CÚC HOA HC được bào chế lên men theo quy trình cổ truyền ; Với giống cúc dùng để làm thuốc , môi trường thổ nhưỡng phù hợp, trồng theo mô hình hữu cơ . Đảm bảo dược tính như thuốc đông y.
1.Tính vị - Công dụng:
- Phòng cảm lạnh , cảm cúm, viêm não; Viêm mủ da, viêm vú; Hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, Huyết áp cao; Đau mắt đỏ, chảy nhiều nước mắt; Viêm gan kết lỵ; Hãm uống giải độc rượu (8-12gr)
- Tính nó chuyên sơ thông được phong nhiệt, thanh sảng được đầu mắt, và tai mắt.Cúc hoa là vị thuốc chữa được đau mắt rất hay, bởi nó khu trừ được phong, giải tán được nhiệt.
- Chủ trị được chứng chóng mặt nhức đầu, váng vất quay cuồng, hay là chữa được người hay bị chảy nước mắt luôn, ai chăm dùng nó có thể làm cho lợi khí huyết, nhẹ mình, ít bệnh, thông minh, sống lâu thêm tuổi thọ.
- Sách”Bản kinh”: Cúc hoa tính nó chữa được tính đau lưng đau đi đau lại. Nó lại chữa được chứng ở trong lồng ngực phiền buồn nóng nảy.Nó có thể làm cho người ta yên được dạ dày hay lòng ruột.Tính nó thông lợi được các mạch, điều hòa được cả chân tay.
- Tinh dầu Cúc hoa có tác dụng kháng khuẩn khá mạnh
- Cúc hoa vàng Vị đắng cay, tính hơi ôn, vào 3 kinh Phế, Can ,Thận. Công dụng tán phong thấp, thanh đầu, mục, giáng hỏa, giải độc, làm sáng mắt.
- Dùng chữa cảm lạnh, sốt, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu. Đau mắt đỏ, chảy nhiều nước mắt, mờ mắt, huyết áp cao, đinh độc, mụn nhọt sưng đau.
- Ấn độ: Hoa các vàng có tác dụng dễ tiêu, nhuận tràng.
- Uống lâu ngày lợi khí huyết, có tác dụng về nội tiết làm trẻ lâu.
- Liều dùng 1-3 đồng cân ; 8-16gr dưới dạng thuốc sắc . Còn dùng ướp chè hay ngâm rượu uống.
- Dùng Cúc hoa phải kiêng kỵ lửa, Bạch truật, gốc cây Kỷ tử.
2. Bài thuốc:
- Can âm hư, thường gặp ở phụ nữ TMK, tăng huyết áp và xơ vữa động mạch ở tuổi già; TKSN (chứng :nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt , lưỡi khô): Cúc hoa vàng 8gr; Kỷ tử, Hà thủ ô, Thục địa, Sa sâm, Đỗ đen sao mỗi vị 12gr; Tang thầm , Long nhãn, Mạch môn mỗi vị 8.Sắc ngày 1 thang
- Bệnh Hysteria ( chứng: tinh thần uất ức, hay xúc động, Ngực sườn đầy tức, đầy bụng, ợ hơi, ăn kém, rêu lưỡi trắng): Cúc hoa vàng 12, Đảng sâm 16, Chỉ xác , Thanh bì, Uất kim, Hương phụ, Đan sâm, Táo nhân mỗi vị 8gr. Ngày 1 thang
- Viêm màng tiếp hợp dị ứng( hai mắt đỏ, ngứa, sợ ánh sáng): Cúc hoa vàng 8, Nhân trần 16gr, Lá dâu 16gr , Phòng phong, Hoàng đằng, Kinh giới, Mạn kinh tử , Mã đề mỗi vị 12gr; Bạc hà 8gr. Sắc ngày 1 thang.
- Cúc hoa , Câu kỷ tử , hai thứ bằng nhau làm ra bột, luyện mật làm hồ mà viên , to bằng hạt long nhãn, mỗi lần uống từ 10-20 viên, uống với nước sôi. Bài này ai có thể uống lâu được thì không bị đau mắt nữa mà lại làm cho người ta tinh thần sáng suốt, khí lực khỏe mạnh, không bao giờ bị trúng phong, hay là sinh ra những thứ đinh độc gì nữa.
- Hạc tất phong đầu gối chân sưng to, đau nhức hoặc đau cả chân: Dùng Hoa cúc với Trần ngải diệp , hai thứ bằng nhau tán thành bột nhỏ, hòa vào với nước làm hồ như cái bánh mà đắp, như là giữ cả lấy chân dần dần là khỏi.
-Một phương trị người đau mắt đỏ khỏi rồi lại còn sinh ra màng mộng: Cúc hoa vàng và Thuyền thoái, hai thứ bằng nhau làm ra bột , mỗi khi dùng 2-3 đồng cân, cho vào 1 chút mật tốt , nấu kỹ uống. Bài này cả người lớn trẻ em đều hay cả, đã từng thực nghiệm rất hay.
- Một phương chữa người bị say rượu mãi không tỉnh: Dùng Cúc hoa thứ thật tốt, hái giữa ngày 9/9 âm lịch, làm ra bột, uống với nước sôi 3 đồng cân là khỏi.
-Cúc hoa tửu: Dùng hoa cúc thứ thật tốt , nấu lấy nước cốt, rồi dùng nước ấy mà thổi cơm gạo nếp làm rượu, khi cơm đã chín rồi đem rải rộng cho nguội, rồi dùng thuốc men rượu mà cho vào làm như phép cất rượu, khi cất được rượu ấy để dành vào trong bình kín mà dùng. Công dụng : Chữa những chứng đầu phong quay quắt, dức đầu, chóng mặt tối sầm mắt lại.Tính nó có thể làm cho người ta thông minh được tai mắt , chữa được chứng đờm, chứng tê bại, tiêu tan được hết thứ bệnh như những người già, thân thể gầy còm ốm yếu, nó làm cho người ta sức lực dồi dào, ăn ngon dễ ngủ, thường được khỏe mạnh, không bệnh tật gì, sống lâu thêm thọ.
- Tán nhiệt, trừ phong, bình can, sáng mắt. Dùng cho người đau mắt mãn tính: Lá Dâu ( hái lúc đang xương ) 6gr, Hoa cúc 6gr .Hai thứ tán bột luyện mật hoàn viên to bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần uống 6gr với nước trắng.
- Cúc chẩm: Gối hóa cúc giúp tốt gan, sáng mắt, tỉnh đầu óc, trừ gió ( khởi cư yên lạc tiên của Cao Liêm, đời Minh). Dùng hoa cúc , phơi khô, nhặt sạch, bỏ vào một cái túi, may kín lại, khi nằm túi này để trên mặt gối để tiếp xúc với đầu. Nếu mùa nóng có thể đặt nó dưới một manh chiếu.
- Rượu Cúc hoa bổ gân tráng cốt, bổ ích não tủy, người khỏe sống lâu ( “Thái bình thánh huệ phương” của Vương Hoài Ân đời Tống): Cúc hoa , Sinh địa hoàng, rễ Câu kỷ tử mỗi loại 500gr, tất cả giã thành bột.Bỏ vào 10 lít nước, sắc còn 5 lít. Lấy gạo nếp, vo sạch.Đổ thuốc trên vào gạo nếp, trộn đều, rồi bỏ vào lọ gốm bịt kín như phương pháp ủ rượu bình thường, chờ đến khi lên men thơm là được.Mỗi lần lấy 1 chén rượu cốt ăn, ngày 3 lần.
- Bột Hoa cúc trường thọ ( từ “Phổ tế phương” của Chu Túc đời Minh): Cúc hoa , Bạch phục linh mỗi thứ 500gr, nghiền thành bột mịn. Mỗi ngày uống 10gr, ngày uống 3 lần với rượu gạo.
- Cao Hoa cúc ( của Ngự y Trương Trọng Nguyên, Đào Bảo Sinh trong cung đình nhà Thanh) : Hái một số hoa cúc tươi, dùng nước sắc chín, lọc bỏ cặn lấy nước, lại cô nước cho đặc hơn, sau đó cho Mật ong vào nấu thành cao. Mỗi lần uống 15-20gr với nước trắng. Hoa cúc có tác dụng làm trương động mạch chủ, tăng lưu lượng máu trong động mạch chủ , làm thấp nhịp tim, tăng lực co bóp của tim, làm cường thân ích thọ.
- Cúc hoa diên linh cao ( Từ hy, Quang tự y phương tuyển nghi): Cúc hoa nấu với nước, rồi vớt bỏ vỏ thuốc , đem nước thuốc cô tiếp, nấu đến khi thành nước thuốc đậm đặc, sau đó cho thêm lượng ít mật ong đã được luyện qua và cô lại cho thành cao. Mỗi lần dùng 12-15gr pha với nước nguội uống. Công dụng : Làm cho làn da hồng hào, tươi mịn, dung nhan bất suy, trường thọ.
- Trà Hoa cúc ( Tập dụng phương): Hoa cúc 10gr, pha vào nước sôi, thay trà uống . Chủ trị: cảm mạo 4 mùa.
( Nguồn: Dược tính chỉ nam; Cây thuốc và động vật làm thuốc ở VN; Từ điển cây thuốc VN; Những cây thuốc và vị thuốc VN; Tinh hoa dưỡng sinh cổ truyền Trung hoa)