THUỐC TẢ HẠ

Thứ năm - 19/12/2024 02:34
Chương 4
 

THUỐC TẢ HẠ


Ý nghĩa và tác dụng của thuốc tả hạ về mặt lý luận và thực tiễn điều trị, không dừng ở chỗ thông tiện, khái quát lại có 6 điểm như sau:
  1. Dùng chữa chứng dương sinh phủ thực. Mục đích của nó là điều hoàn kết nhiệt ở vị tràng, tẩy xổ phân táo bón tích ở trong ruột. Biểu hiện lâm sàng điển hình là bốn chứng “bĩ, mãn, táo, thực”, quy tụ lại là đại thừa khí chứng mà bài Điều khí thang là phương thuốc tiêu biểu.
  2. Dùng chữa nhiệt độc. Mực đích của nó là tả hỏa, thanh nhiệt giải độc. Bệnh chứng điển hình, thường thấy xuất hiện trong bệnh ngoại cảm nhiệt như sốt cao, buồn bực, mơ màng, nói lảm nhảm hoặc chân tay co rút, hôn mê, rêu lưỡi vàng. Bài Tả tâm thang (nói ở chương 3) là phương thuốc tiêu biểu.
  3. Dùng chữa âm hàn tích trọc. Âm hàn tích trọc là nói do âm hàn tích trệ gây nên đau bụng, bí đại tiện, Tam vật bị cấp hoàn là phương thuốc tiêu biểu. Hoặc do dương khí suy vi, không thể hóa trọc  gây nên hàn trọc nội trở như điều trị chứng viêm thận niệu độc mạn tính. Đại hoàng phụ tử thang, Ôn tỳ thang là phương thuốc tiêu biểu.
  4. Dùng chữa chứng hỏa khí bốc uất lên trên. Hỏa khí bốc uất lên trên, phần nhiều do phong nhiệt thịnh lên trên hoặc do phế vị uất hòa hoặc do can hỏa thượng nghịch dẫn đến đau đầu kịch liệt, mặt hồng mắt đỏ, chân răng sưng nhức, xuất huyết, miệng lưỡi lở nứt, Phòng phong thông kinh tán (thường dùng chữa phong nhiệt bốc lên), Lương cách tán (thường dùng chữa phế vị uất nhiệt), Đương quy long hội hoàng (thường dùng chữa can hỏa thuận nghịch) đều là những phương thuốc tiêu biểu.
  5. Dùng chữa thủy ẩm nội đình, đờm, dãi ủng tắc mà gây nên thủy trũng, bụng đầy, ho. Mục đích của nó là công trục thủy ẩm, hạ đờm gắng nghịch. Thập táo hoàn, Khống điên đan là những bài thuốc tiêu biểu.
  6. Dùng chữa đơn thuần bí đái tiện (kể cả bí đái tiện theo thói quen), mục đích là nhuận trường thông tiện. Phương thuốc tiêu biểu là Ngũ nhân hoàn.
Sáu điều nói trên chỉ là nhìn từ góc độ lâm sàng để nói rõ tác dụng và phạm vi thích ứng của nó. Nếu như phân tích từ vị thuốc hợp thành bài thuốc tả hạ, thì các bài thuốc từ điều 1 đến điều 4 phần lớn dùng Đại hoàng làm thuốc chủ, lúc công trục viêm táo thường dùng cùng Mang tiêu, tác dụng tả  hạ tương đối mạnh.
Những bài thuốc này sở dĩ dùng Đại hoàng làm thuốc chủ không chỉ Đại hoàng kích thích được các cơ ở ruột, gây nên co bóp, tiết ra chất nhờn dẫn đến tả hạ thông đại tiện mà còn quan trọng hơn là Đại hoàng còn có chức năng tả hỏa, thanh nhiệt, tiết dung giải độc và hoạt huyết khử ứ. Theo kết quả nghiên cứu thực nghiệm hiện đại, Đại hoàng ngoài tác dụng tả hạ ra còn có tác dụng ức chế vi khuẩn, lợi đờm, xúc tiến huyết dịch tuần hoàn ở ruột và bổ sung huyết.
Các phương thuốc tả hạ lấy Đại hoàng làm thuốc chủ, tuy gia giảm các vị khác nhau để hành khí phá khí, thanh nhiệt giải độc, dưỡng âm tăng dịch, phát tán ngoại tà, ôn dương tán hàn hoặc phù chính ích khí nhưng tác dụng chủ yếu vẫn là do bản thân Đại hoàng.
Phương thuốc ở điểm thứ 5, thường dùng Cam toại, Nguyên hoa, Đại kích làm vị chủ vì nó có thể làm thành ruột tiết ra dịch thủy mà gây ra tả hạ mạnh nên gọi là trục thủy tể. Phương thuốc này thường dùng trị chứng thủy trủng, phúc thủy. Nhưng phải nêu rõ, trục thủy tả hạ chỉ là cách chữa tạm thời, là biện pháp khẩn cấp thì chữa kịp thời, khi chẩn đoán lâm sàng cần nắm vững thời cơ sử dụng.
Vị thuốc tả hạ ở điểm thứ 6 thường dùng loại quả và nhân có nhiều chất dầu để nhuận tràng thông tiện, tác dụng tương đối đơn thuần. Phương thuốc tả hạ ở điểm 5, điểm 6 lúc cần thiết cũng có thể dùng Đại hoàng.
Thuốc tả hạ là một phương pháp công tà. Lúc điều trị cần phân biệt rõ bệnh nhân chính khí mạnh yếu, tà khí thịnh suy và tương quan lực lượng giữa hai bên chính tà mà chọn phương thức tả hạ cho chính xác mới đạt được mục đích mong muốn. Đàn bà có thai kỵ dùng thuốc tả hạ mạnh.
 
 
 




Thành phần:
    1. Đại hoàng 8-16 gam

ĐẠI THỪA KHÍ THANG
(Phụ: Phúc phương đại thừa khí thang)
« Thương hàn luận »
 
    1. Mang tiêu (hiện nay dùng chất của nó đã tinh chế là Huyền minh phấn) 12-20 gam
    2. Hậu phác 8-16 gam
    3. Chỉ thực   8-16 gam
Cách dùng: Ngày dùng 1 thang, sắc nước uống. Cho Hậu phác và Chỉ thực đun sôi 3-5 lần, lọc bỏ bã rồi cho Mang tiêu hoặc Huyền minh phấn, trộn vào là dùng được. Uống nước đều, 2-3 giờ sau vẫn chưa thấy tả hạ lại uống nước thứ 2, nếu đã thông đại tiện thì không uống tiếp nữa.
Công dụng: Điều hòa thực nhiệt ở vị tràng, công hạ phân tích tụ ở tràng, tiêu bĩ trừ mãn và tả hỏa giải
độc, tiết nhiệt lợi đờm.
Chữa chứng bệnh: Trong sách “Thương hàn luận” và “Kim quy yếu lược ngày xưa ghi chép phạm vi thích ứng của bài thuốc này là:
  1. Chứng dương minh phủ thực: sốt cơn, nói lảm nhảm, cuồng tháo, bụng đầy căng ấn vào thấy cứng chắc, không đánh rắm được, tay chân lấm tấm mồ hôi, rêu lưỡi nám vàng hoặc nám đen, mép lưỡi nổi gai hoặc rêu lưỡi táo nứt nẻ, mạch có lực nhưng trầm hoạt.
  2. Nhiệt kết bàng lưu: Tức là bệnh chứng biểu hiện sốt cao, buồn bực, tâm thần mê mẩn, bụng đầy căng đau tức, hạ lợi uế trọc không thoải mái, rêu lưỡi nám vàng, mạch hoạt sác, cũng là chứng dương minh phủ thực nhưng có hiện tượng giả về hạ lợi.
  3. Thuộc chứng dương minh phủ thực dẫn đến hôn quyết, kinh quyết như sốt cao, hôn mê, tay chân co rút, cấm khẩu răng nghiến, ngực bụng chướng đầy, đại tiện bí, thậm chí bị uốn ván.
Hiện nay, khi điều trị những người tràng bị trở tắc, viêm túi mật cấp tính, viêm ruột thừa cấp tính, tinh thần phân liệt mà bí đại tiện và trong quá trình chữa bệnh nhiệt tính mà thấy sốt cao, hôn mê, kinh phong, nói lảm nhảm thuộc chứng dương minh phủ thực, thường lấy phương thuốc này làm cơ sở, gia giảm thêm vị mà dùng.
Giải bài thuốc: Bài thuốc này gồm hai bộ phận là tả hạ và hành khí. Đại hoàng khổ hàn nhằm tiết nhiệt, tả hỏa, giải độc; Mang tiêu hàn nhằm nhuận táo, phá kết, nhuyễn kiên là bộ phận có tác dụng chủ yếu là tả hạ của bài thuốc này, điều hòa nhiệt kết ở tràng vị công hạ phân bị tích kết ở đại tràng. Hậu phác khổ hàn có tác dụng khoan trung hành khí, chỉ thực khổ hàn có tác dụng phá khí tiêu tích đạo trệ là bộ phận hành khí của bài thuốc này để tiêu bĩ trừ mãn. Phối hợp giữa hành khí và tả hạ với nhau có tác dụng hiệp đồng, khiến cho tác dụng tả hạ tăng thêm.
Người xưa đối với tác dụng của bài thuốc này, quy nạp thành 4 chứng “bí, mãn, táo, thực” - “Bí” là nói ở bụng dưới có cục cứng (tự cảm thấy hoặc sờ nắn thấy) hoặc do đó mà sinh ra bị chèn ép, cứng tắc và đau bụng, “Mãn” là nói bụng dưới đầy chướng, “Táo” là nói táo ở ruột, tức là trong ruột có phân cục cứng nên đại tiện bí kết, rêu lưỡi khô táo, “Thực” là nói phủ thực, tức là có thực tà, trong ruột có thức ăn và phân tích lại. Phương thuốc này dùng 4 vị Chỉ thực, Hậu phác, Mang tiêu, Đại hoàng là nhằm vào bốn chứng “bí, mãn, táo, thực”. Cho nên lúc vận dụng thực tế điều trị gia giảm vị thuốc nào, liều lượng bao nhiêu là căn cứ “bí, mãn, táo, thực” nặng nhẹ mà linh hoạt sử dụng.
Căn cứ tư liệu nghiên cứu gần đây, tác dụng tả của Đại hoàng chủ yếu là trong vị thuốc có chất... nhờn kích thích làm cho cơ ruột co bóp, tiết ra chất nhờn mà tạo nên tác dụng tả hạ thông đại tiện. Thực nghiệm lại chứng minh, Đại hoàng đem sắc quá lâu, chất nhờn bị phí ra thì tác dụng tả hạ sẽ kém đi, ngoài ra Đại hoàng còn có chất chua tiết ra nên lại có tác dụng thu liễm. Vì vậy, khi nói về cách dùng Đại hoàng người xưa nói: “Đại hoàng sống khí nhuê mà đi trước, Đại hoàng chín khí đồn, mà hòa hoãn” là rất có lý vậy. Bài thuốc này dùng Đại hoàng sống uống sau là đạt được tác dụng tả hạ, bài Tiểu thừa khí thang dùng Đại hoàng sống cùng sắc lên thì đạt được tác dụng hoãn tả hạ. Ngoài ra bài thuốc này dùng Đại hoàng là thuốc chủ không chỉ đạt tác dụng tả hạ mà còn tác dụng tiết nhiệt, tả hỏa, giải độc. Những năm gần đây trong thể nghiệm ngăn chặn vi khuẩn ở ngoài da cùng phát hiện thấy Đại hoàng có tác dụng rõ rệt ngăn chặn các loại Bồ đào cầu khuẩn bị tật can khuẩn lục nồng can khuẩn, phế viêm song cầu khuẩn. Mang tiêu vì nó có chất chua nên có tác dụng gây tả. Còn như Hậu phác, chỉ thực có tác dụng hành khí khoan trung nên có thể làm cho đường tiêu hóa ở vị tràng tăng thêm co giãn
 
mà trong quá trình thực nghiệm mới phát hiện ra. Điều cần đặc biệt chú ý là, các bài thuốc trong  những năm gần đây chữa các chứng bệnh bí tiện ở ruột, viêm cấp tính túi mật, viêm cấp đại tính ở đường tiết niệu, viêm cấp tính ở ruột thừa đều từ bài thuốc trên phát triển ra. Lý luận cơ bản và y học “lục phủ dĩ thông vi dụng” “bất thông tắc thống” “thống tùy lợi giảm” lại một lần nữa chứng minh trong thực tế. Thông qua nghiên cứu các phương thuốc phức hợp của bài thuốc này, có thể sơ bộ chứng minh bài thuốc có tác dụng tăng thêm sự co giãn đường tiêu hóa, tăng thêm dung tích đường tiêu hóa, cải thiện sự tuần hoàn huyết dịch ở đường tiêu hóa, hạ thấp sự thông thấu của các mạch máu nhỏ li ti, làm cho túi mật co bóp, mở rộng miệng ống mật, làm nước mật tiết ra nhiều, làm cho nguyên lý “hạ pháp” của y học có thêm luận cứ mới.
Cách gia giảm: Bài này là phương thuốc cơ bản về tả hạ. Thuốc thông hạ lấy Đại hoàng làm vị thuốc chủ thực chất đều từ bài thuốc này mà biến hóa đi. Các bài Lương cách tán, Tăng dịch thừa khí thang, Hoàng long thang, Phòng phong thông kinh tán đều căn cứ bệnh tình cụ thể mà gia giảm từ bài thuốc này. Ngày nay bài thuốc chữa chứng đau bụng cấp tính đều từ bài thuốc này phát triển lên. Việc tạo thành các bài thuốc, cách gia giảm, xem kỹ ở cách giải các bài, ở đây chủ yếu so sánh hai bài Tiểu thừa khí thang Điều vị thừa khí thang để nói rõ cách gia giảm của bài thuốc mà thôi. Tiểu thừa khí thang do 3 vị Đại hoàng, Hậu phúc, Chỉ thực hợp thành, so với bài thuốc này thiếu vị Mang tiêu, Đại hoàng cùng sắc chung với các vị khác mà không cho vào sau. Bài này, liều lượng Hậu phác, Chỉ thực so với bài Đại thừa khí thang giảm 3/4 và 2/5 nên tác dụng chủ yếu của nó là thanh nhiệt tả hỏa, khoan trung hành khí, khác với bài Đại thừa khí thang là công trục phân táo bón, điều hòa tràng vị kết nhiệt. Cho nên trong “Thương hàn luận” nói Tiểu thừa khí thang thích hợp chữa bệnh gì, chỉ nhấn mạnh “tiện cương” (tức là giải khỏi phân cứng trong đại tiện) có khác với Đại thừa khí thang giải bí đái tiện, bế khí.
Bởi vì triệu chứng “táo kết” ở trong ruột nhẹ hơn so với chứng bệnh của Đại thừa khí thang nên không cần dùng Mang tiêu hàm hàn đến nhuận hạ, làm mềm nhuyễn phân cục, Đại hoàng cũng không phải cho vào sau khi đun sắc thuốc để giảm nhẹ tác dụng tả hạ, đồng thời liều lượng Hậu phác, Chỉ thực cũng giảm đi tương ứng.
Bài Điều vị thừa khí thang gồm 3 vị Đại hoàng, Mang tiêu, Cam thảo hợp thành, chủ yếu nhằm chữa 2 loại bệnh táo, thực, đặc trưng là đại tiện bí, bụng đầy ác nhiệt, miệng khát. Tuy cùng dùng Đại hoàng với Mang tiêu nhưng không dùng Hậu phác, Chỉ thực, gia thêm Cam thảo để hòa với vị hoãn trung, tác dụng tả hạ tuy mạnh mà không tổn thương chính khí. Gọi là điều vị thừa khí tức là trong công hạ có cả hòa trung. Ba phương thuốc Đại thừa khí thang, Tiểu thừa khí thang, Điều vị thừa khí thang đều là phương thuốc chủ yếu chữa dương minh phủ thực nhưng do bệnh tình cụ thể khác nhau tức là 4 loại bệnh “bí, mãn, táo, thực” nặng nhẹ khác nhau mà có phân biệt khác nhau. Tiểu thừa khí thang chữa bí, mãn là chính, Điều vị thừa khí thang chữa táo, thực là chính, Đại thừa khí thang chữa đủ 4 bệnh bí, mãn, táo, thực, cho nên lúc lập phương thuốc có sự biến hóa gia giảm nói trên.

 

Phương thuốc phụ:

Phúc phương đại thừa khí thang: (Bài thuốc kinh nghiệm của bệnh viện Nam Khai - Thiên Tân)
 
    1. Đại hoàng   20 gam (cho vào sau)
    2. Mang tiêu    12-20 gam (uống thẳng)
    3. Hậu phác    40 gam
    4. Chỉ xác       12 gam
Dùng chữa bệnh đường ruột táo bón, đầy hơi.
 
    1. Đào nhân              12 gam
    2. Xích thược            5 gam
    3. Thái phục tử (sao) 40 gam
 
 
  LƯƠNG CÁCH TÁN  

Thành phần:
  « Hòa lợi cục phương »
1. Đại hoàng 20 gam 5. Mang tiêu 20 gam
2. Cam thảo 20 gam 6. Chi tử 10 gam
3. Hoàng cầm 10 gam 7. Bạc Hà diệp 10 gam
4. Liên kiều 40 gam    
 
Cách dùng: Liều lượng nói trên là tỷ lệ liều lượng của nguyên phương dược chế theo thuốc tán. Hiện nay trong khi chữa bệnh thường dùng thuốc chế sẵn ở các hiệu thuốc, mỗi lần dùng 12-24 gam, bọc lại đun sắc lên ngày uống 1-2 lần hoặc gia thêm 1 gam lá tre cùng ít mật ong đun sắc lên, trẻ con dùng liều lượng ít hơn. Cũng có thể dùng liều lượng thích hợp chuyển thành thuốc thang, ngày dùng một thang chia 2 lần uống.
Công dụng: Thanh nhiệt giải độc, tả hỏa thông tiện.
Chữa chứng bệnh: Nhiệt ngoại cảm nhiệt thịnh ở phế vị biểu hiện sốt cao, mặt đỏ, đầu đau, cổ họng sưng đau, miệng lưỡi nứt nẻ, răng đau, mũi chảy máu, hông cách phiền nhiệt, đại tiện bí kết, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác.
Giải bài thuốc: Bài này là phương thuốc tiêu biểu chữa uất nhiệt ở Thượng tiêu, trung tiêu táo thực. Bài thuốc dùng Liên kiều, Chỉ tử, Hoàng cầm có tính khổ hàn để tiết nhiệt ghép chung với Đại hoàng, Mang tiêu để tả thực công hạ, khu tà nhiệt theo đường đại tiện mà ra, trừ táo thực ở trung tiêu, dùng Bạc hà có tính tân lương để xua tan uất nhiệt ở Thượng tiêu. Vì vậy, bài này tuy dùng Đại hoàng, Mang tiêu có tác dụng tả hạ thông tiện thuộc phạm vi ở phương pháp tả hạ, nhưng phân tích cách ghép vị thuốc và tỷ lệ liều lượng thì mục đích chủ yếu của bài thuốc này là thanh nhiệt tả hỏa. Còn việc tả hạ thông tiện chỉ là để tiết hết tà ra ngoài nên lấy tên là Lương cách tán.

Cách gia giảm: Bài này thường dùng thuốc chế sẵn bọc lại mà đun sắc. Hiện nay lúc chữa bệnh viêm túi mật cấp tính, sỏi mật thường lấy bài này làm cơ sở để gia giảm. Lúc thấy hoàng đản thì gia Nhân trần, Uất kim. Ngực hông đau chướng gia Sài hồ, Xuyên luyện tử, Diệu hồ sách, lúc bị sỏi mật thì gia Kim tiền thảo, Hổ trượng, Chỉ thực (xác). Ngoài ra bị viêm não, viêm màng não cấp tính thấy đại tiện bí, buồn bực, cũng có thể từ bài thuốc này làm cơ sở gia Đại thanh diệp, Bản lam căn, Bồ công anh để thanh nhiệt, tả hỏa, giải độc.


PHÒNG PHONG THÔNG KINH TÁN
« Tuyên minh luận »
Thành phần:
 
  1. Phòng phong 40 gam
  2. Kinh giới        40 gam
  3. Liên kiều       40 gam
  4. Ma hoàng       40 gam
  5. Bạc hà           40 gam
 
  1. Xuyên khung 40 gam
  2. Đương quy     40 gam
  3. Thược dược   40 gam
  4. Bạch truật      40 gam
  5. Chi tử          40 gam
 
  1. Đại hoàng   40 gam
  2. Mang tiêu    40 gam
  3. Cam thảo    80 gam
  4. Hoạt thạch 120 gam
 
Cách dùng: Liều lượng nói trên là liều lượng chế thành thuốc tán của nguyên bài thuốc, mỗi lần dùng 12-20 gam, bọc vải đun sắc uống. Hoặc dùng thuốc hoàn mỗi lần chừng 12 gam, cũng có thể chuyển thành thuốc thang đun sắc uống.
Công dụng: Tán phong giải biểu, thanh nhiệt tả hỏa, thông đại tiện.
Chữa chứng bệnh: Bài này thường dùng chữa chứng thực nhiệt, biểu lý đều thực, phong hòa thịnh như rét nhiều sốt dữ, buồn bực, đau đầu, bí đại tiện, nước tiểu đỏ, rêu lưỡi dày nhờn hoặc chứa cáu bẩn, mạch hoạt hoặc huyền sác.
Giải bài thuốc: Bài này là phương thuốc kép giải cả biểu và lý, Phòng phong, Kinh giới, Ma hoàng, Bạc hà, Kiết cánh giải biểu tuyên phế. Liên kiều, Chi tử, Hoàng cầm, Thạch cao thanh nhiệt. Đại hoàng, Mang tiêu tả hỏa. Hoạt thạch lợi thủy thanh nhiệt, gia thêm Bạch truật, Cam thảo kiện tỳ hòa trung, Đương quy, Thược dược, Xuyên khung hoạt huyết chỉ thống nhằm công tà mà không tổn chính để đạt tới tán phong thanh nhiệt, tả hỏa giải độc, giải biểu thông lý.
Cách gia giảm: Bài này lúc dùng làm thuốc thang có thể căn cứ bệnh tình cụ thể mà linh hoạt gia giảm. Nếu thấy biểu chứng nghiêm trọng, phong hỏa nung uất ở trung, thượng tiêu mà đau đầu như búa bổ, mặt đỏ, mắt đỏ, miệng khát mà hôi thì thêm Khương hoạt, Ngưu bàng là thuốc giải biểu mà không dùng Bạch truật, Đương quy, nếu không bí đại tiện thì dùng Chế đại hoàng không dùng Mang tiêu, rét dữ đau đầu, biểu chứng không rõ rệt thì giảm bớt thuốc giải biểu.
 
 
 




Thành phần:

HOÀNG LONG THANG
(Phụ: Tăng dịch thừa khí thang, Tân gia hoàng long thang)
« Thương hàn lục thư »
 
    1. Đại hoàng                    8-16 gam
    2. Mang tiêu                    12-20 gam
    3. Hậu phác                     4-8 gam
    4. Chỉ thực                      8-16 gam
    5. Nhân sâm (Đẳng sâm) 8-12 gam
 
    1. Đương quy         8-16 gam
    2. Kiết cánh           4-8 gam
    3. Cam thảo           4 gam
    4. Gừng sống         1 lát
 
Cách dùng: Ngày dùng một thang, đun sắc, chia 2 lần uống.
Công dụng: Phù chính công hạ.
Chữa chứng bệnh: Dương minh phủ thực, giải công hạ, bụng đầy cứng, bí đại tiện hoặc đại tiện không lợi, lại phát sốt, buồn bực, miệng khát, nói lảm nhảm. Toàn thân suy nhược, tinh thần mỏi mệt, chính hư tà thực, người già thể lực suy nhược đại tiện trắc trở, đường ruột yếu kém.
Giải bài thuốc: Bài này là Đại thừa khí thang gia thêm các vị thuốc ích khí (Nhân sâm), dưỡng huyết (Đương quy) tạo thành. Các vị thương táo trong bài thuốc là để hòa vị điều trung, có:
  1. Lợi cho việc phát huy khả năng thăng thanh giáng trọc của vị tràng. Vì vậy cấu thành bài thuốc này có thể cho chia ra làm hai bộ phận là tả hạ công tà và ích khí, dưỡng huyết, hòa vị, là cách  vừa công vừa bổ, nhưng trọng điểm phụ là công mà không phải bổ. Phù chính bổ hư chỉ là trợ cho việc trục tà ra ngoài thì thuốc tả hạ mới phát huy được tác dụng.
  2. Còn việc khí huyết bị hao thương, chỉ sau khi triệt để giải trừ chứng đương minh phủ thực thì mới khôi phục được. Bài này dùng thuốc bổ hư trong thuốc công hạ là phát triển bài Tam thừa khí thang, là nguyên tắc cơ bản xác định cách chữa thực chứng thể hư.
Cách gia giảm: Bài này thích hợp với người mắc chứng dương minh phủ thực hoặc mắc chứng dương minh phủ thực không chạy chữa mà tổn thương khí huyết. Nhưng trong lúc lâm sàng, tình hình cụ thể của những bệnh nhân này thường biểu hiện không giống nhau: Có người lấy khí hư làm chính như mặt mày hoảng hốt, tinh thần mệt mỏi, khí đoản, buồn ngủ, rêu lưỡi dày nhờn, lúc này nên dùng nhiều sâm, truật, lúc nôn mửa nặng, có thể dùng Bán hạ, nước gừng, có người lấy âm dịch khuy hao làm chính như thang hòa, buồn bực, lưỡi đỏ bóng, nôn khan) lúc này có thể gia các vị thuốc tư âm dưỡng dịch như sinh địa, Mạch môn, Huyền sâm, bỏ đi các vị khổ táo như Hậu phác, Chỉ thực. Bài Tăng dịch thừa khí thang trong “Ôn bệnh điều biện” là bài thuốc tiêu biểu về tư âm công hạ. Nếu người bệnh âm và khí đều hư, có thể dùng cả sâm, địa, Tân gia hoàng long thang thuộc loại này, khi lâm sàng có thể căn cứ tình bình cụ thể mà chọn bài thuốc.
 

Phụ phương:

 
  1. Tăng dịch thừa khí thang:
Huyền sâm, Mạch môn, Sinh địa, Đại hoàng, Mang tiêu. Chữa chứng dương minh phủ thực mà âm hư thương tân.
  1. Tần gia Hoàng long thang:
Huyền sâm, Mạch môn, Sinh địa, Đương quy, Hải sâm, Cam thảo, nước gừng, Đại hoàng, Mang
tiêu.
Có thể gia giảm ứng dụng chữa chứng dương minh phủ thực, khí và âm đều tổn thương, chính hư tà thực. Vị Hải sâm trong bài, thường bỏ đi không dùng.
 

TAM VẬT BỊ CẤP HOÀN
« Kim quỹ yếu lược »
Thành phần:
    1. Ba đậu               40 gam
    2. Đại hoàng          8 gam
    3. Can khương       80 gam
Cách dùng: Nghiền bột nhỏ luyện với 40-50% mật làm hoàn như hạt đậu xanh (nguyên bài thuốc thì 3 vị nói trên liều lượng đều bằng nhau, theo thuốc chế sẵn của Thượng Hải). Mỗi lần dùng 5 phân, uống với nước nóng.
Công dụng: Công trục lãnh tích.
Chữa chứng bệnh: Bụng đầy chướng, đại tiện bí không thông, thậm chí miệng cấm khẩu thở gấp, vô nhiệt, vô hư.
Giải bài thuốc: Bài này dùng Ba đậu tính tân nhiệt toan hạ, khai thông bế tắc là thuốc chủ, Can khương giúp Ba đậu tính tân nhiệt để trục hàn, Đại hoàng giúp Ba đậu tả hạ để công tích. Ba vị phối hợp dùng, tác dụng tả hạ rất nhanh là bài thuốc tiêu biểu về cách ôn hạ. Chữa bệnh tích thực hàn khí tích kết ở vị tràng, bế tắc không thông, thậm chí đột nhiên bụng đau, vòm bụng đầy chướng nổi lên cao, đại tiện không thông, hơi ứ không chuyển đến nỗi mặt xanh, cấm khẩu, bế cấm khẩu, bế quyết. Sau khi uống thuốc thường thường sôi bụng sau đó đại tiện thông (giữa chừng phản ứng nôn mửa), bệnh trạng giải từ từ, phải chuẩn bị sẵn lúc cần dùng gấp cho nên gọi là Tam vật bị cấp hoàn. Hiện nay cũng dùng bài thuốc này chữa đơn thuần về đường tiêu hóa không thông mà cấp tính và hàn tích lâu ngày trở thành lỵ cho người thể chất thực, cũng thu được hiệu quả nhất định.


ĐẠI HOÀNG PHỤ TỬ THANG
« Kim quỹ yếu lược »
Thành phần: .
  1. Đại hoàng 8-12 gam
  2. Phụ tử       8-12 gam
  3. Tế tân       3-6 gam
Cách dùng: Ngày dùng một thang đun sắc chia 2 lần uống.
Công dụng: Ôn dinh tán hàn chỉ thống, công kí kiên phá tích thông hạ.
Chữa chứng bệnh: Âm hàn tích tụ, vòm bụng đầy chướng nên đau, đại tiện bí, chân tay lạnh, sợ lạnh hoặc phát sốt, rêu trắng, mạch trầm huyền.
Giải bài thuốc: Bài này là phương thuốc tiêu biểu về cách ôn hạ. Đại hoàng tuy tính chất thuộc khổ hàn như sau khi ghép với Phụ tử tính chất bản ôn đại nhiệt, tác dụng chủ yếu của nó không phải tả nhiệt mà cùng Phụ tử phát huy tác dụng tẩu, tiết công hạ để khử trừ âm hàn tích tụ bên trong. Dùng Tế tân là lấy chất cay của nó để ôn kinh phát tán. Trong “Thương hàn luận” khi hàn tà phục ở âm phận, thường thường dùng Tế tân ghép với Phụ tử để tăng thêm tác dụng khu trừ hàn tà. Bài này cũng như bài Ma hoàng phụ tử tế tân thang đều cùng dùng Phụ tử, Tế tân. Nhưng bài này cùng ghép với Đại hoàng thì trọng điểm phụ của nó ở thực hàn tích tụ bên trong. Người xưa cho rằng “phi ôn bất năng tán kỳ hàn, phi hạ bất năng trừ kỳ thực, phi tân bất năng phát kỳ uất”. Cho nên dùng 3 vị Phụ tử, Đại hoàng, Tế tân là để thông ôn công hạ, tán hàn chỉ thống thuộc về cách ôn hạ vậy. Bài Ma hoàng phụ tử tế tân thang dùng Tế tân ghép với Ma hoàng thì trọng điểm phụ của nó là ôn tán hàn tà theo biểu mà giải, đó thuộc về cách ôn kinh giải biểu.
Cách gia giảm: Bài này vốn chừa hàn tà tích trệ ở bên trong mà có biểu chứng sợ lạnh hoặc phát sốt nên dùng Tế tân lấy thế lợi đạo để uất phát ra, nếu không phát sốt, đầu đau thì bỏ Tế tân, gia thêm Sinh khương hoặc Can khương, nếu đau bụng rất là nguy cấp thích sờ nắn, xoa ấm có thể thêm Quế chi, Bạch thược để hòa Vinh chỉ thống, rêu cáu bẩn, bụng chướng, đầy ứ tích trệ tương đối nặng có thể gia thêm Chỉ thực, lục thầm khúc để tiêu tích đạo trệ. Người thể hư hoặc tích trệ nhẹ, thì dùng Chế đại hoàng.
 
 
 



Thành phần:
  1. Đại hoàng          8-16 gam
  2. Can khương       4-8 gam
  3. Cam thảo           4-8 gam

ÔN TỲ THANG
« Thiên kim phương »

 
  1. Phụ tử                                   8-12 gam
  2. Nhân sâm (hoặc Đảng sâm)   4-12 gam
 
Cách dùng: Ngày dùng một thang, đun sắc, chia 2 lần uống.
Công dụng: Ôn dương kiện tỳ, công hạ hàn tích.
Chữa chứng bệnh: Thực hàn tích trệ, đau bụng bí đại tiện hoặc kiết lỵ lâu ngày mủ đỏ tráng, gần  đây chữa chứng thận viêm mãn tính cuối kỳ, đái són đường nước giải có chất độc thường dùng bài này gia giảm.
Giải bài thuốc: Bài này thực tế là Tứ nghịch gia Nhân sâm thang lại gia thêm Đại hoàng. Tứ nghịch gia Nhân sâm thang vốn dùng để ôn trung tán hàn, hồi dương cứu nghịch. Bây giờ gia thêm Đại hoàng trở thành bài ôn vận tỳ dương vừa công vừa bổ. Mục đích dùng Đại hoàng là điều hòa tà uế trọc bị tích trệ, dùng chung với các vị thuốc ôn dương để thích ứng với bệnh âm khí hư suy mà dẫn đến âm hàn nội thịnh, bụng đau bí đại tiện, đi lỵ lâu ngày, chất độc ở đường nước giải, chứng bệnh về máu đều thuộc chứng thực hàn. Bài này trong khi ôn dương cứu nghịch công tà, tả thực là để bổ hư tốt hơn, khác với bài Hoàng long thang, Tăng dịch thừa khí thang ở chỗ trong khi công hạ kết nhiệt ở vị tràng vừa bổ khí huyết, dưỡng âm dịch, bổ hư là để tả thực tốt hơn. Hai cách ghép vị thuốc, mới nhìn tựa hồ đều thuộc vừa công vừa bổ, nhưng xem xét tỷ mỷ thì trọng điểm khác nhau, đó là đặc điểm biện chứng trong khi chữa bệnh cần phải nắm vững.
Cách gia giảm: Người thực hàn bí đại tiện không cần gia giảm. Đi lỵ lâu ngày ra mủ đỏ tráng, trong hàn có nhiệt, có thể gia thêm than Ngân hoa, Hoàng cầm, để tăng thêm tác dụng tiết tà khử trọc, nếu thấy đi lỵ hư hàn lâu ngày mà đại tiện không dừng có thể dùng Chế đại hoàng, nặng hơn có thể gia xích thạch chí, ngu dư lương, người đau bụng dữ dội có thể thêm Nhục quế để tăng thêm tác dụng ôn trung chỉ thống, người bị nôn mửa có thể thêm Bán hạ đổi Can khương dùng Sinh khương để hòa vị giáng nghịch, nếu thuộc hậu kỳ thận viêm mạn tính, chất bẩn trệ lưu mà bị gầy mòn, sắc mặt vàng vọt, tinh thần lờ đờ, lưng đau, tức ách có thể thêm tiên mai, tiên linh tỳ là thuốc ôn thận, thêm Xa tiền, Ngưu tất là thuốc lợi ôn tỳ. Ngoài bài thuốc này ra còn ba bài thuốc khác gia giảm khác nhau chút ít. Một bài xem ở Lãnh vị môn quyển 15 trong “Thiên kim phương” so với bài này hơn vị Quế tâm không có Cam thảo, một bài xem ở tâm phúc thống môn quyển 13 trong “Thiên kim phương” chủ trị “đau bụng, dưới rốn giao kết, đau ở rốn không thôi” tức là bài này gia Đương quy, Mang tiêu, một bài xem ở “Bản sự phương” tức bài này bỏ Nhân sâm, gia thêm Hậu phác, Quế tâm, Đại hoàng (Nhưng liều lượng ít) chủ trị đau xoắn ở giữa vị tràng, đau bụng tiết tả suốt năm, nghĩ làm việc vô thời hạn”. 4 bài Ôn tỳ thang tuy vị thuốc có khác nhau nhưng nguyên tắc ghép vị và cách chữa đều là ôn vận tỳ dương là chính, không khác nhau mấy.



ĐẠI HÀM HÙNG THẮNG
« Thương hàn luận »
Thành phần:
  1. Đại hoàng                    8-12 gam
  2. Mang tiêu                    12-20 gam
  3. Cam toại (nghiền nhỏ) 1-2 gam
Cách dùng: Đun sắc uống. Sau khi đun nước sôi, cho Đại hoàng vào, lại đun sôi thì cho bột Mang tiêu, Cam toại vào, Chờ nước ấm thì uống. Nói chung uống trước 1/2, chờ 1/2 tiếng đồng hồ sau, chưa thấy đi đại tiện thì uống tiếp, nếu đã đi đại tiện, số thuốc còn lại không dùng nữa.
Công dụng: Tuấn tả trục thủy.
 
Chữa chứng bệnh: Phạm vi thích ứng của bài thuốc này là chứng “kết hung” giữa thủy và nhiệt kết với nhau, tức là “không đại tiện 5-6 ngày, lưỡi táo mà khát, ngày có cơn sốt nhẹ, từ dưới vùng tim đến bụng trên chương cứng mà đau không thể đụng vào được”. Hiện nay thường dùng chữa chứng ruột bị tắc cứng nặng, đường ruột tích dịch.
Giải bài thuốc: Bài này dùng Đại hoàng, Mang tiêu, Cam toại đều là những vị thuốc tả hạ tương đối mạnh nên gọi là phương thuốc tuấn tả trục thủy. Trong đó, Đại hoàng, Mang tiêu là nhằm trục phân táo bón kết nhiệt ở trong ruột, Cam toại là tiêu nước bị nhưng kết ở bụng trên, cho nên bài này có thể chữa chứng “kết hung” công hạ từ dưới vùng tim đến bụng trên tích kết đau không sờ vào được, khác với bài Đại thừa khí thang điều hòa kết nhiệt ở vị tràng. Chỗ khác nhau không chỉ ở bài thuốc này tác dụng hạ mạnh hơn Đại thừa khí thang mà còn ở chỗ bên trong có thủy ẩm, nên thêm Cam toại để trục thủy. Vì vậy người xưa phân biệt giữa Đại thừa khí thang Đại hãm hung là: Đại thừa khí thang trong ruột có phân táo bón, Đại hãm hung dưới vùng tim nước tụ. Nhưng 2 bài nói trên có chỗ giống nhau là đều thuộc thực nhiệt kết ở bên trong, trong ruột có phân táo bón kết nhiệt nên đều dùng Đại hoàng, Mang tiêu. Hiện nay trong điều trị người bệnh bị tắc đường ruột, đường ruột tích dịch nhiều, dùng Đại thừa khí thang gia Cam toại hiệu quả tương đối tốt.
Ngoài ra, bài này là phương thuốc tuân tả trục thủy nên khi sử dụng cần theo dõi chặt chẽ, đề
phòng bất trắc.


CAM TOẠI THÔNG KẾT THANG
« Bài thuốc kinh nghiệm của bệnh viện Nam Khai - Thiên Tân »
Thành phần:
 
  1. Bột Cam toại      1-2 gam
  2. Đào nhân           12 gam
  3. Xích thược         20 gam
  4. Sinh Ngưu tất     12 gam
 
  1. Hậu phác           20-40 gam
  2. Đại hoàng          12-32 gam
  3. Mộc hương        12 gam
 
Cách dùng: Đun sắc uống, dùng lúc ruột bị tắc phân, tốt nhất rót quá đường vị quản vào trước khi rót nước thuốc vào, nên có một quãng thời gian làm cho vị tràng giảm áp để đường tiêu hóa trên ở trạng thái rỗng, có lợi cho việc phát huy tác dụng công hạ của thuốc, sau khi vị tràng giảm áp lấy nước thuốc đã sắc xong rót vào 1-2 lần (mỗi lần cách nhau 1/2-1 giờ), nhưng bột Cam toại giải hòa vào nước thuốc rót hết trong lần thứ nhất. Rót xong đóng kín vị quản 2-3 giờ, theo dõi chặt chẽ biến chuyển của bệnh tình. Nếu có cảm giác buồn nôn, dùng kim châm vào huyệt tam lý, nội quan, không để nôn thuốc ra. Sau khi uống thuốc 2-3 giờ nghe tiếng sôi bụng hoặc muốn đi tiêu có thể phối hợp phương pháp  rửa ruột để dẫn phân bài tiết ra.
Công dụng: Hành khí hoạt huyết, trục thủy công hạ.
Chữa chứng bệnh: Căn cứ kinh nghiệm của bệnh viện Nam khai, bài này dùng chữa bệnh tắc phân ở
ruột nghiêm trọng, đường ruột tích dịch nhiều, nơi cụ thể có hai trường hợp sau đây:
  1. Ruột mới bị xoắn lòng ruột: Bị tắc ở sao vị tràng, bị tắc tràng, có xu thế bị dính, bệnh mắc lâu ngày, bụng chướng rất căng đều có thể dùng bài thuốc này. Sau khi cho uống thuốc, phải theo dõi chặt chẽ 6-24 giờ: Bệnh không thuyên giảm thì nên đổi dùng phẫu thuật.
  2. Bệnh tắc ruột bị dính, bệnh tắc ruột có tính vận động, bệnh tắc ruột do hôi trùng và bệnh tắc ruột do phân táo bón đều có thể dùng bài thuốc này. Nhưng qua 12-32 giờ hoặc sau 3 lần công hạ mà không hiệu nghiệm thì phải xét dùng phẫu thuật.
Giải bài thuốc: Tính chất bài thuốc có thể chia làm 3 bộ phận: Hoạt huyết, hành khí, công hạ. Đào nhân, Xích thược, Ngưu tất dùng để hoạt huyết khử ứ (Ngưu tất sống có thể khử ác huyết) Xuyên Phác và Mộc hương khoan trung hạ khí, hành khí thông trệ, Cam toại, Đại hoàng công hạ trục thủy. Sở dĩ phải hành khí, hoạt huyết là để có lợi cho công hạ mà công hạ thì làm bật bị tắc thông ra, lại có lợi cho khí huyết vận hành và khôi phục chức năng của ruột. Trong bài chưa dùng Mang tiêu vị tác dụng tả hạ của Cam toại mạnh hơn Mang tiêu nhiều mà Phạm vi thích hợp là đường ruột tích dịch nhiều hơn nên không dùng Mang tiêu.
 

THẬP TÁO THANG
(Phụ: Khống diên đan, Chu xa hoàn) Trích « Thương hàn luận »
Vị thuốc:
    1. Cam toại
    2. Nguyên hoa
    3. Đại kích             (Liều lượng bằng nhau)
    4. Đại táo               10 quả
Cách dùng: Cam toại, Nguyên hoa, Đại kích tán nhỏ, mỗi lần dùng 2 gam - 4 gam, uống lúc sáng sớm chưa ăn uống gì, lấy 10 quả Đại táo sắc làm thang, bỏ vỏ bỏ hột, lấy nước uống. Hoặc chế thành hoàn, mồi lần 2 gam - 4 gam, uống lúc sáng sớm bụng đói. Sau khi đi tả cọ kịch liệt rồi thì ăn cháo để hòa vị dương khí.
Công dụng: Công trục thủy ẩm.
Chữa chứng bệnh: Bài này thời xưa dùng chữa các chứng “huyền ẩm”, phù thũng nước bụng chướng. Gọi là “huyền ẩm” tức là dưới nách có thủy khí, bị ho vòm ngực bị đau, dưới tim đầy cứng, nôn khan, đoản khí, đầu đau mắt mờ, lưỡi trơn, mạch huyền hoạt, gần đây thường dùng chữa các bệnh phù thũng nước nặng, nước ở ngực, nước ở bụng chướng đầy, không nằm thẳng được, hơi thở ngắn với những người thể chất còn tốt.
Giải bài thuốc: Đây là phương thuốc tiêu biểu về tuấn tả trục thủy. Lúc nghiền nhỏ nuốt có tác dụng tả hạ rất mạnh nhưng có tác dụng phản ứng buồn lợm, nôn mửa, nếu sắc thuốc bỏ bã, chỉ có tác dụng lợi tiểu tiện nhẹ mà không có tác dụng tả hạ trục thủy, tác dụng phản ứng cũng mất, cũng không có. Vì vậy trong “Thương hàn luận” dùng thuốc bột uống là có ý nghĩa riêng. Trong bài dùng cả Đại táo là để hòa vị dương khí để giảm bớt tác dụng phản ứng.
Tóm lại: Bài này là phương thuốc tuấn công trục thủy, lúc dùng cần phải thận trọng, quan sát tỷ mỹ bệnh nhân xem so sánh lực lượng chính tà ra sao. Ví dụ thủy ở bụng sau khi gan bị xơ cứng, nói chung thuộc về dạng gốc hư tiêu thực, dùng bài thuốc này tuấn công trục thủy là cách giải quyết cấp thời “cấp tắc trị kỳ tiêu” mà không phải là phương pháp trừ tận gốc. Dùng Cam toại có thể gây nên nôn dữ dội, lúc dùng cần phải chú ý.

 

Phụ phương:

 
  1. Khống diên đan: Cam toại, Đại kích, Bạch giới tử, liều lượng bằng nhau, tán nhỏ luyện với hồ làm hoàn. Mỗi lần dùng 1 gam đến 2 gam, sau khi ăn cơm đi nằm uống với nước gừng nhạt. Thường dùng chữa đờm dãi tích trệ ở phổi hoặc thủy ẩm ép phổi mà gây ra ho không nằm thẳng được, hoặc người bệnh mặt, tứ chi thũng, ở hiệu thuốc có bán chế sẵn.
  2. Đan xa hoàn: Hắc sửu nghiền nhỏ 4 lạng, Cam toại (nướng vỏ ngoài), Nguyên hoa, Đại kích (sao giấm) đều 1 lạng, Đại hoàng 20 gam, Thanh bì, Trần bì, Mộc hương, Binh lang đều 5 gam, Khinh  phấn 4 gam, tất cả nghiền nhỏ hòa với nước làm hoàn, mỗi lần dùng chừng 4 gam, sáng sớm bụng rỗng uống với nước ấm. Bài này ngoài tác dụng tả hạ ra, còn có tác dụng lợi tiểu tiện rất mạnh, thường dùng chữa bệnh phù thũng nước. ở hiệu thuốc có bán thuốc chế sẵn.



KỶ TIÊU LỊCH HOÀNG HOÀN
« Kim quỹ yếu lược »
Thành phần:
    1. Phòng kỷ           12-20 gam                     2.    Đình lịch tử        12-20 gam
 
3.   Tiêu mục           4-8 gam                         4.   Đại hoàng          8-12 gam
Cách dùng: Vốn là phương thuốc hoàn, hiện nay dùng làm thuốc thang đun sắc chia làm 2 lần uống.
Công dụng: Công trục thủy ẩm, lợi tiểu thông tiện.
Chữa chứng bệnh: Bài này vốn chữa đàm ẩm, thủy đi vào ruột, có tiếng róc rách, bụng đầy mà miệng lưỡi khô táo. Hiện nay dùng chữa bệnh thực chứng thủy ẩm đình trệ như thủy lưu ở ngục hoặc ở bụng gây nên đầy chướng ho thở, hoặc do đờm quấn ho thở mà mặt phù chân thũng.
Giải bài thuốc: Bài này là phương thuốc tiêu biểu để chữa các chứng ho, thở, thủy, mãn do thủy ẩm, đình trệ gây nên. Hai vị Phòng kỷ, Tiêu mục có tác dụng lợi niệu. Đình lịch tả phế giáng khí, khử đàm hành thủy và có tác dụng lợi niệu hoãn hạ, Đại hoàng có tác dụng tả hạ. Tổng hợp tác dụng toàn bài thuốc là dược tính khổ tân tuyên tiết, khiến thủy khí tiêu theo hai đường, đại tiểu tiện, để chữa chứng ho, thở, thủy, mãn.
Cách gia giảm: Bài này thường được dùng đến khi chữa bệnh, gia giảm có nhiều cách, khái quát lại đại thể có mấy loại: Lúc chữa chứng ho thở làm chính, có thể gộp thêm Tam vật thang để khai tiết phế khí. Lúc đờm quấn ở phổi có thể phối thêm Tam tử thang (Tên cũ là: Tam tử dưỡng tân thang) để hóa đờm hạ khí, lúc chữa thủy thũng làm chính có thể phối thêm Ngũ linh tán, Ngũ bì ẩm để phân lợi thủy thấp, lúc chữa chướng mãn làm chính có thể gia thêm Hậu phác, Binh lang, Chỉ thực, Thanh bì để hành khí khoan trung, nếu người bị bệnh lâu thể hư, trung khí không đủ có thể gia thêm Đảng sâm, Bạch truật, Hoàng kỳ để ích khí hành thủy.



 
 



Thành phần:
  1. Đào nhân           12 gam
  2. Trung tử nhân    12 gam
  3. Hạnh nhân         12 gam

NGŨ NHÂN HOÀN
« Thế y đắc hiệu phương »


 
  1. Uất lý nhân        8-12 gam
  2. Bá tử nhân         12 gam
  3. Trần bì               8-12 gam
 
Cách dùng: Nguyên là phương thuốc hoàn, hiện nay dùng làm thuốc thang, đun sắc chia 2 lần uống.
Công dụng: Nhuận tràng thông tiện.
Chữa chứng bệnh: Tân khô trang táo, đại tiện khó đi hoặc do tuổi già, sau khi sinh đẻ có thời gian bí
đại tiện.
Giải bài thuốc: Bài này là phương thuốc dùng nhân các loại quả có chất dầu để nhuận tràng thông đại tiện. Trong bài có Trần bì để giữ tác dụng lý khí hòa vị. Uất lý nhân có tác dụng tả hạ nhất là khi đập vỡ vụn đun sắc lên. Cho nên với người thể chất hư nhược, có thể bỏ Uất lý nhân, gia thêm Ma nhân 5 gam thì ổn thỏa hơn.
Cách gia giảm thường dùng: Người già hoặc người sau khi sinh đẻ mà huyết hư, tân dịch không đủ bị bí đại tiện có thể gia thêm thủ ô tươi, Sinh địa tươi hoặc Nhục thung dung, Đương quy đầu, nếu ăn uống bình thường mà đại tiện bí, rêu lưỡi nhờn, có thể dùng Tỳ ước ma nhân hoàn (Tên cũ: Ma nhân hoàn: Ma nhân, Hạnh nhân, Đại hoàng, Hậu phác, Chỉ thực, Bạch thược, luyện với mật thành hoàn) ở hiệu thuốc có bán thuốc chế sẵn, mỗi lần dùng 12 gam uống với nước ấm. Hoặc Nhuận tràng hoàn (Đại hoàng, Đào nhân, Ma nhân, Đương quy, Khương hoạt, luyện mặt thành hoàn) hiệu thuốc có bán, mỗi lần dùng 12 gam, uống với nước ấm.

 
 



KẾT LUẬN
Thuốc tả hạ trước đây chia làm 4 loại “hàn hạ” “ôn hạ” “nhuận hạ” và “vừa công vừa bổ”. Gọi là “hàn hạ” là dùng các vị thuốc tính hàn lấy Đại hoàng làm chủ tạo thành phương thuốc tả hạ để công trục thực nhiệt, tả hỏa giải độc, gọi là “ôn hạ” là dùng các vị thuốc tính tân nhiệt lấy Ba đậu làm chủ
 
hoặc thuốc tả hạ tính hàn phối hợp với thuốc tính tân nhiệt tạo thành phương thuốc công trục hàn tính, gọi là “nhuận hạ” là dùng các vị thuốc bàng nhân quả tạo thành phương thuốc nhuận tràng thông tiện, gọi là “vừa công vừa bổ” là dùng phương thuốc có các vị ích khí, dưỡng âm phối hợp với các vị thuốc tả hạ. Phương pháp phân loại này, tuy có ý nghĩa nhất định của nó, nhưng phải chỉ rõ, phương thuốc công trục thủy ẩm và công trục thực nhiệt, tuy cùng thuộc loại “hàn hạ” nhưng khi điều trị phải phân biệt rõ ràng, không thể lẫn lộn mù quáng, các bài thuốc tả hạ phần lớn dùng Đại hoàng làm thuốc chủ, Tam thừa khí thang là cách chữa chính, còn Lương cách tán, Phòng phong thông kinh tán, Tăng dịch thừa khí thang, Đại hoàng phụ tử thang đều là cách biến hóa của Tam thừa khí, mục đích chủ yếu là thông phủ tả trọc nhưng có tác dụng giải độc ở mức độ khác nhau. Còn bài thuốc dùng Cam toại, Nguyên hoa làm thuốc chủ để tả hạ có thể gọi chung là thuốc trục thủy, Đại hãm hung thang, Thập táo thang là cách chữa chính, Khổng điên đan, Chu xa hoàn là cách biến hóa, tác dụng chủ yếu là qua tả hạ để công trục thủy ẩm mà Cam toại thông kết thang có tác dụng tả nhiệt, trục thủy, hành khí, hoạt huyết, đó là một bước phát triển quan trọng của y học ngày nay. Còn các bài thuốc dùng nhân quả để nhuận tràng thông tiện đều thuộc phạm vi của tả hạ.
Những năm gần đây, trong việc điều trị và nghiên cứu khoa học và thuốc tả hạ có nhiều tiến triển đặc biệt là thuốc dùng Đại hoàng làm thuốc chủ thường dùng để chữa các bệnh viêm túi mật cấp tính, đường ruột tắc trở, viêm đường tiết niệu, viêm ruột thừa, và bệnh viêm gan hay lây, chất độc ở nước giải. Với các bài thuốc dùng Cam toại làm thuốc chủ để trục thủy, khi điều trị tuy có tác dụng nhất thời về thoái thũng, tiêu phúc thủy, nhưng hiệu quả thường không bàn mà còn có tác dụng ngược lại làm tổn thương đến hoạt động của gan thận, cho nên chỉ dùng lúc “cấp tác trị tiêu” mà thôi.

 
 




Phụ: THUỐC CHẾ SẴN

 
    1. THANH NINH HOÀN

Thành phần: Thuốc chủ bài này là một vị Đại hoàng. Dùng Đương quy, Sinh địa, Đẳng sâm, Hoàng bá, Liên kiều v.v… gồm 24 vị, đem sắc lấy nước đặc, sau đó dùng Sinh đại hoàng qua 24 lần chưng  sái (đem phơi) rồi nghiền nhỏ chế thành.
Cách dùng: Mỗi lần 3 gam, uống với nước đun sôi để nguội.
Công dụng: Thanh hỏa, lợi thấp nhiệt, có tác dụng tả nhẹ.
Chữa chứng bệnh: Vị hỏa miệng hôi, đầu đau, thấp nhiệt gây nên bụng chướng, đại tiện thất thường, thấp nhiệt rót xuống gây nên tiểu tiện đau rát và da dẻ thấp nề.


 
    1. CANH Y HOÀN

Thành phần: Lô hội, Chu sa, chế với rượu làm hoàn.
Cách dùng: Mỗi lần 4 gam uống lúc sáng sớm chưa ăn gì hoặc trước khi đi ngủ.
Công dụng: Ôn thận thông tiện.
Chữa chứng bệnh: Đại tiện táo kết, tâm phiền dễ giận, ngủ không yên giấc, tác dụng thông tiện tương đối mạnh, sau khi uống thuốc có lúc xảy ra phản ứng đau bụng. Lô hội có chất lô hội tố có tác dụng sung huyết vào khí quản, phụ nữ có thai kiêng dùng.


 
    1. BÁN LƯU HOÀN

Vị thuốc: Bán hạ, Lưu hoàng nghiền thành bột đun sắc với nước gừng sau chế thành hoàn.
Cách dùng: Mỗi lần 8-12 đồng gam uống với nước đun sôi để nguội
 
Công dụng: Tả hỏa thông tiện.
Chữa chứng bệnh: Người già, thể nhược, thận dương hư hàn gây nên chứng bí đại tiện hư lãnh, thận hư đầu đau cũng có thể dùng.
 

Nguồn tin: Trung y phương tễ lâm sàng thủ sách - Lê Văn Sửu dịch.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây