7.PHỤC LƯU:復溜(Phục hồi sự chảy- huyệt Kinh, Kim; có tên là Xương dương – Phục bạch)
- Vị trí: Thẳng huyệt Thái khê lên 2 thốn, chỗ mạch Túc thiếu âm thận hành, là Kinh, Kim, thận hư bổ ở đó.( Trên huyệt Thái khê (Ni/KID 3) 2 thốn, ở mép trước gân Achilles.Cách xác định: Đầu tiên, tìm vị trí của huyệt Thái khê (Ni/KID 3) ở giữa đỉnh của mắt cá trong ở vùng hõm giữa mắt cá và gân Achilles. Từ huyệt Thái khê (Ni/KID 3), đo lên 2 thốn về phía khớp gối và xác định vị trí huyệt Phục lưu (Ni/KID 7) trong hõm ở bờ trước gân Achilles.Cùng mức nhưng nằm ở phía trong nhiều hơn là huyệt Giao tín (Ni/KID 8) trên mắt cá trong 2 thốn ở bờ sau của xương chày). - Cách châm cứu: Châm đứng 1- 1,5 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’. - Chủ trị: Viêm thận; viêm trứng dái; mồ hôi trộm; đau lưng; ỉa chảy; công năng tính tử cung xuất huyết; viêm đường tiết niệu; khí hư quá nhiều; phù thũng, bụng chướng; ỉa ra máu mủ; không có mồ hôi; sốt rét; điên cuồng; có tích ở trong ruột; mắt nhìn mờ mờ; hay giận; lắm lời; lưỡi khô; vị nhiệt; giun quậy ra nước dãi, chân yếu mềm đi lại không được gọn; ống chân lạnh không tự nóng; trong bụng kêu như sấm; tứ chi sưng; năm loại bệnh thủy (xanh, đỏ, vàng, trắng, đen), xanh thì lấy Tỉnh, đỏ lấy Vinh, vàng lấy Du, trắng lấy Kinh, đen lấy Hợp; huyết trĩ; ỉa chảy hậu trong; ngũ lâm, huyết lâm, đái như tóe lửa; xương nóng rét; mồ hôi ra không dứt; răng sâu; mạch nhỏ xíu không thấy hoặc có lúc không thấy mạch; suy thận. - Tác dụng phối hợp: với Thủy phân, Thận du, Trúc tân, Túc tam lý, Ế minh trị gan xơ hóa; với Thái xung, Hội âm trị ỉa ra máu; với Tê trung trị thủy thũng, khí chướng mãn.