết hợp ngành” trong chữa trị một số nhóm bệnh cụ thể.
VD: Với nhóm bệnh Ung thư, bệnh Trầm cảm cần sự kết hợp nhiều ngành trị liệu. Khi đó chuyên gia thuộc các ngành này phải làm việc nhóm với nhau để cùng tham gia trị liệu sao cho an toàn và hiệu quả cho người bệnh ( Hóa trị, Xạ trị…Tâm lý, Tâm thần… Dinh dưỡng, Đông dược bổ dưỡng … , Thiền , Yoga…..PHCN, Cơ trị liệu, Điểm huyệt trị liệu , Châm, Cứu …).
- Mô hình ở ta :
+Ra đời từ những năm 50 thế kỷ XX
+Điều trị từ thuốc: Phần lớn bài chữa là các vị thuốc đông y pha trộn lẫn tân dược – Không hề có số liệu thống kê hiệu quả lâm sàng, thiếu dẫn chứng khoa học và bằng chứng y khoa.
+Điều trị không thuốc: Vay mượn, phối tùy tiện và nửa vời các thủ thuật của các chuyên ngành khác của Tây y như :
.Điện châm ( Điện trị liệu dùng cực là kim): Cài kim vào vùng có huyệt rồi mắc xung điện ( trong khi yêu cầu cơ bản của châm là phải châm chính xác huyệt vị; xung điện với cường độ và tần xuất thế nào phải do bác sỹ điện trị liệu ra chỉ định và chịu trách nhiệm)...
.Từ châm, Laze châm: Laze là một dạng năng lượng đưa vào bên trong để diệt một phần mô tế bào, làm tổn thương một cách có kiểm soát tế bào. Khi sử dụng trong y học phải do các bác sỹ được đào tạo bài bản chỉ định, kiểm soát...
.Chiếu đèn hồng ngoại: Tia hồng ngoại thuộc lĩnh vực trị liệu bằng ánh sáng. Khi chữa trị phải có sự kiểm soát hoàn toàn: Cường độ bao nhiêu? Bước sóng thế nào ? Thời gian bao lâu ?. Ví như khi trị liệu ánh sáng hồng ngoại với bệnh da liễu, khi chiếu 10’ thì kích thích tái tạo tế bào, chiếu quá 10’ gây hại ( bỏng da, viêm da, sạm da, suy giảm độ ẩm, giảm sản suất collagen, tăng nguy cơ ung thư da…)...
Còn nếu chiếu để thay cứu thì lại là đại họa vì trong đông y, có một số huyệt vị chỉ cách nhau chừng nửa thốn mà huyệt này được cứu, huyệt kia cấm cứu; huyệt này được châm, huyệt kia cấm châm... Thế mà hiện tại thấy phổ biến vừa điện châm, vừa chiếu đèn thì không biết điều gì sẽ sảy ra với người bệnh, cho dù ban đầu họ cảm thấy “ Dễ chịu”...
.Thủy châm: Tiêm vào huyệt vị. Huyệt vị là gì?, cho tới giờ giới khoa học đều thừa nhận nó hiện hữu nhưng chưa rõ được cấu tạo vật chất?. Lấy được chính xác từng huyệt để châm sao cho hiệu quả như kinh điển của đông y... đã rất khó... rồi lại tiêm vào? Nhỡ chẳng may tiêm chính xác vào huyệt thì không biết chuyện gì sẽ sảy ra ???, chưa tính tới tiêm cái gì vào đó lại phải do bác sỹ chuyên khoa Tây y chỉ định và chịu trách nhiệm? ...
. Chôn chỉ : "Cấy chỉ Đông y (còn gọi là luồn chỉ, chôn chỉ, vùi chỉ, xuyên chỉ, thắt buộc chỉ) là một phương pháp châm cứu kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại, dùng chỉ phẫu thuật cấy vào trong các huyệt vị châm cứu tạo nên sự kích thích liên tục và lâu dài nhằm đạt mục đích phòng bệnh, hỗ trợ điều trị và chữa bệnh"
Trong khi nguyên tắc bắt buộc của thủ pháp châm là bổ, hoặc tả; cho dù bệnh cấp hay mãn thì bổ hay tả đều có liều và lượng. Thế mà BỔ “kích thích liên tục và lâu dài” hoặc TẢ “kích thích liên tục và lâu dài” trên một huyệt vị thì quy luật thái quá và bất cập trong đông y sẽ ứng nghiệm, chẳng biết điều gì sẽ sảy ra ???
- Các kỹ thuật mới ra đời liên tục, chưa đủ kiểm chứng y khoa đã được đem trị liệu trên người bệnh. Người làm chủ yếu thổi phồng hiệu quả để dẫn dụ bệnh nhân vào mê cung kỹ thuật, hết đi từ hết kỹ thuật này đến kỹ thuật khác; Lấy việc vận dụng số lượng kỹ thuật nhằm lấy lòng tin và tính phí người bệnh.
-Trị liệu giảm đau là chính, bất chấp cái đau đó là " đau lợi hay đau hại".
-Thầy thuốc khi hành nghề phải chịu áp lực tâm lý buộc phải tạo ra sự khác biệt, phải cố thể hiện cho khách thấy cái mình vận dụng vừa hơn Đông y truyền thống vừa phải hơn Tây y hiện thời nên thường bỏ qua tính khoa học, minh chứng và kiểm chứng y khoa .
-Nguy hại :
+Bệnh nhân khỏi bệnh không biết thực chất mình khỏi nhờ cái gì ? Khi biến chứng không biết do đâu?
+Khi thất bại thì Thầy thuốc thường lẩn tránh trách nhiệm bằng đổ lỗi lung tung; Người bệnh cũng lại" vái lạy tứ phương" thay thầy, đổi thuốc .
+Không kiểm soát được phản ứng phụ do thuốc bị pha trộn.
+Không lường trước được hậu quả sau này khi các kỹ thuật chưa đủ kiểm chứng.
-Nghề y là nghề động đến tính mạng con người, mục tiêu đầu tiên của thầy thuốc là " Không làm hại người bênh". Nếu người làm nghề chưa được đào tạo bài bản và huấn luyện công phu đã vội đem những kỹ thuật "mới, lạ..." lên người bệnh khi còn thiếu trong nghiên cứu khoa học và chưa đủ trong bằng chứng trong thực nghiệm y khoa thì thật là ..." đáng sợ".
=> Khó nâng tầm, không thể... vươn xa !
3.ĐÒI HỎI CỦA THỜI ĐẠI – NGÀNH ĐÔNG Y CHUYÊN NGHIỆP
-Bối cảnh: Thế giới phẳng; khủng hoảng liên tục, hằng ngày, sảy ra bất kỳ.
+Thế gới của hàm số: Tư duy theo hàm, hành động theo hàm, huấn luyện theo hàm, ứng xử theo hàm, chữa bệnh theo hàm ( Thần, Khí, Tinh) , …
+Thế giới của làm việc nhóm: Làm một mình là chết, muốn tồn tại buộc phải nằm trong hệ sinh thái, phải tham gia hiệp hội …
+Thế giới của cá nhân phải tự minh chứng và khách hàng kiểm chứng 360 độ.
+Thế giới của cạnh tranh, cạnh tranh khốc liệt .
+Thế giới của kinh tế tri thức ( hàm lượng chất xám trong công việc rất cao, chia sẻ kiến thức nền cho khách hàng , … )
-Trị bệnh phải theo hàm số ( hiệu quả )- không theo biến số ( kết quả). Muốn trị bệnh có HIỆU QUẢ đòi hỏi :
+ Người bệnh: Phải THÔNG MINH để lựa chỗ khám, chọn chỗ chữa.
+ Kỹ thuật viên: Phải THẬT tay nghề, được minh chứng bằng "HỒ SƠ SÁT HẠCH THỰC HÀNH". Khi trị liệu không thuốc phải đúng quy trình, chuẩn kỹ thuật (trúng huyệt - đủ lực- đúng liều...).
+ Hội đồng chuyên môn: Phải CHUẨN biện chứng ( khoa học, minh chứng thực tiễn và kiểm chứng lâm sàng, không cảm tính, không thổi, không bầy đàn…). Khi trị liệu dùng thuốc phải đúng liều- đúng lượng- đúng giờ.
+ Hệ thống giám sát thực thi (KCS): Phải thật GẮT GAO.
+ Kỹ thuật trị liệu phải thuần đông y như: Châm thuần tay, không dùng máy...; Điểm huyệt thuần tay, không bôi dầu, không xoa rượu thuốc...; Cứu- Hơ ngải đúng huyệt vị, không phạm cấm kỵ...
+ Thuốc sử dụng phải đảm bảo hàm lượng và tính dược thuần đông y, không chất bảo quản không trộn tân dược.
*Thực trạng cho thấy: Từng chuyên khoa thuộc Đông y hay Tây y mới chỉ hợp tác từng phần ở tầm “HỖ TRỢ ” có kiểm soát với những mức độ và phạm vi nhất định. Ví như người bệnh sau hóa trị , xạ trị gây thiếu máu: Giải pháp của Tây y là truyền máu – còn Đông y có thể hỗ trợ thiếu máu bằng uống Mật Nhung ( vừa giảm thiểu truyền máu , vừa tránh rủi do, vừa kiết kiệm chi phí …..)
Nguồn tin: VLV- Đông y HC.