THUỐC LÝ KHÍ

Thứ sáu - 10/01/2025 23:56
Chương 9
 

THUỐC LÝ KHÍ


Thuốc lý khí tuy có phân biệt giữa hành khí và giáng khí nhưng từ tác dụng chủ yếu mà nói đều tác dụng đến can, tỳ, vị, tràng để giải trừ can khí uất kết, can khí phạm vị, can tỳ bất hòa, đường vị tràng khí trệ, uất tích, trọc khí thượng nghịch và khí cơn không điều hòa thường là nguyên nhân chủ yếu gây nên các chứng hông, ngực bụng khó chịu, đau tức, đầy hơi và ứ hơi, trao trực, buồn nôn. Vì vậy, thuốc lý khí có đủ công sức để sơ can, giải uất, tán kết, chỉ thống, hòa vị khoan trung, ngừng nôn giáng nghịch. Nhưng do khí trệ và khí uất thường kèm thêm huyết ứ, đàm kết, hòa uất, thấp trọc trung trở, thực trệ đình tích nên khi dùng thuốc lý khí đồng thời phối hợp các phương pháp khác để hoạt huyết khử ứ, hóa đàm tiêu kết, tả hỏa giải uất, phương hương hóa trọc, tiêu thực đạo trệ. Thuốc lý khí nói ở chương này là những bài thuốc thông thường chủ yếu dùng các vị thuốc lý khí làm chủ để chữa các chứng khí trệ, khí uất, khí nghịch. Còn thuốc kiện tỳ lý khí, hòa đàm lý khí, giáng khí bình suyễn và lý khí hoạt huyết thì xem ở các chương khác.

 
 




Thành phần:

TỨ NGHỊCH TÁN
(Phụ: Sài hồ sơ can tán, Tiêu dao tán)
« Thương hàn luận »
 
            1. Sài hồ                4-12 gam
            2. Bạch thược        12 gam
 
            1. Chỉ thực             6-12 gam
            2. Cam thảo           4-6 gam
 

Cách dùng: Nguyên là thuốc tán, uống với nước đun sôi. Ngày nay dùng làm thuốc thang, đem sắc chia 2 lần uống.
Công dụng: Sơ can lý khí, hòa dinh tán uất.
Chữa chứng bệnh: Can khí uất kết, bụng ngực, hông đau nhức hoặc kiêm thêm tiết tả.
Giải bài thuốc: « Thương hàn luận » dùng bài thuốc này chữa nhiệt tà truyền vào trong, dương khí uất không phát ra ngoài mà hình thành tứ chi liễm lạnh gọi là “liễm nhiệt”. Đời sau mở rộng phạm vi ứng dụng của nó, hễ bệnh nào do can khí uất kết là chính đều lấy bài này làm cơ sở để gia giảm thêm,  trong bài này Sài hồ là thuốc chính không chỉ giỏi xua tà ra ngoài mà còn sơ can lý khí, phối hợp thêm với Bạch thược, Cam thảo để hòa dinh chỉ thống, Chỉ thực để tiêu đạo tích trệ, càng tăng thêm hiệu quả hành khí giải uất. Hiện nay trong lâm sàng thuốc sơ can giải uất thường từ bài thuốc này biến hóa đi.
Cách gia giảm: Bị khí uất nặng gia thêm Hương phụ, Trần bì, bị thêm tỳ hư gia thêm Đảng sâm, Bạch truật, bị thêm huyết ứ gia thêm Đương quy, Xuyên khung hoặc Đào nhân, Hồng hoa, nếu can khí phạm vị gia thêm Tuyền phúc hoa, Đại giả thạch, nếu bị thêm thấp đàm, gia thêm Trần bì, Bán hạ, nếu bị thêm nhiệt đàm gia thêm Qua lâu, Bối mẫu, Trúc nhự.
Những năm gần đây cho biết: Bài này gia Hoàng liên, Hoàng cầm, Đại hoàng, Hậu phác, Lục thần khúc, Qua lâu, Phỉ bạch, Xuyên uất kim có thể chữa đau thần kinh ở hông.
Phụ chương:
  1. Sài hồ sơ can tán: Tức là bài này gia Xuyên khung, Hương phụ, Trần bì vừa tăng tác dụng lý khí sơ can vừa thêm hoạt huyết chỉ thống thích hợp với người can khí uất kết, huyết đi không thông sướng.
 
  1. Tiêu giao tán: Tức là bài này gia Bạch truật, Phục linh, Gừng nướng, Bạc hà. Dùng Sài hồ để sơ can giải uất. Đương quy, Bạch thược để hòa dinh dưỡng huyết, Gừng nướng, Bạch truật, Phục linh, Cam thảo kiện tỳ hòa vị, Bạc hà tân lương khai uất. Vì vậy, đặc điểm của nó là điều hòa cả khí huyết, cùng trị can tỳ. Tác dụng và phạm vi ứng dụng của nó có chỗ khác với bài Tứ nghịch tán đơn thuần sơ can lý khí.
Trong lâm sàng thường dùng để chữa:
    1. Can uất khí trệ, hai bên hông đau, đầu đau mắt mờ.
    2. Phụ nữ kinh nguyệt không đều, hành kinh thì đau bụng, núm vú sưng đau.
    3. Trong quá trình bị viêm gan mạn tính, xuất hiện đau ngầm dưới hông và tinh thần mệt mỏi.
Tiêu dao tán gia Đan bì, Hắc Sơn chi gọi là Đan bì tiêu dao tán, thích hợp với các chứng bệnh nói trên kèm theo sốt cơn, hỏa vượng.
Gia Sinh địa, Thục địa gọi là Hắc tiêu dao tán thích hợp với các bệnh nói trên kèm theo huyết hư.


KIM LINH TỬ TÁN
« Kinh huệ phương »
Thành phần:
  1. Kim linh tử         12 gam
  2. Diên hồ sách      3 gam

Cách dùng: Nguyên là thuốc tán, giờ đổi là thuốc thang đun sắc chia 2 lần uống.
Công dụng: Sơ can tiết nhiệt, lý khí chỉ thống.
Chữa chứng bệnh: Bụng, ngực hông đau nhói, phụ nữ hành kinh đau bụng.
Giải bài thuốc: Bài này chỉ dùng 2 vị mà tác dụng lý khí chỉ thống khá mạnh. Đặc biệt là Kim linh tử có đủ sức sơ can tiết nhiệt và giải trừ can kinh uất nhiệt, phối hợp với Diên hồ sách có thể chữa các chứng đau trên dưới, trong ngoài, khí trệ trong hành huyết huyết trệ trong khí, đạt hiệu quả. Vì vậy trong lâm sàng ứng dụng khá rộng, là phương thuốc thông dụng để lý khí chỉ thống.


 
 



Thành phần:
  1. Xuyên khung     8 gam
  2. Thương truật      12 gam
  3. Hương phụ         12 gam

VIỆT CÚC HOÀN
« Đan khê tâm pháp »


 
  1. Hắc sơn chi        2 gam
  2. Lục khúc           12 gam
 

Cách dùng: Đun sắc với nước uống. Nếu làm thành thuốc hoàn, mỗi lần 8-12 gam, uống với nước
đun sôi, ngày dùng 1-2 lần.
Công dụng: Hành khí, giải uất, hoạt huyết.
Chữa chứng bệnh: Ngực bụng đầy ách, hơi đề không dễ chịu, ợ chua nôn mửa, tiêu hóa không tốt.
Giải bài thuốc: Hương phụ tính thơm lý khí, là thuốc chữa khí trong huyết, Xuyên khung trợ tá tăng thêm sức hoạt huyết hành khí, Thương truật táo thấp hóa đàm, Chi tử tả tà nhiệt ở tâm phế, giải uất  hỏa ở tam tiêu, Lục khúc tán khí khai vị, hóa thủy cốc tiêu tích trệ. Đối với các chứng uất khí, huyết, đàm, hỏa, thấp, thực đều có công sức hành khí giải uất, nhưng tác dụng toàn bài lại hành khí là chính vì khí hành thì huyết hành, khí thông sướng thì các uất đàm, hỏa, thấp, thực đều giải, cho nên chữa chứng uất thường dùng bài này gia giảm..
 
Cách gia giảm: Nặng về khí uất thì gia Mộc hương, Uất kim, Ô dược, khí uất hình thành, không chỉ do tỳ vị khí trệ mà còn do gan không điều hòa nên cần gia Sài hồ, Bạch thược, bỏ đi Thương truật nặng về cương táo, nếu nặng về huyết uất, thì gia Đào nhân, Hồng hoa, nếu nặng về đàm uất, thì gia Bán hạ, Đởm tinh, nếu nặng về hỏa uất thì gia Hoàng liên, Hoàng cầm bỏ Thương truật, nếu nặng về thấp uất thì gia Hậu phác, Phục linh, nếu nặng về thực uất thì gia Sơn tra, Mạch nha, nếu kèm theo hàn tà thì gia Ngô thù, Can hương bỏ Sơn chi, nếu bỉ muộn chướng mãn nặng thì gia Hậu phác, Binh lang, Chỉ xác, Thanh bì, Trần bì.

 
 




Thành phần:

BÁN HẠ HẬU PHÁC THANG
(Phụ: Tứ thất thang)
« Kim quỹ yếu lược »
 
  1. Bán hạ               12 gam
  2. Hậu phác           2 gam
  3. Phục linh           12 gam
Cách dùng: Ngày dùng 1 thang, đun sức chia 2 lần uống.
Công dụng: Lý khí giáng nghịch, hóa đàm tán kết.
Chữa chứng bệnh:

 
  1. Tía tô                 12 gam
  2. Gừng sống         3 lát
 
    1. Khí hạch (ở cuống họng tựa có vật gì cứng chẹn họng, nhổ không ra, nuốt không xuống)
    2. Thấp đàm tắc trở, ngực đầy, thở gấp.
    3. Bụng đầy đau, kèm nôn mửa.
Giải bài thuốc: Bài này thính để chữa bệnh khi hạch, kiêm chữa ngực đầy thở gấp bụng đầy đau và nôn mửa. Những chứng bệnh này hình thành chủ yếu là do đàm khí cản nhau, vị không hòa giáng cho nên dùng Bán hạ hóa đàm khai kết. hạ khi giáng nghịch, Hậu phác, Gừng sống tính tân để tán kết, khổ để giáng nghịch, hạ khí tán mãn, giải uất điều trung, tía tô hòa vị sướng trung, tiêu đàm hạ khí, Phục linh phụ tả để thấm thấp lợi thủy, cùng dẫn đến lý khí hóa đàm, tán kết trừ mãn. Đặc điểm lý khí của bài thuốc này là giáng nghịch, hạ khí.
 

Phụ phương:

 
Tứ thất thang:
Cũng có tên là “Thất khí thang”, tức là bài này gia Đại táo cũng để chữa khí hạch, gia Đại táo là dùng vị cam để hoãn tính cấp, tăng thêm sức tán kết giải uất, nhưng người đàm thấp nặng không nên dùng.

 
 



Thành phần:
  1. Ô dược               12 gam
  2. Binh lang           12 gam
  3. Trầm hương       4 gam

NGŨ MA ẨM
« Y phương tập giải »

 
  1. Chỉ thực             12 gam
  2. Mộc hương        8 gam
 
Cách dùng: Mài với rượu quấy đều đun ấm lên chia 3 lần uống.
Chữa chứng bệnh: Do tình chí không điều hòa dẫn đến can khí Thượng nghịch, ngực mỏ ác đầy tắc không thông, thậm chí bế quyết.
 
Giải bài thuốc: Đặc điểm bài này là tập trung các vị thuốc có sức hành khí, phá khí, giáng khí mạnh vào một bài, Ô dược, Mộc hương hành khí, Chỉ xác, Binh lang phá khí, Trầm hương giáng khí lại cho thuốc mài với rượu uống ấm, các vị thuốc không qua đun sắc, khí đầy sức mạnh, hiệu quả càng nhanh. Vì rằng “giận thì khí thượng” khí thượng nghịch làm úng tắc ở ngực mỏ ác, nặng hơn thì thanh khiếu bị bế tắc nên biểu hiện khiếu bế tứ chi lạnh, cho nên không phải là thang thuốc mạnh thì không đủ giáng nghịch, tán kết, khai bế, người nào thể chất hư nhược có thể gia Nhân sâm.

 
 




Thành phần:

ĐẠO KHÍ THANG
(Phụ: Thiên thai ô dược tán, Quất hạch hoàn)
« Trầm thi tôn sinh thư »
 
  1. Xuyên luyện tử 16 gam
  2. Mộc hương        12 gam
Cách dùng: Ngày dùng 1 thang, đun sắc chia 2 lần uống.
Công dụng: Hành khí tán hàn, ôn can, chỉ thống.
Chữa chứng bệnh: Tiểu tràng khí, bụng đầy đau.

 
  1. Tiểu hồi hương 8 gam
  2. Ngô thù              8 gam
 
Giải bài thuốc: Người xưa cho rằng đau hơi có quan hệ mật thiết với can kinh. Còn cho rằng phần lớn chứng đau bụng hơi, trước tiên là thấp nhiệt lưu ở kinh mạch của gan, mắc lại cảm ngoại hàn, hàn nhiệt xen kẽ nhau. Cho nên bài này dùng Xuyên luyện tử khổ hàn nhập vào gan để lý khí rồi dẫn nhiệt tiết ra ngoài, Ngô thù, Hồi hương tân ôn tán hàn trừ thấp, Mộc hương hành can kinh khí trệ, trở thành phương thuốc chủ yếu chữa đau bụng hơi.
 

Phụ phương:

 
  1. Thiên thai ô dược tán:
Tức là Bài này bỏ Ngô thù, gia Ô dược 12 gam, Thanh bì 8 gam, Binh lang 12 gam, Lương khương 4 gam, rồi dùng 4 hạt Ba đậu, Tiểu mạch phù 20 gam sao chung với Xuyên luyện tử, lúc Xuyên luyện tử biến thành mầu đen, bỏ Ba đậu, Tiểu mạch phù đi, cho Xuyên luyện tử vào với các vị thuốc khác cùng đun sắc uống (cũng có lúc chế thành thuốc tán, uống với nước đun sôi) chủ trị đau hơi ở rốn bụng.
  1. Quất hạch hoàn:
Gồm các vị thuốc Xuyên luyện tử, Quất hạch, Hậu phác, Chỉ thực, Quế tâm, Côn bố, Hải tảo, Hải tai, Đào nhân mỗi thứ một lạng, Mộc thông, Diên hồ sách, Mộc hương mỗi thứ 20 gam, nghiền nhỏ thành bột, ngào với rượu viên thành hoàn như hạt đậu to, mỗi lần uống 70 viên, lúc bụng đói uống với rượu hoặc nước muối nhạt, ngày uống 1 lần (hiệu thuốc có bán), nếu đổi dùng thuốc thang theo tỷ lệ thích hợp, đun với nước uống. Bài này có tác dụng hành khí chỉ thống, hoạt huyết nhuyễn kiên.

 
 



KẾT LUẬN
Tác dụng chủ yếu của thuốc lý khí không ngoài hành khí và giáng khí, nhưng để thích ứng với nguyên nhân và chứng bệnh, thường trên cơ sở hành khí hoặc giáng khí mà sử dụng các vị thuốc khác nhau. Ví dụ:

 
  1. Thuộc phạm vi hành khí có:
Tứ nghịch tán là bài thuốc cơ sở của sơ can, hành khí. Bài Sài hồ sơ can tán Tiêu giao tán từ bài trên biến hóa ra từ cơ sở sơ can, hành khí, giải uất lại còn có tác dụng hoạt huyết và điều hòa gan tỳ.
 
Kim linh tử tán sơ can hành khí, giải trừ can kinh uất nhiệt kèm thêm tác dụng hoạt huyết, thích hợp với các chứng can khí không thư thái, can kinh uất nhiệt, khí trệ huyết ứ mà dẫn đến các chứng đau, đặc biệt các chứng đau ở ngực hông, bụng trên, bụng dưới. Trong Việt cúc hoàn cùng dùng các vị thuốc lý khí, hoạt huyết, hóa đàm, táo thấp, tiết nhiệt, tiêu thực nên ngoài tác dụng sơ can hành khí ra còn giải trừ các chứng uất về huyết, đàm, hỏa, thấp, thực. Đạo khí thang chuyên hành khí trệ ở hạ tiêu kiêm thêm tác dụng tán hàn cùng với thiên thai Ô dược tán, Quất hạch hoàn là phương thuốc chủ trị bệnh sán khí.
  1. Thuộc phạm vi giáng khí:
Có thuốc nặng và thuốc nhẹ, thuốc nhẹ là Bán hạ hậu phác thang trong giáng khí còn trợ thêm hòa vị hóa đàm, loại sau như Ngũ ma ẩm đã dùng các vị thuốc có tác dụng mạnh để giáng khí tán kết còn mài thuốc với rượu, sức thuốc khá mạnh thích hợp cho các chứng đờm khí thượng nghịch, ngực mỏ ác bị tắc, thanh khiếu bị bế, thậm chí bế quyết chân tay lạnh.
Ngoài ra, thuốc lý khí thường có tác dụng sơ can, sơ can và lý khí thường thường đi đôi với nhau. Nhưng cần phải nêu rõ “gan là tạng Cương, tính thích điều đạt”, can khí cần thư thái, can thể cần nhuận, người nào can khí không thư thái đương nhiên phải dùng thuốc lý khí, nhưng thuốc lý khí phần lớn thơm và táo, dùng nhiều quá tổn can âm, hao can huyết vì vậy khi dùng thuốc lý khí đồng thời  phải quan tâm dưỡng huyết nhu can, phải gia thêm các vị Bạch thược, Mộc qua, Đan sâm, Đương quy, Sinh địa, Câu kỷ tử, Hà thủ ô. Cho nên bài Tứ nghịch tán trong thuốc lý khí có Bạch thược, Tiêu giao tán có Đương quy, Bạch thược chữa đau ở hông, ở dạ dày, mục đích là dưỡng can âm, ích can huyết là chính, sơ can lý khí là phụ (xem thuốc chỉ thống chương 11). Những mối quan hệ này cần được chú ý khi dùng thuốc lý khí.

 
 



Phụ: THUỐC CHẾ SẴN

 

THƯ CAN HOÀN

 
Vị thuốc:
    1. Bạch thược
    2. Khương hoàng
    3. Phục linh
 
    1. Chỉ xác
    2. Diên hồ sách
    3. Trầm hương
 
    1. Trần bì
    2. Quảng mộc hương
    3. Sa nhân
 
    1. Khấu nhân
    2. Hậu phác
    3. Xuyên luyện tử
 

Cách dùng: Ngày dùng 1 hoàn (chừng 8 gam) hòa với nước đun sôi uống hoặc nhai nhỏ tiêu với nước, ngày uống 2-3 lần.
Công dụng: Sơ can, hành khí, chỉ thống, hòa vị.
Chữa chứng bệnh: Can uất khí trệ, hai bên hông đau nhói hoặc can vị bất hòa, nôn ra nước chua, trong dạ dày lộn xộn không thư thái, ăn uống không biết mùi vị, tiêu hóa không tốt.
 

Nguồn tin: Trung y phương tễ lâm sàng thủ sách - Lê Văn Sửu dịch.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây