KINH NGHIỆM DÙNG HUYỆT THIÊN ỨNG

Thứ hai - 03/06/2024 23:41
Huyệt Thiên ứng là điểm đau nhất ở điểm đau trên bệnh nhân , nó có thể ở trên đường kinh hay ngoài đường kinh .
Nội kinh nói “lấy chỗ đau làm huyệt”. Nó nói lên một trạng thái không bình thường , một cảm giác khó chịu trong cơ thể , trạng thái này , cảm giác này có thể do rối loạn cơ năng hoặc tổn thương thực thể cấp hay mãn . Huyệt Thiên ứng càng nhạy cảm thì trạng thái không bình thường do nó phản ảnh càng cấp và càng nặng bấy nhiêu.
Trong quá trình diễn tiến của bệnh , khi bệnh nhẹ đi , nắn vào huyệt Thiên ứng cũng ít nhạy cảm và khi lành bệnh huyệt này cũng không còn nhạy cảm nữa .
Vì vậy có thể nói huyệt Thiên ứng là nơi mà bệnh tật hoặc trạng thái không bình thường tập trung thể hiện ra ngoài và cũng đồng thời là “ mục tiêu” của bệnh, người thầy thuốc có thể tấn công vào bệnh tật hoặc trạng thái không bình thường để điều chỉnh lại .
Dùng Thiên ứng huyệt còn để chẩn đoán bệnh: Thí dụ ấn ngón tay vào điểm Thiên ứng bệnh nhân thấy dễ chịu tức là chứng hư các phương huyệt đều phải bổ - Nếu ấn vào điểm thiên ứng mà bệnh nhân thấy đau nhói hơn lên là bệnh thuộc thực các phương huyệt đều phải tả ( châm và cứu đều tả cả) sờ trên huyệt nóng thì châm , lạnh thì cứu .
Khi chữa bệnh , châm cứu vào huyệt này trước , dẫn khí cho khắp nơi có bệnh rồi mới lần lượt châm cứu đến các huyệt khác trong phương để các huyệt này tập trung tác dụng theo hướng Thiên ứng huyệt đã chỉ điểm “ mục tiêu” để chữa bệnh được nhanh nó là cách chữa bệnh gồm cả tiêu và bản.
Nếu chỉ châm phương huyệt mà không châm Thiên ứng thì bệnh chậm kết quả, mà châm Thiên ứng trước , theo cách đã nói ở trên, thấy bệnh chóng khỏi hơn và kết quả châm cứu được duy trì lâu dài.
Huyệt Thiên ứng không nhất thiết chỉ phản ánh tình trạng của khu vực kinh lạc tuần hành qua mà còn chỉ điểm cho trạng thái toàn thân, cho nên đừng nhầm lẫn dùng huyệt Thiên ứng với dùng huyệt cục bộ hay lân cận mà bỏ Thiên ứng .
Nhưng phải biết tìm huyệt Thiên ứng ; phải chọn điểm trung tâm của vùng nhạy cảm , tức là điểm khi sờ nắn vào bệnh nhân đau nhất và có cảm giác khác thường nhất.
Châm đúng vào đây khi rút kim ra , bệnh nhân sẽ dễ chịu ngay. Nếu có hai điểm tương đương về cường độ đau và nhức khó chịu, cả hai đều được coi là Thiên ứng huyệt và châm cứu cả hai . Chú ý , phải chọn đúng được vùng trung tâm nhạy cảm mới đúng là Thiên ứng huyệt .
 

Nguồn tin: ( Châm cứu thực hành ; LY Nguyễn Hữu Hách , BS Bùi Quang Hiền ; NXBYH 1971; tr 36-38)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây