ĐINH LĂNG VÀ BÀI THUỐC

Thứ sáu - 03/05/2024 06:05
  1. Mỏi mệt , biếng hoạt động: Rễ đinh lăng phơi khô thái mỏng 5gr. Thêm 100ml nước, đun sôi 15 phút, chia 2-3 lần uống trong ngày.
  2. Sưng vú: Cành lá Đinh lăng 30-40gr. Thêm 300ml nước sắc còn 200ml, uống nóng ngày 1-2 lần.
  3. Thông tia sữa, căng vú sữa: Rễ Đinh lăng 30-40gr. Thêm 500ml nước sắc còn 250ml, uống nóng.Uống luôn 2-3 ngày vú hết nhức, sữa chảy bình thường.
  4. Phụ nữ sau khi sinh uống nước sắc lá đinh lăng khô thấy cơ thể nhẹ nhõm, khỏe mạnh , có nhiều sữa.
  5. Rễ Đinh lăng sắc uống 30gr/ ngày chữa di chứng do sử dụng kháng sinh sau đẻ.
  6. Mẩn ngứa do Dị ứng: lá Đinh lăng 80gr, sao vàng sắc uống . Dùng trong 2-3 tháng.
  7. Chữa vết thương: Giã nát lá đắp.
  8. Lá Đinh lăng khô đem lót gối hoặc trải giường cho trẻ em nằm để phòng bệnh kinh giật
  9. Lá dùng tươi giã nát đắp ngoài trị viêm thần kinh, thấp khớp và các viết thương.
  10. Tiểu bí: Lá tươi Đinh lăng nếp 1 nắm to, sao vàng , đổ 3 bát sắc còn 1 bát, uống ấm . Uống 10 phút sau tiểu ra nhẹ nhàng (ly Huỳnh Minh)
  11. Tiểu đường : Lá Đinh lăng nếp tươi 100gr, sắc khoảng 1 giờ cho ra hết nhựa, lấy nước thuốc  chia 2 lần uống. Bã còn lại sắc uống thay trà. Uống liên tục khoảng 15 ngày , thử nước tiểu lại, uống tiếp. Bài này nhiều người uống có hiệu quả tốt ( LY Huỳnh Minh)
  12. Hen suyễn: Lá Đinh lăng, đâm vắt nước, bỏ chút muối, uống vài ngày ( LY Huỳnh Minh)
  13. Chứng đau dạ con: Lấy cành và lá Đinh lăng rửa sạch sao vàng sắc uống thay nước trà ( HT,Q4, tr 142)
  14. Phương thuốc thần nghiệm để chữa chứng đau bụng vì huyết, đau dạ con, hay là ứ huyết không thông: Vị Đinh lăng thái phiến sao vàng độ 1 bát nhỏ sắc với nước mà uống , công hiệu như thần ( HT,Q4,tr 357)
  15. Trị suy nhược, Thiếu máu, ho lâu ngày, mồ hôi ra nhiều: Đinh lăng, Sinh địa, Thiên môn, Tang diệp, Mạch đông mỗi thứ 12gr sắc uống( 540 bài thuốc đông y, TĐPT, tr 1085)
  16. Ngâm rượu: Rễ Đinh lăng khô, sao khi đã thu hái "không sao tẩm" 150gr tán nhỏ, ngâm với 1 lít rượu có độ cồn từ 35-40o trong 7-10 ngày. Thỉnh thoảng lắc đều. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 5-10ml, uống trước bữa ăn độ 30 phút.
  17. Thuốc bột và thuốc viên: Rễ Đinh lăng đã sao tẩm (150gr) tán nhỏ, rây mịn, ngày uống 0,5 đến 1gr. Trộn với mật ong, vo thành viên, mỗi viên độ 0,25-0,50gr. Ngày uống 2-4 viên chia làm 2 lần, trước bữa ăn độ 30 phút.
  18. Thuốc hãm: Rễ Đinh lăng đã sao tẩm (10-15gr) hãm với nước sôi như hãm với nước chè, uống nhiều lần trong ngày. Nói chung rễ Đinh lăng tăng cường sinh lực, dẻo dai, tăng cường sức chịu đựng của cơ thể.
  19. Bồi bổ cơ thể, ngừa dị ứng :Lá đinh lăng tươi từ 150-200 g, nấu sôi khoảng 200 ml nước. Cho tất cả lá đinh lăng vào nồi, đậy nắp lại, sau vài phút, mở nắp và đảo qua đảo lại vài lần. Sau 5-7 phút, chắt ra để uống nước đầu tiên, đổ tiếp thêm khoảng 200 ml nước vào để nấu sôi lại nước thứ hai. Cách dùng lá tươi thuận tiện vì không phải dự trữ, không tốn thời gian nấu lâu, lượng nước ít, người bệnh dễ uống nhưng vẫn đảm bảo được lượng hoạt chất cần thiết.
  20. Chữa tắc tia sữa : Rễ đinh lăng 40 g, gừng tươi 3 lát, đổ 500 ml nước sắc còn 250 ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng.
  21. Chữa nổi mề đay, mẩn ngứa do dị ứng : Lá đinh lăng khô 80 g, đổ 500 ml nước sắc còn 25 0ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày.
  22. Ho suyễn lâu năm :Rễ đinh lăng, bách bộ, đậu săn, rễ cây dâu, nghệ vàng, rau tần dày lá tất cả đều 8 g, củ xương bồ 6 g; Gừng khô 4 g, đổ 600 ml sắc còn 250 ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.
  23. Phong thấp, thấp khớp :Rễ đinh lăng 12 g; Cối xay, Hà thủ ô, Huyết rồng, rễ Cỏ xước, Thiên niên kiện tất cả 8 g; Vỏ quít, Quế chi 4 g (Riêng vị quế chi bỏ vào sau cùng khi sắp nhắc ấm thuốc xuống). Đổ 600 ml nước sắc còn 250 ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng.


  24.  

 

Nguồn tin: Đông y HC tổng hợp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây