1. HƯ TỔN
Đào Xuân Vũ
2024-08-28T01:00:23-04:00
2024-08-28T01:00:23-04:00
http://dongyhc.vn/nukeviet/vi/dong-y-hc/tri-lieu-bang-dong-y/1-hu-ton-864.html
/nukeviet/themes/default/images/no_image.gif
Thuoc dong y
http://dongyhc.vn/nukeviet/uploads/logohc3-2.jpg
Thứ tư - 28/08/2024 01:00
- Não hư lãnh, nục não (chảy máu cam), phong hàn nhập não, đầu đau lâu dài cũng nên cứu Tín hội.
Tuổi tôi đã qua thời trẻ khỏe, gặp đêm lạnh ngồi xem Sách, là thấy lạnh não. Uống rượu quá lượng, não cũng đau nhiều. Sau đó cứu huyệt đó mà khỏi.
Có một người lính bị nục mũi không hết, tôi bảo cho họ cứu huyệt đó thì khỏi.
Có người bệnh đầu phong lâu ngày, cũng bảo cho họ cứu huyệt đó mà khỏi.
Nhưng ở “Đồng nhân Minh Đường kinh” chỉ chép: Chủ bệnh mũi tắc không ngửi thấy mùi thơm thối mà thôi. Theo tôi thì Sách đó nên bổ sung chỗ khuyết về trị liệu. Ngay như Não hộ không nên châm xuyên qua thì Tín hội cũng không nên châm. Trong kinh chỉ ghi là dưới 18 tuổi không nên châm, sợ thóp thở chưa kín, chắc.
- Phàm ăn, uống không suy tính, bụng trên cổ chướng, sắc mặt vàng úa, đời gọi là bệnh Tỳ Thận. Nên cứu Trung quản.
Như Cát Lượng ngày và đêm ngủ, phạt (trách mắng) đến 20 lần đều tự mình xem. Vậy mà cho ăn không đến mấy thăng. Tư Mã Trọng Đạt biết là muốn chết, đã coi là Lượng chết rồi. Trọng Đạt đứng truy điệu. Dương ghi lập ngược cờ, gọi trống. Không biết phản đối thế nào, Trọng Đạt chịu lui, không tha sự chèn ép. Trăm họ làm thành câu vè rằng: “Tử Chư Cát, tẩu sinh Trọng Đạt”. Trọng Đạt nghe thấy nói rằng: Tôi quen khoa Sinh, không quen khoa Tử cho nên thế. Ông nói rằng cái khoa Sinh là sự nhiều, mà ăn không như trước, điềm báo trước của sự chết vậy - ăn không như trước, Trọng Đạt biết Chư Cát chết. Bắt người ta ăn uống giảm bớt đi là vị khí tưởng tuyệt không thể sống lâu vậy, phải ra bụng thường ăn 1 thạch (10 đấu), lấy ví dụ: Là khó khắc hóa thì uống ngay thuốc bổ làm cho Tỳ Vị nóng trở lại. Ví dụ không ăn được mới đầu không biết cứu huyệt Trung quản để cho khỏe Tỳ, Vị, cũng là sai lầm lớn lắm. Sách Nạn Kinh nói: “Bốn mùa đều lấy vị khí làm gốc” - Lời viết chú thích: Nói 5 tạng đều lấy vị khí làm gốc. Vị là thủy cốc chi phủ, con người ta cần trông vào vị khí làm chủ, vậy thì muốn sống đủ (toàn sinh), nên cứu Vị quản ( Thượng quản).
- Các bệnh lạnh lâu, thương yếu tạng phủ, đái ỉa không dứt, trúng gió, bất tỉnh nhân sự, nên cứu Thần khuyết.
Tương truyền ( ) xưa có người tuổi già mà mặt tươi như trẻ nhỏ, cứ đủ tuổi lấy cứt chuột, cứu giữa rốn 1 mồi như thế. Tôi thử, ở một bệnh ỉa chảy lâu ngày, một đêm cứu ba lần 7 = 21 mồi thì ngày hôm sau, không ỉa như thế. Liền mấy đêm cứu, thì mấy ngày không ỉa như thế. Mới thấy hết lời kinh nói chủ đái, ỉa không dứt là nghiệm vậy.
Lại tuổi tôi đã qua thời khỏe mạnh, thấy tay chân bên trái đã yếu hẳn, tình cờ cứu ở đó mà khỏi. Thế mà kinh không nói chủ trúng phong là vì sao vậy?
- Tạng khí hư yếu, chân khí bất túc (không đủ), khí tột (nhất thiết) nói chung, lâu không khỏi, nên cứu Khí hải.
Thân người có 4 hải là: Khí hải, Huyết hải, Chiếu hải, Tủy hải, mà Khí hải đứng đầu. Khí hải là bể của nguyên khí. Con người lấy nguyên khí làm gốc, nguyên khí không bị tổn thương, làm cho bệnh không hại được. Bị tổn thương nguyên khí, không bệnh mà chết vậy. Nên cứu nhiều lần ở huyệt đó để tráng (khỏe) nguyên dương. Nếu đã bị bệnh rồi mới cứu, sau sợ đã muộn vậy.
- Tạng phủ hư mỏi (hư phận), các bệnh hạ nguyên lạnh (lãnh phai), nên cứu Đan điền.
Người ta thường nói, số 7 lần 7 = 49 là Bàng Thái Tuế áp Bản mạng, 60 có một là Thái Tuế áp bản mạng, người ta đúng vào tuổi đó thường không thể không có, là cố nhiên vậy.
Chuyện không nói, người lành, lành là ở dữ mà thường xem Tố Vấn lấy số 6 lần 8 làm tuổi tinh tủy kiệt, là nên giảm tình dục vậy. (Thiên Kim nói: 50 là 1 tháng một lần xuất tinh là vừa, 48 cũng nên theo thế). Thiên Kim chép Tố Nữ luận: 60 là bế tinh, không tiết, là tình dục đã tuyệt, nên giảm không biết giảm, nên tuyệt không thể tuyệt, ngồi đó mà tang sống, tự mình chuốc lấy. Tuổi nào mà tội thế. Người không có tuổi tội là tuy có nghiệt, có thể tránh được vì vậy nói lành ở trong dữ là như thế. Tuy không cứu Đan điền cũng được (Đan điền có thể cứu 7 lần 7 = 49 mồi, hoặc từ 3 đến 5 trăm mồi).
- Dương khí hư yếu, thất tinh, tuyệt tự (không có con), nên cứu Trung cực.
Trung cực là 1, tên là Khí nguyên, cái nguồn của khí vậy. Dương khí của người mà hư suy có thể chẳng cứu ở đó để lấy đầy đủ khí sao được? (Theo Nạn kinh nói: Đan điền cũng có tên là Đại Trung cực, nói Đan điền lấy 4 hướng trên, dưới ở thân người nó rất đúng ở giữa. Do đó có tên là Cực. Đó cũng gọi là Trung cực. Cách Đan điền 1 thốn, tuy so với Đan điền thì chưa rất đúng giữa bằng. Rõ ràng không ở giữa cũng không xa vậy).
- Tam lý: Trị vị hàn, bụng trên chướng đầy, vị khí bất túc, sợ thấy mùi cơm, ruột sôi, bụng đau, ăn không hóa. (Đồng)
Tôn Thừa Tổ nói rằng mọi bệnh đều chữa được. Hoa Đà nói: Chữa ngũ lao gầy mòn, thất thương hư yếu, trong ngực ít huyết, ung vú (Ngoại Đài) “Minh Đường” nói: Người ta trên 30 tuổi nếu không cứu Tam lý, làm cho khí xông lên mắt (Minh Hạ nói mắt mờ). “Thiên” nói: Chủ ôn khí bất túc, bụng rắn, bệnh nhiệt không ra mồ hôi, miệng đắng sốt cao, mình uốn vặn, miệng mím, lưng đau không thể quay, vị khí bất túc, ỉa chảy kéo dài, ăn không hóa đều châm cứu cả, nhiều là đến 500 mồi, ít là 200 mồi hoặc 300 mồi. “Tiểu phẩm” nói: Tứ chi muốn khử phong tà không nên cứu nhiều, 7 mồi đến 7 lần 7 = 49 thì dừng. Không thể quá số mồi theo tuổi. Theo “Đồng nhân” về huyệt Túc tam lý, chỉ nói cứu 3 mồi, châm 5 phân mà thôi. “Minh Đường thượng kinh” lại nói: Cứu 7 mồi đến 100 mồi thì dừng, cũng chưa phải là nhiều vậy. Đến “Thiên Kim Phương” thì nói nhiều là đến 500 mồi, ít là đến 200, 300 mồi đâu là nhiều? Khi cần, ngày cứu 7 mồi, hoặc mồi ngải thật nhỏ có thể đến 14 mồi, mấy ngày cứu đến 7 lần 7 = 49 mồi thì dừng. Mụn cứu thấy khô thì báo để cứu. Cũng hợp với câu nói kêu gọi muốn yên, Đan điền, Tam lý chẳng qua khô vậy. Đúng như số mồi ở “Thiên Kim Phương” sợ phạm điều ngăn của “Tiểu phẩm”.
Tôi có bị tật cước khí, quá xuân thì chân hơi sưng, ngẫu nhiên khoảng mùa hạ, theo đúng như lời chữa chỗ huyệt trong Sách Tố Vấn, đem ôn châm, đâm nhẹ nhàng, ngày hôm sau tiêu mất chỗ sưng, thật thần hiệu, có đúng như thế. Châm nhầm mà còn thế, huống hồ là cứu, có tật đó, không thể không biết, chỗ đó không chỉ trị chân thũng mà mọi bệnh đều trị.
- Dũng tuyền: Chữa đau tim, không muốn ăn, đàn bà không có con, đàn ông như mê hoặc (Cổ: ), con gái như có chửa (Thiên, viết là như trở), đau ở đầu chót 5 ngón, chân không thể đặt xuống đất, nên châm cứu.
“Thiên nói: Đột nhiên hay quên, thân thể, lưng, cột sống như rời ra, đại tiện khó, đái không dễ, giữa chân trong vắt (không có màu sắc) lên đến gối, trong họng đau, không thể ăn vào, tiếng câm, không nói được, chảy máu mũi không dứt…
Các huyệt ở “Thiên Kim” đều phân chủ, riêng Cao hoang, Tam lý, Dũng tuyền đặc biệt nói về trị bệnh khó, là 3 huyệt không thể chữa. Nhưng “Minh Đường” nói: Nên cứu, phế nhân hành động, đã muốn khỏi bệnh, tuy không hành động mấy ngày chưa là hại vậy.
- Tỳ du: Trị ăn nhiều, thân gầy, đái dễ, mình nặng, tứ chi khó chụm lại, bụng đau, không muốn ăn.
- Vị du: Trị vị hàn, bụng chướng, không muốn ăn, gầy mòn. (Đồng)
Người ta nói rằng: Huyết khí chưa động, rất gầy mà không có hại, huyết khí đã kiệt, tuy béo mà chết, là nói về mình tuy gầy nhưng chưa đủ làm hại người. Không biết cái gầy yếu của con người, tốt là sự ăn uống không tiến. Ăn uống không tiến thì không lấy gì để sinh vinh vệ, thế là khí huyết do đó mà suy, cuối cùng thì mất mà chết. Theo Nạn kinh sớ nói thì người ta trông vào vị khí là chính, là nhờ vào vị khí mà sống.
Ngũ tạng luận nói: “Tỳ bất ma thực bất tiêu”, là tỳ không khỏe, ăn không thể tự tiêu được, song lại phải nhờ vị khí sinh lại giúp tỳ tiêu thức ăn. Có thể để Tỳ, Vỵ một ngày không khỏe được à? Nếu muốn Tỳ, Vỵ khỏe thường cứu Tỳ du, Vị du cũng được.
- Tâm trúng phong, chạy lăng nhăng, phát động kinh (giản), vừa nói, vừa khóc, trong ngực buồn loạn, ho nhổ ra máu nên châm Tâm du (Đồng).
Nạn kinh sớ nói: Tâm là chúa của tạng phủ, pháp là không chịu bệnh (phép bất thụ bệnh), bệnh thì thần mất, khí kiệt, theo đó chân tay sẽ trong (thanh) vắt, khớp chân tay lạnh, tên là “chân tâm thống”, ngày phát bệnh thì đêm chết. Chân tay ấm, tên là “Quyết tâm thống”, phải chữa gấp ngay.
Theo “Thiên Kim” nói: Tâm trúng phong, cứu ngay Tâm du trăm mồi, uống “Tục mệnh thang” tức là nệ vào thuyết Tâm du bất khả cứu, là không có Sách vậy. Nhưng Tâm du châm rất khó, nếu trúng giữa tim, một ngày sẽ chết.
Lại hỏi, làm thế nào để tránh không phải châm ư? Nếu muốn không mắc nạn đó, đều đều thường Phải dưỡng cái tâm, sử sự êm đẹp, lo buồn, suy nghĩ không để cho tổn thương cái thần, theo Sách trên, không thể khác thế được, cũng thường uống thuốc “Trấn tâm đan” để phù trợ, cũng là như thế.
- Thận du: Trị hư hao gầy yếu, thận hư thủy tạng lạnh kéo dài, nước tiểu đục, xuất tinh đau trong dương vật, ngũ lao thất thương hư hại, chân lạnh như băng, mình thũng nước.
Nạn kinh sớ nói: Kẹp hai bên xương sống có 2 thận, ở bên trái là thận, bên phải là mệnh môn. Nói về mệnh môn là gốc rễ của tính mệnh. Huyệt ngang bằng với rốn, phàm cứu Thận du phải đứng ở chỗ bằng phẳng, lấy một cái gậy đo bằng với rốn lại đem cái gậy đó so trên cột sống phía đằng sau lưng, thế là biết chỗ đó ngang bằng với rốn. Sau đó đo cách sang hai bên đều thốn rưỡi lấy huyệt. Tức là huyệt Thận du vậy. Phải lấy tay ấn giữa chỗ lõm, sau đó mới cứu thì không sai chỗ của huyệt. Phàm cứu thì lấy số mồi theo tuổi, cứu kiên trì, có công sức, cũng còn ở chỗ bồi bổ con người như thế nào nữa. Người ta thường chịu giữa Đan điền, tôi xem qua ở “Ký Hiệu Phương luận” mới rõ cái hại của gần vợ thế chưa đủ. Quân tử giai lão chi tử rằng: Đàn ông dâm loạn, mất đi cái đạo quân tử, theo cái đức của Trần Nhân Quân, mặc sức cho nhiều, nên theo Quân tử giai lão vậy. Theo giai lão mà không đến được giai lão, người đàn ông nhiều lỗi lắm. Theo Thi nhân gọi là thô bạo, tưởng cũng hiểu được. Đến như sĩ phu chí đắc chí mãn (gặp thời) chẳng hề kiêu ngạo mà đến kiêu ngạo, nàng hầu đến mươi người, ít cũng dăm ba đứa, lời dâm tiếng nhiếc mắng (tiết) không dứt bên tai, không biết tự (khắc) kiềm chế, đâm thả cửa là dục nhiều vậy.
Là con trong nhà, bình tĩnh không lấy làm lạ, người ta hỏi thì nói rằng: Tại mẹ, tức là thánh mẫu (Lời của tôi), chưa khỏi làm người đàn bà ghen, người ta như thế cũng nhiều chồng đã là thánh mà không ghen, tại sao biết mà không ghen? Chỉ là cái vạ vậy. Tuy nhiên 2 năm đã qua (nhị năm chi hóa) đến chỗ không đố kỵ mới thấy. Nay nói thế sao mong khác ở Thi nhân không thể được.
Người xưa mười ngày một lần ngự, Tuân tử, đây là không ghen đã làm cho người hầu đủ số 10 ngày được một lần ngự, chẳng ghen là phải. Do đó không ghen thì lạ. Tôi theo cái biểu có mà ra, lấy đó làm điều răn chồng vợ, chứ không phải cầu cái lạ ở Thi nhân.
- Khúc cốt: Chủ mất tinh, ngũ tạng hư kiệt. Cứu 50 mồi. “Thiên” lại nói rõ thêm chẳng qua hư yếu cực lạnh đều nên cứu.
- Xương tủy lạnh đau, cứu Thượng liêm 70 mồi (Thiên).
Nạn kinh sở Bát hội nói rằng: Phủ hội Trung quản trị bệnh ở phủ. Tạng hội Chương môn, chữa Bệnh tạng ở đó. Cân hội Dương lăng tuyền, bệnh gân chữa ở đó. Tủy hội Tuyệt cốt, bệnh tủy chữa ở đó. Huyết hội Cách du, bệnh huyết chữa ở đó. Cốt hội Đại trữ (Cấm cứu), bệnh xương chữa ở đó. Khí hội Chiên trung, bệnh khí chữa ở đó. Như thế thì cốt tủy có bệnh thường trước là lấy Đại trữ, Tuyệt cốt sau đến Thượng liêm cũng được.
- Bàng quang, Tam tiêu ít tân dịch, Đại Tiểu trường hàn nhiệt (xem mục: Đau lưng), hoặc Tam tiêu hàn nhiệt, cứu Tiểu trường du 30 mồi. Trong Tam tiêu, Bàng quang, Thận nhiệt khí, cứu Thủy đạo, theo tuổi (Thiên).
- Cao hoang du: Chủ không chỗ nào chẳng chữa, gầy mòn, hư tổn, trong một mất tinh, khí ho ngược lên, phát cuồng, hay quên…
Cao hoang du, không chỗ nào chẳng chữa, thế mà cổ nhân chẳng biết cầu huyệt này, là vì Tấn Cảnh Công có bệnh. Tầm y rằng hẵng khoan, để xem đã.
Ở hoang chi thượng (trên chỗ hoang), cao chí hạ (dưới chỗ thấp), công thì không được, đạt thì không tới, thuốc không đến sao, không thể như thế, Tấn hầu đã là lương y, mà Tôn Chân Nhân có thể cười là vụng về, là không thể tìm huyệt mà cứu vậy.
Nếu như xích long đan của Lý Tử Dực có thể trị được quí ở trên Cao hoang, dưới Ngũ âm, không cần đến cứu, là không riêng vụng ở, không biết cứu cũng không có thuốc diệt quỉ, cũng là tài chỉ có đến đó thôi.
Nguồn tin: TƯ SINH KINH -Q3 - LÊ VĂN SỬU dịch