10.ÂM CỐC:陰谷(Cái hang ở mặt âm, cái hang chìm; huyệt Hợp, Thủy)
- Vị trí: Khi ngồi ngay co gối vuông góc, thấy có hố lõm ở đầu nếp gấp khuỷu phía trong, lấy huyệt ở giữa hai gân. Chỗ đó là mạch túc thiếu âm nhập, là Hợp, Thủy.( Trong hố khoeo trong giữa các gân của cơ bán màng và cơ bám gân ở mức khớpgối.Cách xác định: Khi đầu gối gập dưới 90°, yêu cầu bệnh nhân ấn gót chân xuống đất, khiến haigân nhô ra ở vùng giữa của hố khoeo. Huyệt Âm cốc (Ni/KID 10) nằm - nhìn từ phía trong - ở phía trước (phía trước) của gân nổi bật nhất của cơ bán gân và phía sau (mặt lưng) của gân ít nổi bật hơn của cơ bán màng trong một khe hẹp.Huyệt Uỷ trung (Bl 40) ngang tầm ở giữa phía sau đầu gối). - Cách châm cứu: Châm đứng 1 – 2 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’. - Chủ trị: Đau đầu gối; bụng dưới chướng đau; bệnh bộ máy sinh dục; bệnh bộ máy tiết niệu; lưỡi chùng ra mà xuống nước dãi; phiền nghịch; âm vật mềm teo; cạnh trong đùi đau; đàn bà ra máu nhỏ giọt không dứt; nước đái vàng; con trai như cổ, con gái như chửa.