Hội thảo khoa học 10.6.2010 tại Cao bằng

Thứ hai - 13/05/2024 06:22
TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHOẺ VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG HOA VIỆT
***
Báo cáo tham luận
PHÁT TRIỂN CÂY THẤT DIỆP ĐỞM THÀNH DƯỢC LIỆU HỮU CƠ Ở VIỆT NAM
 
Ths Vũ Văn Hách
 Lương y Đào Xuân Vũ
Dược phẩm hữu cơ (organic food) được hiểu một cách chính xác là dược phẩm được nuôi (trồng) bằng chất hữu cơ. Dòng sản phẩm này là kết quả của một quá trình nuôi (trồng) mà không dùng (hoặc dùng rất ít) các loại phân bón tổng hợp, thuốc trừ sâu bọ, chất điều chỉnh sự tăng trưởng… Dược phẩm hữu cơ có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, chúng an toàn hơn với sức khỏe của con người. Do vậy, xu hướng của thế kỷ 21 là sử dụng các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc kết hợp với thực phẩm chức năng và thực phẩm hữu cơ.
Thất diệp đởm là một dược liệu đầu vị quý được ghi trong sách cổ ’’Nông chính toàn thư hạch chú’’ quyển hạ năm 1639. Từ xa x­ưa đ­uợc sử dụng cho vua chúa để tăng sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ và làm đẹp. Các nghiên cứu về Thất diệp đởm đ­ược thực hiện nhiều ở Trung Quốc, Mỹ, Đức, Italia...Ở Việt Nam, Cây thất diệp đởm đầu tiên được GS.TS Phạm Thanh Kỳ - trường Đại học Dược Hà Nội phát hiện thấy ở Việt Nam năm 1997 tại núi Phanxipang - Lào Cai và một số vùng núi thuộc tỉnh Cao Bằng. Kết quả nghiên cứu về Thất diệp đởm cho thấy:
Thất diệp đởm chứa 100 loại Gypenosid, trong đó có 4 loại giống với Nhân sâm Triều Tiên và 11 loại tương tự. Ngoài ra còn có nhiều acid amin, các nguyên tố vi lượng và các vitamin; Có chứa nhiều Flavonoid, chất có tác dụng sinh học cao và chống lão hóa mạnh; Chứa nhiều acid amin tan trong nước, nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng như Zn, Fe, Se.... 
Trên cơ sở các mẫu Thất diệp đởm do KS Nguyễn Văn Nhân cung cấp được lấy chủ yếu từ xã Phúc Sen-Quảng hoà Cao bằng, Trung tâm chăm sóc sức khoẻ và phục hồi chức năng Hoa việt đã bào chế, sử dụng phương pháp "Đo nhiệt độ kinh lạc" do cố lương Y Lê Văn Sửu sáng lập để đánh giá tác dụng làm thay đổi hoạt động một số công năng tạng phủ trong cơ thể và cảm nhận từ phía khách hàng trước và sau khi dùng sản phẩm, tối thiểu là 10 ngày, lượng dùng từ 3-6gr sản phẩm/ngày (các xét nghiệm khác chúng tôi đang tiến hành tổng kết)
Phạm vi chữa bệnh của Thất diệp đởm khá rộng:
- Làm hạ mỡ máu, nhất là giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, chống huyết khối và bình ổn huyết áp, phòng ngừa các biến chứng tim mạch, não.
- Chống lão hoá, giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp tăng lực mạnh, tăng khả năng làm việc.
- Tăng cư­ờng hệ miễn dịch, ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của khối u.
- Giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc, tăng cường máu lên não, ngăn ngừa chứng lú lẫn ở ngư­ời già. 
- Rất tốt cho tế bào gan, tăng c­ường chức năng giải độc của gan,
- Điều chỉnh rối loạn chuyển hoá mỡ nên làm giảm béo tốt, nhất là béo bụng, đùi...
Với tác dụng đa diện trong chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ như vâỵ, nhu cầu sử dụng Thất diệp đởm trong chữa bệnh và hỗ trợ điều trị là rất lớn. Song hiện nay, nguồn dược liệu này ở nước ta chủ yếu còn khai thác từ thiên nhiên với nguồn cung đang ngày càng khan hiếm. Số  lượng sản phẩm thuốc và thực phẩm chức năng bào chế từ Thất diệp đởm trên thị trường hiện nay ngày càng tăng tất yếu đòi hỏi chúng ta không thể phụ thuộc vào nguồn cung cấp tự nhiên. Nhân rộng diện tích và tăng năng suất cây trồng là một yêu cầu đang đặt ra hiện nay. Khả năng tích hợp vi chất và hoạt chất trong dược liệu nói chung và Thất diệp đởm nói riêng phụ thuộc vào các chỉ số như thổ nhưỡng, độ cao và khí hậu. Cây Thất diệp đởm thiên nhiên sống ở độ cao trên 600m, Độ ẩm trên 75% năm; Nhiệt độ trung bình thấp. Điều kiện sống của Thất diệp đởm là một trong những yếu tố quyết định tính năng dược liệu của cây. Do vậy, nuôi trồng và khai thác Thất diệp đởm hiện nay cần hướng đến đảm bảo vừa phát triển diện tích nuôi trồng, nâng cao sản lượng Thất diệp đởm để đảm bảo nhu cầu khai thác, đồng thời vừa phải đảm bảo cây Thất diệp đởm giữ được tính năng ưu trội của nó và đáp ứng được xu thế sử dụng dược liệu sạch, dược liệu hữu cơ trong chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ con người. Một số nhà khoa học tâm huyết với dược liệu thiên nhiên, với Thất diệp đởm đang cố gắng nhân giống cây thuốc quý này song còn gặp phải một số khó khăn nhất định khi vừa tăng năng suất cây trồng đáp ứng yêu cầu sử dụng vừa phải đảm bảo yêu cầu dược liệu sạch, dược liệu an toàn. Hiện nay, phát triển cây trồng bằng phương pháp hữu cơ đã được nghiên cứu thành công ở Việt Nam. Cây trồng sử dụng chế phẩm sinh học làm phân bón cho năng suất cao, phù hợp với mọi điều kiện về thổ nhưỡng, khí hậu và độ ẩm. Chế phẩm sinh học có chứa các loài vi sinh vật có ích bao gồm vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn được sử dụng để làm phân bón. Trong số đó quan trọng là các nhóm vi sinh vật cố định đạm, hoà tan lân, phân giải chất hữu cơ, kích thích sinh trưởng cây trồng...Chế phẩm sinh học được chế tạo trên cơ sở các thành tựu công nghệ sinh học về vi sinh vật của nhiều nước tiên tiến trên thế giới, ở Việt Nam, công trình nghiên cứu chế phẩm sinh học do ông Nguyễn Văn Nhân thực hiện đã được Hội đồng khoa học cấp Nhà nước chứng nhận. Phương pháp này cho phép chúng ta nghĩ đến việc phát triển Thất diệp đởm theo phương châm Thất diệp đởm trở thành dược liệu an toàn cho con người - dược phẩm hữu cơ. Ở Sa Pa - Lào cai, với giống cây Thất diệp đởm do ông Trần Ngọc Lâm cung cấp, chúng tôi đã thử nghiệm nuôi trồng Thất diệp đởm bằng phương pháp sử dụng chế phẩm sinh học đã thu được kết quả khả quan. Chúng tôi hy vọng rằng phương pháp này có thể mở ra hướng đi mới trong phát triển cây thuốc qúy nói chung và thất diệp đởm nói riêng. 
Qua Hội thảo này, chúng tôi mong muốn được chia sẻ với các nhà nghiên cứu, ứng dụng triển khai để có thể phát triển Thất diệp đởm đáp ứng yêu cầu dược liệu hiện nay, góp phần tạo việc làm cho nhân dân, vừa là nguồn cung cấp dược liệu an toàn, chất lượng cho con người đúng như yêu cầu của Thủ tướng chính phủ "...Dược liệu nước ta rất nhiều gồm một số loại cây thuốc và một số động vật, đây chẳng những là nguồn tự cung tự cấp mà còn là loại xuất khẩu có giáợnị, cần thiết phải coi trọng dược liệu như cây công nghiệp cao cấp..." (Chỉ thị 210/TT g ngày 6/12/1996 của thủ tướng chính phủ).
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây