“HIỂU ĐƯỢC THẬT” …ĐỂ… “ĐƯỢC LÀM THẬT”
Đào Xuân Vũ
2025-07-21T06:08:43-04:00
2025-07-21T06:08:43-04:00
https://dongyhc.vn/nukeviet/vi/dong-y-hc/goc-nhin-hc/hieu-duoc-that-de-duoc-lam-that-1191.html
/nukeviet/themes/default/images/no_image.gif
Thuoc dong y
https://dongyhc.vn/nukeviet/uploads/logohc3-2.jpg
Thứ hai - 21/07/2025 04:41
Chúng tôi hiểu rằng:
- Người làm nghề y là làm khoa học, đã là khoa học thì luôn có giới hạn và điều quan trọng nhất của thầy thuốc là phải biết được cái gì mình không biết, phải biết được giới hạn chuyên môn của mình để dùng sao cho đúng ( bởi cái sai thường là sự kéo dài ngoài giới hạn từ cái đúng ban đầu).
- Mỗi kỹ thuật, mỗi loại thuốc, mỗi giải pháp đều có vòng đời. Nó có thể đem lại hiệu quả ở một giai đoạn đã qua, nhưng theo thời gian nó không còn phù hợp nữa ( cái hại nhiều hơn cái lợi, thiếu chứng cứ khoa học, thiếu bằng chứng y khoa, do không còn đáp ứng tiêu chí an toàn- hiệu quả trong thời đại mới…) thì phải mạnh dạn loại bỏ.
- “Mỗi người bệnh là một thế giới riêng biệt. Không có một công thức chung cho tất cả mọi người”:
+Nếu Thầy thuốc thụ động, luôn phụ thuộc, tuân theo phác đồ chung có sẵn. Ví như: Kháng viêm, giảm đau, bổ thần kinh được đem dùng chung cho nhiều người bệnh thoái hóa, thoát vị đĩa đệm cột sống…bất chấp bệnh cấp hay mãn, bệnh nền hay không, cơ địa loại nào…thì sự khỏi bệnh chỉ là hên sui; suy thượng thận, tổn thương dạ dày hay men gan tăng …là hậu họa tiềm ẩn bệnh nhân tự chịu.
+Nếu Thầy thuốc chủ động tuân thủ mọi nguyên tắc y khoa trong trị liệu, tham khảo các phác đồ trong lịch sử, cập nhật các phác đồ mới…rồi cá nhân hóa phác đồ, cá nhân hóa bệnh án và cộng đồng trách nhiệm cùng người bệnh thì tiêu chí an toàn và hiệu quả được đảm bảo tối đa, rủi do cho người bệnh sẽ giảm thấp nhất.
- “Với Thầy thuốc, đầu tiên và trên hết là không làm hại người bệnh”:
+ Khi trị bệnh luôn đặt sự an toàn của người bệnh lên trên hết: Rất cần giải thích đẻ người bệnh phân biệt giữa trị bệnh “an toàn và hiệu quả bền vững” với trị bệnh có “kết quả nhưng lại không an toàn” tất sẽ tiềm ẩn hậu họa sau này (…
+ Luôn khuyên người bệnh: Cái gì thấy nghi ngờ xin hãy dừng lại; Cái gì thấy nguy hại xin hãy tránh xa.
+ Lưu ý: “Cái sót” dù nhỏ của thầy thuốc đã có thể gây nguy hại đến tính mạng người bệnh.
+Thầy thuốc giỏi khi điều trị kê cho người bệnh ít loại thuốc nhất có thể; trong mỗi loại thuốc lại ít thành phần nhất có thể; chỉ dùng thuốc khi có bệnh.
+
Nguồn tin: Đông y HC tổng hợp.