ĐIỀU TRỊ ĐIỆN TRÊN HUYỆT (Chương 1)

Thứ sáu - 05/07/2024 04:05
12345678
LỜI NÓI ĐẦU
   Phương pháp điều trị điện trên huyệt (châm điện), là một hình thức châm cứu đang được dùng rộng rãi ở nước ta.
   Để góp phần nâng cao chất lượng sử dụng phuong pháp điều trị điện trên huyệt, chúng tôi viết tài liệu này trên cơ sở kinh nghiệm trong nước và ngoài nước.
   Tài liệu này gồm 5 chương và một phụ chương:
   Chương I: Giới thiệu khái quát về tình hình phát triển và những đặc điểm cơ bản của phương pháp điều trị điện trên huyệt.
Chương II: Giới thiệu hết sức tóm tắt, những cơ sở lý luận của y học cổ truyền, được vận dụng thường xuyên trong thực tiễn của điều trị điện trên huyệt.
Chương III: Giới thiệu hết sức tóm tắt, những cơ sở lý luận của điều trị điện theo y học hiện đại, được vận dụng vào thực tiễn của điều trị điện trên huyệt.
Chương IV: Kĩ thuật điều trị điện trên huyệt. Gồm các cách điều trị điện trên huyệt và thứ tự các bước cần làm khi tiến hành diều trị điện trên huyệt.
Chương V: Giới thiệu cách chữa một số chứng bệnh. Phần này được sắp xếp theo cách chữa một số triệu chứng và cách chữa một số bệnh. Mỗi chứng, bệnh được gọi tên theo y học hiện đại; còn nguyên nhân, cơ chế sinh bệnh, biểu hiện lâm sàng, điều trị thì giới thiệu theo y học cổ truyền.
Phụ chương: Giới thiệu những lý thuyết mới về đau, các cách chống đau hiện nay và một số ý kiến về máy châm điện.
   Đau tuy chỉ là một triệu chứng, trong các chứng bệnh đã được đề cập đến ở phần điều trị; nhưng lại là triệu chứng gặp thường xuyên trên lâm sàng, mà châm cứu có khả năng giải quyết rất tốt. Do đó chúng tôi thêm vào phụ chương này để bạn đọc tham khảo.
   Sách viết cho các y, bác sĩ chuyên khoa châm cứu ở các bệnh viện, bệnh xá để tham khảo, ứng dụng tốt cả kinh nghiệm của châm cứu và kinh nghiệm của điều trị điện, khi thực hiện điều trị điện trên huyệt. Nhờ thế, tăng thêm khả năng phòng bệnh và chữa bệnh cho nhân dân, góp phần xây dựng nên y học Việt Nam.
   Viết về một phương pháp mới, nội dung khó, khả năng và kinh nghiệm thực tế của chúng tôi có hạn, nên khó tránh được sai sót. Mong các bạn đọc góp ý phê bình.
CÁC TÁC GIẢ            
 
 
CHƯƠNG MỘT:
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA ĐIỀU TRỊ TRÊN HUYỆT
I- ĐỊNH NGHĨA
     Điều trị điện trên huyệt là phương pháp cho tác động một dòng điện nhất định lên các huyệt châm cứu để phòng bệnh và chữa bệnh. Dòng điện được tác động lên huyệt qua kim châm, hoặc qua các cực điện nhỏ đặt lên da vùng huyệt.
     Điều trị điện trên huyệt là một phát triển mới châm cứu: là phương pháp phòng nệnh chữa bệnh được kết hợp giữa y học hiện đại với y học cổ truyền. Nó phát huy được cả tác dụng của dòng điện điều trị lãn tác dụng của huyệt điều trị.
     Trong thực hành, muốn vận dụng tốt phương pháp phòng chữa bệnh này, cần nắm vững cả châm cứu lẫn điều trị bằng dòng điện
II- SƠ LƯỢC LỊCH SỬ CỦA ĐIỀU TRỊ ĐIỆN TRÊN HUYỆT
    Cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, các nhà truyên giáo Gia tô từ các nước phuong tây (Pháp, Hà lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha,…) xâm nhập vào các nước phương đông (Nhật, Triều Tiên, Việt Nam, Trung Quốc,…). Ngoài công việc truyền giáo, họ còn tiếp tục thu được phương pháp chữa bệnh bằng châm cứu của phương đông. Khi về nước họ đã dùng châm cứu để chữa bệnh cho nhân dân nước họ, dạt nhiều kết wuar tốt. Vì vậy đã có nhiều nhà nghiên cứu y học chân chính sử dụng và báo cáo trong các buổi họp khoa học của các viện hàn lâm y khoa. Lúc đầu phương pháp châm cứu được châu Âu gọi là “Moxa” (tiếng Nhật Bản có nghĩa là cứu), về sau và hiện nay gọi là “Acupunture” (punct là gốc Latin có nghĩa là: chích, châm).
    Trong nhiều nước châu Âu, châm cứu tuy chưa được công nhận là một chuyên khoa của y học chính thống, nhưng cho đến nay số người làm nghề châm cứu và những người tự nguyện xin chữa bệnh bằng châm cứu ở nhiều nước rát đông.
   Cũng vào thời nay, khoa học vật lỹ bắt đầu phát triển mạnh. Với sự phát minh ra điện (tĩnh điện phát minh vào cuối thế kỷ XVIII), nhiều nhà bác học đã liên tiếp đưa những loại dòng điện khác nhau vào nghiên cứu sử dụng trong chữa bệnh.       Chỉ riêng việc dùng điện để giảm đau, chúng ta có thể nêu lên một vài mốc thời gian như sau:
- Trong Abyssinie cổ đại (tức là Ethyopie ngày nay) người ta đã biết dùng sự phóng điện của một loại cá chình để trị đau (theo M. de Réaumur).
-Năm 1770, tu sĩ Bertholon thông báo có lần dùng điện chữa khỏi 1 trường hợp đau răng đã 3 năm (báo Journal des Savants tháng 12-1770). Dòng điện dùng do sự phóng điện của tụ điện kiểu Chai – Leyden tạo ra.
-Năm 1785, trong hồi ký xuất bản tại Halles (Hà Lan) J.H.Van Swinden đã mô tả Kỳ thuật gây tê điện trong nha khoa.
-Năm 1865, có lẽ là năm dùng dòng điện Faradic lần đầu tiên để nhổ răng có kết quả.
-Năm 1893, Tripier làm lại phương pháp dùng doàng điện Faradic để nhổ răng cũng thành công.
-Năm 1902, Leduc dùng dòng xung điện ngắt quang có kết quả tốt hơn trong việc giảm đâu và gây vô cảm.
-Năm 1910, cô Robinovich thông báo trong R.générale des Sciences ngày 30-11-1910, đã dùng phương pháp vô cảm của Gradenwitz với dòng điện có tần số 6000-7000 Hz/giây điện thế 54V, để mổ cắt cụt bốn ngón tay an toàn.
-Năm 1892, D’Arsonval dùng các dòng điện có cường độ lên xuống thấy có tác dụng giảm đau tốt. Sau đó Kaplan – Lapina, Laquerrière dùng vào điều trị cũng đạt kết quả tương tự. Cũng từ đây D’Arsonval phát hiện ra các dòng điện cao tần và nhận thấy chúng không có tác dụng vô cảm rõ.
-Từ đầu thế kỷ XX, các dòng điện có cường độ lên xuống (= xung điện) đượng nghiên cứu sử dụng mạnh hơn nhờ các công trình của Leduc, Lapicque, Delherm,… và nhất là của nhiều kỹ thuật điện tử, cho phép tạo nên các dòng điện có hình thể xung, tần số xung, thời gian xung cố định, hoặc biến điêu một cách ổn định.
-Năm 1929-1932, P.D.Bernard nghiên cứu các dòng điện hình Sin và trên cơ sở phân tích, tổng hợp tác dụng sinh lí của các dòng điện trên, đã đưa các dòng xung điện vào chữa bệnh.
Cũng trong thời gian này, các tác giả Liên Xô A.N. Obrôxôp), I.A. Abricôxốp, N.H. Livensep đều có đóng góp nhiều công trình nghiên cứu sử dụng các dòng Faradic, dòng xung chữa nhật, xung lưỡi cày vào điều trị.
- Khoảng 1920, Nemec đưa vào điều trị dòng điện giao thoa.
- Khoảng 1950, V.g. Iacnôgôrôtski đưa vào sử dụng dòng xung điện hình sin biến điệu (tần số dòng điện mang 5KHz, biến điệu 0-150 Hz/giây).
   Tất cả các nghiên cứu về những loại dòng điện nói trên đã đưa đến một kết luận được mọi người công nhận: Các dòng xung điện tần số thấp và điện thế thấp có tác dụng rất tốt để kích thích hoặc ức chế thần kinh, để gây co cơ, để giảm co thắt, để tăng cường điều chỉnh tuần hoàn máu và giảm đau rất hiệu quả.
   Tác dụng chính dễ nhận thấy nhất của châm cứu là giảm đau, điều hòa các rối loạn trương lực cơ, cac rối loạn chức năng tuần hoàn, các rối loạn chức năng nội tạng. Do đó ngay từ khi châm cứu xâm nhập vào các nước châu Âu, người ta đã nghĩ đến việc ứng dụng cac loại dòng điện chữa bệnh vào châm cứu, để thay việc vê kim và dễ phối hợp tac dụng của 2 phương pháp chữa bệnh.
   Nhiều tài liệu cho rằng tác giả đầu tiên sử dụng điện kết hợp với châm cứu là Joly, một bác sĩ thần kinh người Pháp, quen thuộc với chúng ta qua phản ứng Joly của chẩn đoán điện thần kinh cơ.
  Điều trị điện trên huyệt được ứng dụng sớm ở châu Âu vào đầu thế kỷ XX và được mang tên là « Electropuncture» (châm điện). Song do những hạn chế về kỹ thuật, phải đợi tới những năm 1920 trở đi. Kỹ thuật điện tử mới cho phép tạo ra những máy móc ngày càng tốt hơn, điều trị điện trên huyệt cũng ngày càng được sử dụng rộng rãi. Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão; kỹ thuật bàn dẫn, vi điện tử, tự động hóa có nhiều tiến bộ lớn, nên điều trị điện trên huyệt càng có điều kiện phát triển.
  Hiện nay, ở châu Âu, có nhiều loại máy châm điện hoàn toàn bản dẫn hóa, được tự động hóa một phần, có bộ phận dò huyệt, báo huyệt, định thời gian. Những máy này, thường dùng để cấp cứu người ngất (như loại Biodor của Hung), gây tê bằng các dòng điện một chiều, và dòng xung điện (như máy Electronarcose của Pháp)v.v…
  Trở lại châu Á, nôi sinh của châm cứu:
  Ở Nhật Bản, tuy châm cứu chưa được nhà nước công nhận là một chuyên khoa của y học chính thống, song châm cứu vẫn được sử dụng rất rộng rãi, khắp nông thôn, thành thị đều có những điểm châm cứu chữa bệnh, họ đã đạt được nhiều thành tựu trong việc cải tiến máy móc, trang bị châm điện và dò huyệt.
  Ở Việt Nam, châm cứu đã được dùng vào chữa bệnh từ thế kỷ II trước công nguyên. Trong những năm Pháp thuộc, người Pháp cũng đưa sang bệnh viện Phủ Doãn (hiện nay là bệnh viện Hữu nghị Việt-Đức) một số máy lý liệu, trong đó có máy châm điện, máy gây tê điện nha khoa. Khi giải phóng miền bắc, những máy này vẫn còn nhưng đã hỏng.
  Viện Đông y Hà Nội được thành lập năm 1957; sau đó nhiều bệnh viện đông y của các tỉnh, thành và các trường, lớp đông y cũng được tổ chức tới nay đã cho ra trường nhiều cán bộ châm cứu và thuốc nam.
  Thực hiện các nghị quyết của đại hội Đảng lần thứ II và lần thứ IV; Bộ Y tế đã lấy việc kết hợp đông tây y, dứt điểm công tác châm cứu, thuốc nam ở xã làm một trong 5 mục tiêu phấn đấu và là 1 trong 5 dứt điểm của ngành y tế.
  Trong nghiên cứu và chữa bệnh, chúng ta đã áp dụng lỗi châm cứu cổ truyền, đã dùng lối điều trị điện trên huyệt theo kiểu Pháp, một số ít cán bộ châm cứu cũng đã dùng kiểu kích thích thần kinh của Chu Long Ngọc. Nhưng có một điều làm nhiều cán bộ châm cứu băn khoăn là châm cứu vẫn còn đau, nếu dùng dòng điện đưa qua da vào huyệt mà khỏi được bệnh, thì sẽ hạnh phúc biết chừng nào cho người bệnh và cho cả thầy thuốc. Từ đó, hình thành kiểu dùng các dòng điện khác nhau của điều trị vật lý hiện đại, đưa qua các cực điện nhỏ 1-2 cm² đặt trên da vùng huyệt để thay cho kim châm. Vấn đề đã bắt đầu được suy nghĩ và đem dùng trong thực tiễn từ những năm 1964-1965; song do hậu quả của chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ, do điều kiện hạn chế về máy móc, kỹ thuật, nên mãi khoảng 1968-1970 mới được khoa châm cứu Viện Đông y Việt Nam làm lại, và đã rút ra được những kết luận bước đầu. Ở một số cơ sở khác (Viện quân y 108, Viện quân y 103...) cũng vào thời kỳ này, được trang bị các máy điều trị xung điện hiện đại, có tác dụng chữa bệnh tốt, nhiều bác sĩ đã sử dụng các loại cực điện “điểm”, đặt trực tiếp ngay trên những điềm đau nhất, tương ứng với những huyệt A thị của châm cứu. Những cách điều trị trên, gần đây cũng đã có những báo cáo trong y văn thế giới.
  Một đặc điểm khác của các nhà châm cứu Việt Nam là: đã tiếp thu những kết quả nghiên cứu và thực hành của y học hiện đại về điều tri điện, của y học cổ truyền về châm cứu; vận dụng vào điều trị điện trên huyệt để chọn huyệt, chọn dòng điện điều trị theo tác dụng của mỗi loại, chọn hình thể xung, tần số xung, thời gian xung, chiều dòng điện di chuyển, vân vân...; bước đầu cũng đã thu được một số kết quả; vấn đề còn đang được nghiên cứu tiếp để đóng góp vào việc chế tạo các máy châm điện đơn giản, có tác dụng điều trị tốt, phù hợp với điều kiện sản xuất của ta.
III- CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ ĐIỆN TRÊN HUYỆT
  Điều trị điện trên huyệt có một số đặc điểm đáng lưu ý:
A - CÁCH THỰC HIỆN VIỆC CHỮA BỆNH
  Cách thực hiện việc chữa bệnh là đặc điểm lớn nhất của phương pháp điều trị điện trên huyệt. Phương pháp này kết hợp chặt chẽ phương pháp chữa bệnh bằng châm cứu (một phương pháp điều trị vật lý của y học cổ truyền) với phương pháp chữa bệnh bằng dòng điện (một phương pháp điều trị vật lý của y học hiện đại).
  Châm cứu và điều trị bằng dòng điện đều là phương pháp chữa bệnh dùng loại phương tiện này, hay loại phương tiện khác, lúc động lên cơ thể, nhằm đạt được mục đích chữa bệnh mà không dùng đến thuốc. Châm cứu dùng kim châm hay ngải cứu, tác động lên những điểm đặc biệt gọi là “huyệt”, để điều hòa những rối loạn bệnh lý đang xảy ra trên người bệnh. Điều trị bằng dòng điện dùng nhiều loại dòng điện khác nhau, đưa vào cơ thể bằng những cực điện đặc biệt để chữa bệnh.
  Điều trị điện trên huyệt, là phương pháp được thực hiện theo phương châm “kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại” của Đảng ta, nhằm thừa kế và phát huy vốn quý của dân tộc trên cơ sở khoa học hiện đại, làm cho kết quả phòng bệnh, chữa bệnh tốt hơn. Cách chữa bệnh này lấy huyệt làm các vị trí cơ bản đề tác động điều trị, dòng điện được đưa vào cơ thể qua huyệt, và bằng cách truyền điện qua kim châm, hoặc qua các cực điện nhỏ.
  Do đó chữa bệnh này, ta có thể có được những kết quả khả quan hơn.
B - PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG LÊN CƠ THỂ
  Điều trị điện trên huyệt giống châm cứu ở việc: lấy huyệt làm vị trí cơ bản để tác động lên cơ thể, vận dụng triệt đề những quy luật của châm cứu trong việc chọn huyệt và phối hợp huyệt; nếu dùng phương pháp truyền điện qua kim châm thì kỹ thuật, thao tác của thì châm kim về rút kim cũng hoàn toàn giống châm cứu cổ điển.
Nhưng nó khác châm cứu ở chỗ: ngoài mục đích dùng tác dụng của huyệt để chữa bệnh, còn có mục đích dùng tác dụng của dòng điện đề chữa bệnh; nếu dùng dòng xung điện và phương pháp truyền điện qua kim châm thì trong khi lưu kim, dòng điện đóng vai trò của vê kim, hoặc liên tục hoặc ngắt quãng; nếu dùng dòng điện một chiều và phương pháp truyền điện qua kim châm, thi khì lưu kim tác dụng gây bỏng nhẹ các tổ chức quanh kim có tác dụng kéo dài kích thích sau thời gian châm. Ngoài ra, phương pháp truyền điện qua kim châm đã có tác động của kim châm vào huyệt, còn có cả tác động trực tiếp của điện vào huyệt nữa. Nếu dùng phương pháp tác động lên huyệt bằng cực điện nhỏ, thì dòng điện sẽ làm cả hai việc, vừa tác động lên huyệt để tạo ra tác dụng của huyệt, vừa tác động lên các tổ chức khác bằng tác dụng sinh lý riêng của điện để tạo ra tác dụng toàn cơ thể.
  Điều trị điện trên huyệt giống điều trị điện trong điều trị vật lý hiện đại ở chỗ: cũng dùng tác dụng sinh bệnh lý của các loại dòng điện khác nhau để chữa bệnh; cũng vận dụng triệt đề những hiểu biết của điều trị điện hiện đại đề chọn loại dòng điện và cực diện để tác động lên cơ thể; nếu dùng phương pháp truyền điện lên huyệt bằng các cực điện nhỏ thì cũng giống như điều trị điện, dòng điện được tác động lên cơ thể bằng các cực điện đặt áp lên mặt da.
  Nhưng điều trị điện trên huyệt khác điều trị điện trong điều trị vật lý hiện đại ở chỗ: ngoài tác dụng chữa bệnh của dòng điện, còn có tác dụng chữa bệnh của huyệt được chọn. Ngoài tác động tại vùng bệnh như điều trị điện, còn tác động lên những huyệt nhiều khi rất xa vùng bệnh mà nhiều trường hợp huyệt ở xa vùng bệnh lại là huyệt có tác dụng mạnh nhất. Trong điều trị điện trên huyệt thường dùng cực điện diện tích nhỏ: còn trong điện châm chỉ là diện tích của phần kim châm vào da thịt (vài chục mm²); ngay phương pháp truyền điện qua cực điện nhỏ diện tích cũng nhỏ hơn cực điện nhỏ nhất của điều trị điện nhiều (chỉ 1 cm²). Trong điều trị điện người ta đã dùng rất nhiều loại dòng điện khúc nhau đề chữa bệnh, nhưng trong điều trị điện trên huyệt chỉ mới dùng phổ cập dòng điện một chiều và dòng xung điện.
C – TÁC DỤNG CHỮA BỆNH
  Trong điều trị điện trên huyệt, cơ thể người bệnh hiển nhiên chịu ảnh hưởng của hai loại tác dụng chữa bệnh: tác dụng của huyệt và tác dụng của dòng điện sử dụng.
1. Tác dụng của huyệt:
  Hiện nay, người ta đã dùng rất nhiều phương tiện đề tác động lên huyệt như: kim châm, ngải cứu, day ấn vào huyệt, tiêm vào huyệt, đưa dòng điện vào huyệt, phóng tia la-de vào huyệt, vân vân... Các phương tiện trên nếu đem tác động lên cùng một huyệt, đều đem lại kết quả tương tự.
  Ví dụ: huyệt “Nội quan” của kinh Quyết âm tâm bảo có tác dụng chữa chứng tim đập mạnh gây hồi hộp, khó chịu. Khi có chứng này dù ta dùng châm, cứu, tiêm thuốc, cho điện chạy qua huyệt “Nội quan” đều có thể làm giảm hay biết chứng hồi hộp, tim đập mạnh. Nhưng nếu tác động lên huyệt “Quang mình” chẳng hạn, sẽ không gây được tác dụng gì cả.
Huyệt “Túc tam lý” của kinh Dương mình vị có tác dụng chữa đau bụng: khi bị đau bụng dù dùng phương tiện nào đã kể trên đề tác động lên huyệt “Túc tam lý” đều có thể làm giảm, hoặc hết đau. Ngược lại nếu tác động vào một huyệt khác không có tác dụng chữa đau bụng, ta sẽ không làm thuyên giảm được bệnh.
  Tác dụng trên là tác dụng đặc hiệu của huyệt theo hệ thống lý luận đông y, đặc biệt là học thuyết kinh lạc. Tác dụng ấy, không phụ thuộc chặt chẽ vào phương tiện dùng đề tác động. Nhờ tác động vào những huyệt thích hợp, bằng bất cứ phương tiện nào, với lượng tác động thích hợp, ta sẽ làm cho kinh lạc thông suốt, khí huyết điều hòa, dễ lập lại thăng bằng của âm dương, nghĩa là đưa cơ thể trở về những hoạt động sinh lý bình thường, nên khỏi bệnh.
  Muốn phát huy tốt kết quả của điều trị điện lên huyệt, phải vận dụng tốt học thuyết kinh lạc nói riêng và những lý luận đông y nói chung.
2. Tác dụng của dòng điện
  Từ lâu, dòng điện đã là một phương tiện quan trọng trong điều trị vật lý của y học thế giới.
  Ngày nay, người ta đã ứng dụng nhiều loại dòng điện đề chữa bệnh, đã tích lũy được nhiều kiến thức về tác dụng sinh lý, bệnh lý của các loại dòng điện khi tác động lên cơ thể.
  Trong điều trị điện trên, huyệt chúng ta cũng thấy: dòng điện, ngoài tác dụng tại chỗ đối với huyệt còn có những tác dụng sinh lý, bệnh lý đối với cơ thể như khi dùng dòng điện trong điều trị vật lý của y học hiện đại.
  Chính nhờ hai loại tác dụng trên của điều trị điện trên huyệt, mà nhiều trường hợp, kết quả chữa bệnh đạt được cao hơn chữa bằng châm cứu cổ điển, hoặc chữa bằng điện theo điều trị vật lý hiện đại.
  Muốn phát huy tốt kết quả của điều trị điện trên huyệt,cũng cần có hiểu biết đầy đủ và vận dụng chặt chẽ những tác dụng sinh lý, bệnh lý của các loại dòng điện.
  Sự hiểu biết không đầy đủ về tác dụng của huyệt, hay tác dụng của dòng điện; sự vận dụng thiếu chặt chẽ một tác dụng nào đó sẽ hạn chế kết quả chữa bệnh, có khi còn làm người bệnh phải chịu đựng những tai biến đáng tiếc.

(BS. Lã Quang Nhiếp – BS. Đặng Chu Kỷ, ĐIỀU TRỊ ĐIỆN TRÊN HUYỆT, Nhà xuất bản Y học – 1984, Tr 3-15)


 

Nguồn tin: BS LÃ QUANG NHIẾP - BS ĐẶNG CHU KỶ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây