Chương 8
THUỐC BỔ ÍCH
Thuốc bổ ích, gọi tắt là thuốc bổ là phương pháp chữa “bờ cái hư” và “ích cái tổn” là một trong 8 phương pháp chữa bệnh.
Tác dụng chủ yếu của thuốc bổ ích là bổ hư ích tổn, tức là dùng thuốc để bổ sung những gì không đủ về âm dương, khí huyết, âm tinh, tân dịch, điều chỉnh hoặc cải thiện một vài chức năng sinh lý bị suy thoái, qua phương pháp phù trợ chính khí để khử trừ tà bệnh. Thuốc bổ không phải là linh dược vạn ứng để “có bệnh thì chữa” - không bệnh thì cường thân - các loại thuốc bổ đều theo chỉ chứng lâm sàng mà có phạm vi thích ứng nhất định, là một phương pháp để phòng chữa bệnh.
Thuốc bổ ích có thể quy vào bốn loại là bổ khí, bổ dương, bổ huyết, bổ âm.
Thuốc bổ khí thường dùng các vị thuốc cam ôn ích khí như Hoàng kỳ, Đảng sâm (hoặc Nhân sâm), Cam thảo làm thành phần chủ yếu rồi dùng Bạch truật, Sơn dược, Phục linh là những vị thuốc kiện tỳ, dùng Thăng ma, Sài hồ là vị thuốc thăng đề, Phụ tử, Nhục quế là vị thuốc ôn dương, Mạch môn, Ngũ vị là những vị thuốc dưỡng âm liễm khí ghép thành những vị thuốc phù trợ chủ yếu. Nhưng cần phân biệt có kiện tỳ ích khí, thăng dương ích khí, hồi dương cố thoát, ích khí liễm âm để chữa các chứng khí hư như tỳ vị không khỏe, trung khí hạ hãm, dương khí bạo thoát, khí âm đều kiệt. Tuy nhiên trong lâm sàng có thể dùng đơn thuần một vị thuốc bổ khí để chữa bệnh, nhằm dùng một vị thì sức tập trung nhưng liều lượng phải tăng lên như dùng bài Độc sâm thang để chữa bệnh ra nhiều huyết mà không dứt, đó là một ví dụ điển hình, thuốc bổ dương thường dùng Nhục quế, Sừng hươu, Nhục thung dung là những vị thuốc bổ thận dương làm thành phần chủ yếu, trong lâm sàng thường dùng Địa hoàng, Quy bản, Thỏ ti tử là những vị thuốc bổ thận âm, ích thận tinh làm thuốc phù trợ. Như thuốc Phụ quế bát vị hoàn bổ thận dương là lấy bài Lục vị địa hoàng hoàn bổ thận âm gia thêm Phụ tử, Nhục quế, bài Hữu quy ẩm gia thêm Phụ tử, Nhục quế, Đỗ trọng, bỏ Phục linh đi, như vậy muốn nói rằng lý luận âm dương cùng gốc mà “lấy tinh khí phân âm dương thì âm dương không thể ly” có ý nghĩa thực tế trong điều trị lâm sàng. Cho nên trong “Cảnh nhạc toàn thư” lúc tổng kết kinh nghiệm dùng thuốc bổ dương có nói “giỏi bổ dương tất phải trong âm tìm dương thì dương được âm trợ mà sinh hóa vô cùng”.
Thuốc bổ huyết thường dùng Thục địa, Hà thủ ô, A giao, Đương quy là những vị thuốc bổ huyết làm thành phần chủ yếu rồi dùng Hoàng kỳ, Bạch truật là những vị thuốc kiện tỳ ích khí, Viễn chí, Táo nhân là những vị thuốc dưỡng tâm an thần, Xung khung, Ngưu tất là những vị thuốc thông kinh hoạt lạc, Hồng hoa, Đào nhân là những vị thuốc hoạt huyết khử ứ và Bạch thược là vị thuốc nhu can làm vị thuốc phù trợ. Cần phải phân biệt các tác dụng bổ khí sinh huyết (hoặc bổ khí nhiếp huyết), dưỡng huyết ninh tâm, hoạt huyết thông lạc, khử ứ sinh tân, dưỡng huyết nhu can để nhằm chữa các chứng khí theo huyết thoát (hoặc khí không nhiếp huyết), huyết không dưỡng tâm, huyết không vinh lạc, huyết ứ trở trệ, huyết hư gan vượng. Ngoài ra có thuốc bổ huyết còn có tác dụng điều kinh hoạt huyết như Tứ vật thang là phương thuốc chính về bổ huyết, lại là phương thuốc cơ sở cho điều kinh hoạt huyết.
Thuốc bổ âm thường dùng Địa hoàng, Quy bản là những vị thuốc bổ thận âm làm thành phần chủ yếu, rồi dùng Bạch thược, Kỷ tử là vị thuốc mềm gan, dưỡng gan, Thiên môn, Mạch môn là những vị thuốc thanh phế tang dịch, Đoan sâm, Viễn chí, Bá tử nhân, Táo nhân là những vị thuốc dưỡng tâm ninh tâm, Hoàng bá, Tri mẫu là những vị thuốc tả hỏa làm thuốc phù trợ chủ yếu. Nhưng cần phân biệt có các tác dụng bổ ích gan thận, dưỡng âm thanh phế hoặc dưỡng âm tăng dịch, bổ ích tâm thận, tư âm tả hỏa để nhằm vào các chứng gan thận âm hư, phế thận bất túc, tâm thận âm hư, âm hư hỏa vượng.
Bốn loại nói trên chỉ là theo âm dương khí huyết của toàn thân đề quy nạp các tác dụng của thuốc bổ ích mà thôi. Theo tác dụng bổ ích ngũ tạng đề phân tích, sách “Nan kinh” nói “tổn ở phế thì ích khí của nó, tổn ở tâm phải hòa dinh vệ, tồn ở tỳ phải điều hòa ẩm thực, thích ứng hàn ôn, tổn ở can phải hoãn trung, tổn ở thận phải ích tinh của nó”, đó là phương pháp cụ thể về bổ ích ngũ tạng. Căn cứ kinh nghiệm của các nhà y học thời trước và thực tế lâm sàng thời nay, trong bồ ích ngũ tạng đều phải chú trọng đến hai tạng là tỳ và thận. Về bổ khí mà nói, chú trọng đến tỳ phế hoặc tâm tỳ, về bổ dương.
mà nói chú trọng đến tỳ thận. Vì vậy lúc dùng thuốc bổ ích, không chỉ cần căn cứ tình hình âm dương khí huyết toàn thân mà còn cần phân tích tỉ mỉ tạng phủ nào bị hư tổn mới có thể phóng tay chữa bệnh được, lúc bị ngoại cảm không nên dùng thuốc bổ. Phương pháp sắc thuốc bổ, tốt nhất là ngâm thuốc vào nước chừng một ngày. Sau đó đốt to lửa đun sôi, lại dùng lửa nhỏ đun thành nước đặc. Mỗi thang có thể đun 3 lần, giao nước thuốc 3 lần với nhau rồi uống.
KIỆN TỲ ÍCH KHÍ THANG
(Tên cũ: Tứ quân tử thang)
(Phụ: Đạo công tán, Kiện tỳ hóa đàm thang, Kiện tỳ hòa vị thang, Kiện tỳ nhu can thang, Sâm linh bạch truật tán, Thật vị bạch truật tán)
« Hòa tễ cục phương »
Thành phần:
-
-
- Nhân sâm (hoặc Đẳng sâm) 8-12 gam
- Bạch truật 8-12 gam
-
-
- Phục linh 12 gam
- Chích cam thảo 4 gam
Cách dùng: Ngày dùng 1 thang, đun sắc chia 2 lần uống.
Công dụng: Kiện tỳ vị, ích khí hòa trung.
Chữa chứng bệnh: Tỳ vị hư nhược, khí hư bất túc, mệt mỏi rã rời, mặt vàng người gầy, ăn uống giảm sút, đại tiện lệt xệt, mạch mềm yếu, rêu mỏng tráng. Người thể hư, sau khi ốm không điều hòa hoặc bị bệnh lâu mà có chứng nói trên đều dùng được.
Giải bài thuốc: Bài này thường dùng trong lâm sàng là phương thuốc cơ sở của kiện tỳ ích khí, nhiều bài thuốc kiện tỳ bổ khí khác, thường từ đây mà biến hóa. Bài này dùng Nhân sâm bổ khí và Bạch truật kiện tỳ vận thấp phối hợp với nhau là thành phần chủ yếu, Phục linh thẩm khô giúp Bạch truật kiện tỳ vận thấp, Cam thảo cam bình giúp Nhân sâm ích khí hòa trung. Tác dụng cửa toàn bài, bổ khí mà không trệ thấp, thúc đầy cơ năng vận hóa của tỳ vị, khiến ăn uống tăng lên, có lợi cho việc khôi phục sức khỏe. 4 vị thuốc mà bài thuốc chọn, dược tính bình hòa, có thể dùng lâu được không gây tác dụng xấu. Cho nên “cục phương” gọi là “Tứ quân tử thang” để nói lên tác dụng bình hòa của nó.
Bổ khí và kiện tỳ, trong cách chữa và dùng thuốc của đông y, tuy có sự phân biệt nhất định (như dùng sâm, kỳ bổ khí, truật, linh kiện tì) nhưng khí hư và tỳ hư thường có quan hệ mật thiết với nhau, thường là nhân quả của nhau, cho nên trong hai cách chữa bổ khí và kiện tỳ thường vận dụng phối hợp với nhau. Do tỳ vị là “gốc của hậu thiên” cơ năng vận hóa của tỳ vị là nguồn sinh hóa khí huyết của người ta cho nên giỏi chữa khí hư thường từ bắt tay vào kiện tỳ trước. Đồng thời do vận hóa của tỳ vị không điều hòa, không nghiền kỹ được thủy cốc thật tinh vi cho nên lúc chữa tỳ vị hư nhược phải có thuốc bổ khí giúp thêm mới giúp được tỳ vị vận hóa. Sâm, Kỳ vốn thường dùng, lúc cần gia thêm Phụ, Quế để ôn vận tỳ dương. Bài này dù dùng Nhân sâm, Cam thảo bổ khí, Bạch truật, Phục linh kiện tỳ phối với nhau là xử lý theo khí hư, tỳ hư có quan hệ mật thiết với nhau, thích hợp cho người tỳ hư khí nhược. Nhưng do sự vật phát triển thường không cân bằng trong lâm sàng có lúc nặng về khí hư, có lúc nặng về tỳ hư thêm cả khí trệ, có người thiên về thấp đàm nên lúc dùng bài thuốc này cần căn cứ bệnh tình nặng nhẹ hoãn cấp mà chú trọng kiện tỳ hoặc chú trọng bổ khí mới chữa trúng bệnh để thu hiệu quả tốt.
Phụ phương:
- Dị công tán: Là bài thuốc này gia Trần bì. Do Trần bì là thuốc chính để lý khí hành khí sau khi phối hợp với Sâm, Truật, tăng thêm tác dụng kiện tỳ, hòa vị, lý khí nên thích hợp với người bệnh tỳ vị hư nhược mà khí trệ không sướng. Thường dùng chữa trẻ em tiêu hóa không tốt.
- Kiện tỳ hóa đàm thang: (Tên cũ: Lục quân tử thang) tức là bài này gia Trần bì, Bán hạ cũng là Nhị trần thang (Bán hạ, Trần bì, Phục linh, Cam thảo) gia Sâm, Truật. Bán hạ, Trần bì là thuốc chính táo thấp hóa đàm sau khi phối hợp với bài này trở thành phương thuốc tiêu biểu về kiện tỳ hóa đàm. Trong lâm sàng thường dùng cho người bệnh tỳ vị hư nhược mà đàm thấp, viêm chi khí quản mạn tính, đường tiêu hóa mất chức năng điều hòa.
- Kiện tỳ hòa vị thang: (Tên cũ: Hương sa lục quế quân tử thang) tức Kiện tỳ hóa đàm thang gia Mộc hương (hoặc Hương phụ), Sa nhân. Các vị thuốc gia thêm đều có mùi thơm làm tĩnh bì, hòa vị sướng trung, điều lý khí cơ. Bài này trọng điểm là hòa vị sướng trung chữa các chứng tỳ vị hư nhược, vùng bụng đau lâm râm hoặc ngực tức khò khè, nôn mửa hoặc bụng sôi đại tiện lỏng.
- Kiện tỳ nhu can thang: (Tên cũ: Quy thược lục quân tử thang) tức Kiện tỳ hóa đàm thang gia Đương quy, Bạch thược. Đương quy, Bạch thược là vị thuốc chủ yếu dưỡng huyết nhu can; sau khi gia vào bài thuốc này trở thành phương thuốc cùng chữa can tỳ, điều hòa khí huyết, chữa các chứng khí huyết không đủ, can tỳ cùng có bệnh, toàn thân hư nhược, ăn uống giảm sút, ngực tức bụng chướng, thăng hỏa, ít ngủ. Thường dũng chữa chứng viêm gan mạn tính gan bị xơ cứng sớm, kinh nguyệt không đều và các bệnh mạn tính khác đã nói ở trên. Nếu thấy lưỡi đỏ mà rêu ít có thể bỏ Bán hạ tức là Quy thược dị công tán để khỏi quá tân táo mà tồn thương âm dịch.
- Sâm linh Bạch truật tán: Tức bài này gia Biển đậu, Sơn dược, Hạt sen, Kiết cánh, Ý dĩ, Sa nhân; có bài còn gia Trần bì, những vị thuốc được gia thêm phần lớn là tu dưỡng tỳ vị lý khí hóa đàm, trị tỳ phế khí hư, sức yếu khí ít, ăn ít đại tiện lỏng hoặc ho đờm lâu là phương thuốc tiêu biểu về dưỡng tỳ bổ phế.
- Thất vị Bạch truật tán: Tức bài này gia Cát căn, Hoắc hương, Mộc hương. Do gia thêm Cát căn thang đề chỉ tả, Hoắc hương có mùi thơm hóa thấp, Mộc hương điều khí sướng trung nên chuyên trị tỳ hư tiết tả nhất là với trẻ dùng càng tốt.
BỔ TRUNG ÍCH KHÍ THANG
(Phụ: Điều trung ích khí thang)
« Tỳ vị luận »
Thành phần:
-
- Hoàng kỳ 2-4 gam
- Nhân sâm (hoặc Đảng sâm) l gam
- Bạch truật 1 gam
- Đương quy 1 gam
-
- Thăng ma 1 gam
- Chích cam thảo 2 gam
- Trần bì 1 gam
- Sài hồ 1 gam
Cách dùng: Liều lượng nói trên theo bài thuốc cũ của sách, đem thuốc cắt vụn đun sắc ngày uống 3 lần.
Hiện nay chuyển thành thuốc phiến, ngày 1 thang, đun sắc chia 2 lần uống. Nếu dùng thuốc hoàn (hiệu thuốc có bán) ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần 4-8 gam.
Công dụng: Ích khí thăng dương, điều bổ tỳ vị.
Chữa chứng bệnh: Tỳ vị khí hư, tinh thần mệt mỏi, sợ lạnh, tự ra mồ hôi hoặc phát sốt mạch hư không có sức, trung khí hạ hãm, nội tạng bị sa (kể cả lòi dom sa tử cung) thậm chí tiểu tiện không hãm được, phụ nữ băng lậu thuộc chứng khí bất nhiếp huyết.
Giải bài thuốc: Bài này là phương thuốc tiêu biểu về thăng dương (thăng đề) ích khí. Hoàng kỳ, Nhân sâm là vị thuốc chủ yếu dùng để cam ôn ích khí. Trong đó Hoàng kỳ là thuốc chủ có công thăng bổ phối hợp với Thăng ma, Sài hồ để thăng đề dương khí. Vừa dùng thuốc thăng đề vừa dùng thuốc bổ khí là đặc điểm cơ bản trong việc ghép các vị thuốc ở bài này, chuyên trị các bệnh do trung khí hạ hãm gây nên. Còn Bạch truật, Trần bì, Đương quy, Cam thảo dùng để kiện tỳ lý khí, dưỡng huyết hòa trung là thuốc phù trợ của bài thuốc này.
Bài này do Hoàng kỳ ích khí cổ biểu, Thăng ma thăng dương giáng hỏa, Sài hồ giải cơ thanh nhiệt nên người dương khí hư suy mà lại bị ngoại cảm tà phát sốt cũng có thể dùng, cách chữa này gọi là “cam ôn trừ nhiệt”.
Phụ phương:
Bài này bỏ Bạch truật, Đương quy, gia Thương truật, Mộc hương tức là Điều trung ích khí thang hợp với bệnh khí hư hạ hãm mà thấp đọng ở tỳ vị, đại tiện lỏng thỏng nên dùng Thương truật thay Bạch truật để tăng thêm tác dụng táo thấp, bỏ Đương quy vì dược tính nhuận không thích hợp với đại tiện lỏng, gia Mộc hương là lấy tác dụng tân lương hành khí.
Thành phần:
ĐỘC SÂM THANG
(Phụ: Thăng áp thang)
« Thương hàn đại toàn »
- Nhân sâm 12 gam (nếu dùng sâm trồng, lượng nên tăng) Cách dùng: Đun sắc lấy nước đặc (lửa nhỏ thì tốt) uống riêng. Công dụng: Ích khí cố thoát, cứu người bị bệnh nặng.
Chữa chứng bệnh: Ra huyết nhiều, vết thương không khỏi, tâm lực suy kiệt và các bệnh nặng khác, biểu hiện sắc mặt trắng bệch, tinh thần phờ phạc, tứ chi lạnh, mồ hôi nhiều, mạch nhỏ nhẹ muốn tuyệt.
Giải bài thuốc: Nhân sâm đại bổ nguyên khí, dùng riêng thì lực chuyên nên bài này chuyên dùng để ích khí cố thoát. Người ra nhiều huyết thoát phải ích khí trước. Nhưng nếu tứ chi lạnh, ra mồ hôi, huyết áp không lên thuộc chứng vong dương hư thoát, có thể gia thêm Phụ tử, Long cốt, Mẫu lệ (xem Long mẫu thang) để tăng tác dụng hồi dương cố thoát.
Phụ phương:
Thăng áp thang: (Phương thuốc thực nghiệm) Bài này gồm các vị:
-
-
- Đảng sâm 12-20 gam
- Hoàng tinh 40 gam
- Cam thảo 40 gam
Dùng để cấp cứu, huyết áp hạ thấp, có tác dụng nhất định.
Thành phần:
TỨ VẬT THANG
(Phụ: Bát trân thang, Thập toàn đại bổ thang, Bổ can thang)
« Hòa lợi cục phương »
- Đương quy 12 gam
- Bạch thược 12 gam
- Địa hoàng (Sinh địa hoặc Thục địa) 20-24 gam
- Xuyên khung 6 gam
Cách dùng: Ngày dùng 1 thang, đun sắc lấy nước đặc, chia 2 lần uống.
Công dụng: Bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh.
Chữa chứng bệnh: Kinh nguyệt không đều và các chứng bệnh thuộc huyết hư hoặc huyết hư kèm theo ứ trệ, có thể gia giảm sử dụng.
Giải bài thuốc: Từ vật thang là phương thuốc bổ huyết kèm thêm hoạt huyết, người xưa nói nó là “phương thuốc chuyên về điều huyết can kinh”. Trong bài, Đương quy bổ huyết hòa huyết, Địa hoàng bổ huyết tư âm, hai vị đó đều nặng về bổ huyết. Bạch thược dưỡng huyết nhu can, Xuyên khung hành khí ở trong huyết là thuốc hành khí hoạt huyết nên bài thuốc này có đủ công dụng đường huyết, hoạt huyết kiêm cả hành khí nữa, thuốc chữa huyết hư có thể dùng để bổ huyết gia giảm thêm có thể chữa huyết trệ, đặc biệt là phụ nữ kinh nguyệt không đều, trong lâm sàng thường dùng nhiều.
Cách gia giảm: Nếu khí và huyết đều hư có thể gia Nhân sâm, Hoàng kỳ, nếu bị thêm huyết ứ có thể thêm Đào nhân, Hồng hoa, Bạch thược thay Xích thược gọi là Đào hồng tứ vật thang, huyết hư có hàn gia Nhục quế, Gừng nướng, huyết hư có nhiệt gia Hoàng cầm, Đoan bì, đổi Thục địa thành Sinh địa, muốn hành huyết thì bỏ Bạch thược đổi dùng Xích thược, muốn chi huyết thì bỏ Xuyên khung.
Phụ phương:
- Bát trân thang:
Là phương thuốc kép gồm Tứ vật thang gộp với Kiện tỳ ích khí thang có tác dụng bổ ích khí huyết.
Chữa các chứng khí huyết đều thiếu, người gầy mòn, mặt vàng võ, kinh nguyệt không đều, băng huyết không ngừng, mụn nhọt vỡ mủ lâu không liền da.
- Thập toàn đại bổ thang:
Gồm Bát trân thang gia Hoàng kỳ, Nhục quế.
Công dụng gần giống Bát trân thang, chỉ là bổ lực càng lớn. Dược tính ôn, thích hợp với các bệnh khí huyết đều thiếu mà thiên về hư hàn. Thuốc này thường chế thành hoàn hoặc cao.
- Bổ can thang:
Là Tứ vật thang gia Toan táo nhân, Mộc qua, Mạch môn, Chích cam thảo.
Các vị thuốc gia thêm đều thuộc dược tính toan cam tư nhuận, ghép với Tứ vật thang có tác dụng dưỡng huyết nhu can, chữa các chứng can huyết không đủ, đầu váng mắt hoa, ít ngủ, kinh nguyệt ra ít, huyết không dưỡng gân, tay chân tê, co gân, móng không phát triển.
Lúc cần có thể gia Kê huyết đằng, Tang ký sinh, Tục đoạn, Câu kỷ tử, Hoài ngưu tất.
THÁI SƠN BÀN THẠCH TÁN
« Cảnh nhạc toàn thư »
Thành phần:
-
- Nhân sâm (hoặc Đảng sâm) 12 gam
- Chích hoàng kỳ 12 gam
- Đương quy 12 gam
- Xuyên đoạn 12 gam
- Hoàng cầm 12 gam
- Bạch thược (sao rượu) 12 gam
Cách dùng: Ngày dùng 1 thang, đun sắc chia 2 lần uống.
Công dụng: An thai.
-
- Bạch truật (sao) 12 gam
- Chích cam thảo 2 gam
- Sa nhân 2 gam
- Thục địa 20 gam
- Xuyên khung 4 gam
- Gạo nếp 1 nắm
Chữa chứng bệnh: Thai động không yên, dự phòng lưu sản theo thói quen.
Giải bài thuốc: Bài này từ Bát trân thang biến hóa mà ra. Gia Hoàng kỳ bổ khí, Sa nhân lý khí an thai, gạo nếp ôn dưỡng tỳ vị, xuyên đoạn bổ ích can thận mà giữ thai ổn định, có hai công dụng bổ khí huyết và dưỡng thai, Hoàng cầm thanh nhiệt tả hỏa phối hợp với Truật, Thược là thuốc chính để an thai. Bài này lấy tên là “Thái sơn bàn thạch tán” là người xưa hình dung bài này có tác dụng điều bổ khí huyết để giữ thai ổn định.
Cách gia giảm: Khi thai ra nhớt đỏ, cần bỏ Xuyên khung gia A giao, lá Ngải cứu, Đỗ trọng (cùng dùng chung với bài Giao ngải thang gia giảm).
ĐƯƠNG QUY BỔ HUYẾT THANG
« Nội ngoại thương biện hoặc luận »
Thành phần:
-
-
- Hoàng kỳ 4 gam
- Đương quy (sao rượu) 8 gam
Cách dùng: Đun sắc lấy nước đặc chia 2 lần uống.
Công dụng: Bổ khí sinh huyết.
Chữa chứng bệnh: Sau khi ra máu nhiều, phụ nữ bị rong huyết, hậu sản, có hiện tượng huyết hư, da mặt vàng vọt, tinh thần mệt mỏi thiếu sức hoặc có sốt nhẹ, mạch hư không có lực sau khi u nhọt vỡ máu mủ nhiều.
Giải bài thuốc: Bài này là phương thuốc tiêu biểu về bổ khí sinh huyết, là phương pháp chữa “huyết thoát thì ích khí”. Do “khí có thể sinh huyết” nên dùng nhiều Hoàng kỳ bổ khí để làm vốn sinh huyết, thì dùng Đương quy bổ huyết mới có sức mạnh, người âm hư hỏa vượng kỵ dùng bài thuốc này.
QUY TỲ THANG
(Phụ: Dưỡng tâm thang)
« Tế sinh phương »
Thành phần:
- Nhân sâm (hoặc Đảng sâm) 12 gam
- Táo đỏ 3 quả
- Hoàng kỳ 12 gam
- Bạch truật 12 gam
- Phục thần 12 gam
- Toan táo nhân 12 gam
- Quế tròn 8 gam
- Mộc hương 2 gam
- Chích cam thảo 2 gam
- Đương quy 8 gam
- Viễn chí 4 gam
- Gừng sống 3 lát
Cách dùng: Ngày dùng 1 thang, đun sắc, chia 2 lần uống. Thuốc hoàn mỗi lần dùng 4-8 gam ngày 2- 3 lần.
Công dụng: Kiện tỳ ích khí, bổ huyết dưỡng tâm.
Chữa chứng bệnh: Bài này chủ trị tâm tỳ đều hư, khí huyết không đủ, thần mỏi người mệt, ăn ít, tim hồi hộp, mồ hôi trộm, mất ngủ, hay quên do tỳ không thông huyết dẫn đến tiện huyết và phụ nữ rong huyết.
Giải bài thuốc: Bài này là phương thuốc bổ cả tâm và tỳ. Dùng sâm, truật, linh, thảo để kiện tỳ ích khí, gia Hoàng kỳ để tăng thêm công hiệu ích khí, Táo nhân, Viễn chí, Quế viên để dưỡng tâm an thần, Mộc hương lý khí tỉnh tỳ. Tăng hợp tác dụng bài này tuy bổ cả khí và huyết, cùng chữa tâm tỳ nhưng mục đích chủ yếu của nó là chữa huyết hư. Sở dĩ dùng số lớn thuốc kiện tỳ bổ khí, một là do “khí năng nhiếp huyết” và “khí năng sinh huyết” nên dùng nó để “nhiếp huyết sinh huyết” để chữa chứng “tì không thống huyết” dẫn đến băng huyết, hai là tỳ là nguồn sinh hóa khí huyết, tỳ vận động khỏe thì sinh hóa khí huyết không ngừng, dễ hồi phục. Do tâm chủ huyết, dựa vào huyết dịch để hoạt động, người huyết hư thường thấy tim hồi hộp, ít ngủ hay quên nên bài này lại dùng Táo nhân, Viễn chí, Quế viên để dưỡng tâm huyết mà an thần.
Cách gia giảm: Bài này gia Thục địa gọi là Hắc quy tỳ hoàn, tác dụng bổ huyết càng mạnh, có thuốc chế sẵn bán ở hiệu thuốc.
Phụ phương:
Dưỡng tâm thang:
Gồm các vị Hoàng kỳ, Nhân sâm, Chích cam thảo, Phục linh, Phục thần, Đương quy, Xuyên khung, Bá tử nhân, Toan táo nhân, Viễn chí, Ngũ vị, Nhục quế, Bán hạ.
Điều khác chủ yếu với Quy tỳ thang là do không dùng Bạch truật nên tác dụng xổ bổ tỳ ít, gia các vị Bá tử nhân, Ngũ vị để dưỡng tâm huyết, liễm tâm âm, dùng ít Nhục quế để thông tâm dương, ninh tâm an thần, tác dụng càng mạnh hơn. Còn thêm bớt các vị thuốc khác, ý nghĩa không lớn, gọi là Quy tỳ trọng tâm để bổ dưỡng tâm tỳ khí huyết, gọi là dưỡng tâm trọng tâm là dưỡng huyết an thần.
LỤC VỊ ĐỊA HOÀNG HOÀN
(Phụ: Tri bá địa hoàng hoàn, Kỷ cúc địa hoàng hoàn, Minh mục địa hoàng hoàn, Đại bổ nguyên tiễn)
« Tiểu nhi dược chứng trực quyết »
Thành phần:
- Thục địa 8 lạng
- Đan bì 3 lạng
- Sơn thù 4 lạng
- Trạch tả 3 lạng
- Sơn dược 4 lạng
- Phục linh 3 lạng
Cách dùng: Liều lượng nói trên dùng làm thuốc hoàn, luyện với mật làm hoàn, hiệu thuốc có bán thuốc chế sẵn, ngày dùng 8-16 gam, chia 2 lần uống với nước muối nhạt. Trong lâm sàng cũng dùng làm thuốc thang, đun sắc chia 2 lần uống.
Công dụng: Tư bổ âm của can thận.
Chữa chứng bệnh: Trong quá trình mắc bệnh mạn tính thấy can thận bất túc, thận âm khuy tổn, lưng đầu gối đau thắt, hoa mắt, ù tai, di tinh, tiêu khát và trẻ em phát dục không tốt. Hiện nay trong lâm sàng thấy triệu chứng can thận âm hư như đường tiết niệu cảm nhiễm mạn tính, nước đái đường, huyết áp cao và thần kinh suy nhược thường lấy bài thuốc này làm cơ sở rồi gia giảm thêm.
Giải bài thuốc: Đặc điểm tạo thành bài thuốc này là bổ trung ngẫu tả mà bổ âm là chính. Dùng Thục địa để tư âm bổ thận, thêm tinh tích tủy mà sinh huyết, Sơn thù ôn bổ can thận, thu sáp tinh khí, Sơn dược kiện tỳ kiêm trị di tinh, di niệu là “Tam bổ” trong bài thuốc, nhưng lấy Thục địa bổ thận làm chính; Sơn thù bổ can, Sơn dược bổ thận làm phụ nên liều lượng Thục địa gấp đôi vị kia. Đan bì lương huyết thanh nhiệt mà tả hỏa ở can thận. Trạch tả, Phục linh lợi thủy thấm thấp là “Tam tả” của bài thuốc này. Do bài thuốc này bổ là chính nên liều lượng các vị thuốc tả dùng ít thôi. Nhưng liều lượng các vị thuốc không phải nguyên xi không thay đổi, có thể căn cứ thực tế lâm sàng mà biến hóa. Nếu dùng để ích thận âm, có thể theo liều lượng định sẵn là được không cần thay đổi, nếu chữa di tinh, đầu váng, nên tăng thêm liều lượng Sơn thù và Sơn dược, nếu âm hư kèm thêm huyết nhiệt hỏa vượng thì tăng thêm liều lượng Đan bì, đổi Thục địa thành Sinh địa, nếu thận hư phù thũng nước hoặc bị thấp nhiệt, tiểu tiện đau rát thì gia nhiều Trạch tả, Phục linh.
Cách gia giảm: Bài này là phương thuốc cơ sở của bổ thận tư âm, trong lâm sàng thấy triệu chứng âm hư, thường dùng bài này gia giảm thêm. Nếu thấy triệu chứng can huyết hư thì gia thêm Đương quy, Bạch thược (tức Quy thược địa hoàng hoàn) để dưỡng huyết nhu can, nếu kèm theo phế thận khí hư, ho thở mạnh thì gia thêm Ngũ vị (tức Thất vị đô khí hoàn) hoặc gia thêm Mạch môn (tức Mạch vị độc khí địa hoàng hoàn) để liễm phế nạp thận v.v… Một vài vị thuốc có công dụng tương tự có thể thay thế như Thủ ô thay được Địa hoàng, Ngũ vị, Câu kỷ tử, Thỏ ti tử tùy theo bệnh tình có thể thay thế Sơn thù. Tóm lại, ứng dụng bài này có thể phỏng theo cách chữa mà thay đổi vị thuốc.
Phụ phương:
- Tri bá địa hoàng hoàn:
Lại có tên “Tri bá bát vị hoàn” tức “Lục vị địa hoàng hoàn” gia Tri mẫu, Hoàng bá mỗi vị 2 lạng. Có tác dụng tư âm tả hỏa, thích hợp với các chứng âm hư hỏa vượng, xương nhức ra mồ hôi trộm,
họng đau, thăng hỏa, miệng khô lưỡi táo, hiện nay các chứng đi đái ra máu cấp tính, cảm nhiễm đường tiết niệu mạn tính thường dùng bài thuốc này gia giảm điều huyết, chứng sau có thể phối hợp các vị thanh nhiệt giải độc và thủy thông lâm.
Liều lượng giống với Lục vị địa hoàng hoàn.
- Kỹ cúc địa vị hoàng hoàn:
Tức “Lục vị địa hoàng hoàn” gia Câu kỷ tử, Bạch cúc hoa mỗi thứ 3 lạng.
Trị can thận bất túc, đầu váng mắt hoa, thị lực giảm sút. Chữa bệnh huyết áp cao lúc thấy âm hư dương bốc cũng dùng bài này điều trị.
Liều lượng thuốc hoàn giống với Lục vị địa hoàng hoàn.
- Minh mục địa hoàng hoàn:
Tức “Lục vị địa hoàng hoàn” gia Đương quy, Bạch thược, Câu kỷ tử, Cúc hoa, Bạch tật lê, Thạch quyết minh.
Tác dụng sáng mắt, tư bổ can thận, tiêu tán phong nhiệt, chữa các chứng trong mắt khô, quáng gà, nhìn vật thể lờ mờ. Với bệnh huyết áp cao thấy triệu chứng âm hư dương bốc, cũng dùng được.
Liều lượng thuốc hoàn giống với Lục địa hoàng hoàn.
- Đại bổ nguyên tiễn:
Tức “Lục vị địa hoàng hoàn” bỏ Phục linh, Trạch tả, Mẫu đơn gia Cẩu kỷ, Đỗ trọng, Đảng sâm, Chích cam thảo, Đương quy.
Do bài thuốc này giảm đi “Tam tả” của Lục vị địa hoàng hoàn mà gia thêm Đậu kỹ, Đỗ trọng để bổ ích can thận; Đảng sâm, Cam thảo để bổ khí; Đương quy bổ huyết, bổ lực so với Lục vị địa hoàng hoàn thì mạnh hơn, thích hợp với chứng thận hư mà vô nội nhiệt và đàm thấp.
|
TẢ QUY HOÀN |
|
(Phụ: Tả quy ẩm)
« Cảnh nhạc toàn thư » |
Thành phần:
1. Thục địa |
8 lạng |
5. Câu kỷ tử |
4 lạng |
2. Sơn dược |
4 lạng |
6. Hoài ngưu tất |
3 lạng |
3. Sơn thù |
4 lạng |
7. Cao lộc hươu |
4 lạng |
4. Thỏ ti tử |
4 lạng |
8. Cao Quy bản |
4 lạng |
Cách dùng: Ngào mật làm thành hoàn, mỗi lần dùng 4-8 gam, ngày 1-2 lần, uống với nước muối nhạt, có thể thay đổi liều lượng làm thuốc thang, đun sắc chia 2 lần uống.
Công dụng: Bổ can thận, ích tích huyết.
Chữa chứng bệnh: Bệnh lâu ngày, sau khi bệnh nặng, hoặc người già can thận tinh huyết hư tổn, thân thể gầy mòn, lưng gối đau mỏi, hoa mắt, di tinh.
Giải bài thuốc: Bài này từ Lục vị địa hoàng hoàn biến hóa ra không dùng Đan bì lương huyết tả hỏa và Phục linh, Trạch tả khô thấm lợi thủy mà dùng Thỏ ty, Câu kỷ tử bổ ích can thận và cao quy bản, cao sừng hươu bổ nhanh tinh huyết, Ngưu tất cường tráng gân cốt nên bài này có tác dụng bổ ích can thận mạnh hơn Lục vị địa hoàng hoàn. Phân biệt với Lục vị địa hoàng hoàn, người xưa cho rằng “Lục vị là tráng thủy để chế hỏa, tả quy là nuôi âm để hàm dương”. Bài này là phương pháp điều trị dùng “các vị này để bổ cho người tinh không đủ” phù hợp với người can thận tinh huyết hư tổn mà nội nhiệt, huyết thiệt, hỏa vượng không rõ ràng và dạ dày còn thu nạp được.
Cách gia giảm: Bài này tùy theo chứng bệnh mà gia vị, có thể tham khảo cách gia giảm của Lục vị địa hoàng hoàn.
Phụ phương:
Tả quy ẩm:
Gồm các vị Thục địa, Sơn dược, Câu kỷ tử, Sơn thù, Chích cam thảo, Phục linh.
Công dụng, chủ trị gần giống “Tả quy hoàn”, nhưng sức ích tinh bổ thận kém hơn Tả quy hoàn.
Thành phần:
-
- Hoàng bá 4 lạng
- Tri mẫu 4 lạng
ĐẠI BỔ ÂM HOÀN
« Đan khê tâm pháp »
-
- Thục địa 6 lạng
- Quy bản 8 lạng
Cách dùng: Nghiền nhỏ 4 vị nói trên hòa với nước tủy xương sống lợn đun chín và mật luyện thành hoàn lớn, các hiệu thuốc có bán thuốc chế sẵn, ngày dùng 8-12 gam, uống lúc đói với trước muối nhạt, theo tỷ lệ liều lượng đổi thành thuốc thang, đun sắc chia 2 lấn uống.
Công dụng: Bổ thận âm, tả hư hỏa ở can thận.
Chữa chứng bệnh: Can thận âm hư, hư hỏa thượng cang biểu hiện sốt theo cơn, đổ mồ hôi trộm, lưng đau chân run, mặt đỏ thăng hỏa, hoa mắt tai ù, hoặc ho khạc ra huyết, hoặc tâm phiền dễ nổi giận, hoặc ngủ ít mộng nhiều, mộng tinh.
Giải bài thuốc: Bài này là phương thuốc điển hình về tư âm giáng hỏa. Các vị thuốc dùng trong bài đều thuộc loại tư âm giáng hỏa, bổ thận thêm tinh nên đặt tên là Đại bổ âm hoàn, nhưng tác dụng các vị thuốc ấy không hoàn toàn giống nhau như Hoàng bá, Tri mẫu dược tính là khổ hàn, cùng dùng 2 vị đó có tác dụng tả hỏa tương đối mạnh, dùng nó tả hỏa để giữ được âm dịch. Thục địa đại bổ thận âm mà sinh huyết, Quy bản, tủy xương sống lợn thuộc loại huyết nhục làm tăng tinh, ích tủy mạnh hơn, nguyên ý của Chu Đan Khê định ra bài thuốc này là dựa trên lý luận “âm thường không đủ, dương thường có thừa nên thường phải dưỡng âm”. Nhất là đối với bệnh lao phổi mà đặc chứng lâm sàng là âm hư hỏa vượng ông cho rằng: “hỏa vượng mà sinh bệnh, 10 phần có đến 8, 9 hỏa suy mà thành tật bệnh, trăm phần không có đến 1-2”. Vì vậy ông cho rằng muốn bổ âm huyết, trước hết phải tả hỏa, tả hỏa là bảo tồn âm huyết. Bài này là một phương thuốc vừa tả hỏa vừa bổ âm kết hợp với nhau, với các triệu chứng âm hư hỏa vượng đều dùng được như tỳ vị hư nhược thì kiêng dùng.
Thành phần:
- Tử hà xa 1 bộ
- Thiên môn 1,2 lạng
- Quy bản 2 lạng
- Ngưu tất 1,2 lạng
HÀ XA ĐẠI TẠO HOÀN
« Ngô cầu phương »
- Thục địa 2,5 lạng
- Đỗ trọng 1,5 lạng
- Nhân sâm (hoặc Đẳng sâm) 1 lạng
- Hoàng bá 1,5 lạng
Cách dùng: Hiệu thuốc có thuốc hoàn chế sẵn, ngày dùng 12-16 gam, sáng tối 2 lần uống với nước muối nhạt.
Công dụng: Đại bổ âm dương khí huyết, chủ yếu là ích âm, thêm tinh bổ huyết.
Chữa chứng bệnh: Mọi bệnh lâu ngày hư tổn, như phế thận âm hư, người gầy mòn, ho, sốt cơn, tự ra mồ hôi, mồ hôi trộm, người già suy nhược, tinh huyết không đủ mệt mỏi vô lực, lưng gối bủn rủn, đi lại không dễ dàng, các chứng thận viêm mạn tính và hen suyễn, các bệnh khác đã ổn định cũng dùng phương thuốc này để bồi dưỡng cơ thể.
Giải bài thuốc: Bài này lấy Tử hà xa làm thuốc chính, đại bổ nguyên khí, thêm đủ tinh huyết, là phương thuốc đại bổ âm dương khí huyết. Nhưng nhìn cả bài thuốc mà phân tích thì Quy bản, Thục địa, Thiên môn, Mạch môn bổ âm huyết là những vị thuốc phối hợp chủ yếu nên lấy bổ âm huyết làm chính, Nhân sâm dùng ở đây là lấy tác dụng ích khí sinh tân, sau khi ghép thêm 2 vị Mạch môn Thiên môn dưỡng âm thanh phế thì tác dụng của nó thiên về bổ khí âm. Đồ trọng, Ngưu tất dùng để bổ can thận, mạnh thêm lưng gối, Hoàng bá dùng để tả hỏa, vì vậy, tổng hợp tác dụng của bài này là bồi bổ khí âm mà hòa tinh huyết, thanh phế tả hỏa mà làm mạnh lưng gối thích hợp với các chứng âm dương đều hư mà âm hư là chính, khí huyết suy nhiều mà tinh huyết không đủ là chính. Các vị thuốc mà bài này dùng thường là nhuần nhị nên những người đường ruột, đường tiêu hóa kém nên dùng ít hoặc không dùng, hoặc kết hợp dùng cùng thuốc kiện tỳ vị.
TĂNG DỊCH THANG
« Ôn bệnh điều kiện »
Thành phần:
- Huyền sâm 40 gam
- Mạch môn 32 gam
- Sinh địa 32 gam
Cách dùng: Liều lượng nói trên là theo nguyên sách cũ. Đong 8 chén nước, đun sắc lấy 3 chén.
Uống xong, nếu đại tiện không thông, lại uống thang nữa.
Công dụng: Sinh tân nhuận táo, tăng dịch nhuận tràng chữa chứng bệnh do bệnh nhiệt thương tổn tân, miệng khát lưỡi gai, âm hư đại tiện bí.
Giải bài thuốc: Bài này nguyên chữa do nhiệt bệnh mà hao tổn tân dịch dẫn đến đại tiện bí kết khác với bài Thừa khí thang công hạ, thích hợp với chứng “dịch khô nhiều mà nhiệt kết ít”, thực tế bài này là bài cơ sở về dưỡng âm sinh tân, rất nhiều bài chữa bệnh nhiệt có các vị thuốc của bài này (như Thanh dinh thang). Ở đây Huyền sâm tăng dịch, Mạch môn dưỡng vị, Sinh địa lương huyết thanh nhiệt mà sinh tân dịch, do đó có tác dụng nhuận tràng thông tiện do tràng táo dịch khô gây nên, người xưa gọi là “lấy thuốc bổ dùng làm thuốc tả”. Ngoài ra, bài này còn dùng chữa chứng vị âm bất tức, rêu lưỡi gai sáng, miệng khô môi táo, còn có thể gia các vị dưỡng âm sinh tân như Sa sâm, Thạch hộc, Ngọc trúc.
Cách gia giảm: Người bị đại tiện bí kết nặng có thể gia Mang tiêu, Đại hoàng tức là Tăng dịch thừa khí thang.
Thành phần:
CAM MẠCH ĐẠI TÁO THANG
« Kim quỹ yếu lược »
- Cam thảo 12 gam
- Tiểu mạch 40 gam
- Đại táo 10 quả
Cách dùng: Ngày dùng 1 thang, chia 2 lần uống.
Công dụng: Dưỡng tâm an thần.
Chữa chứng bệnh: Tạng buồn bực, gặp việc bị thương muốn khóc, tinh thần hoảng hốt, không tự chủ được, buồn bực bất an.
Giải bài thuốc: Trong bài này Cam thảo vị ngọt để hòa hoãn cấp tính, Tiểu mạch, Đại táo dưỡng tâm, nhuận táo, 3 vị hợp lại thì dưỡng tâm ninh thần, tăng thêm công hiệu cam nhuận hoãn cấp chữa các chứng tinh thần không thư thái, can khí uất kết dẫn đến tạng buồn bực như thần kinh quá nhạy cảm, ngủ không yên, có lúc tự cảm thấy phiền muộn nóng nảy hoặc bi thương khóc lóc hoặc động kinh hoặc sợ sệt không yên.
Bài này xem ra thì bình đạm, tùy chứng bệnh mà gia thêm vị sẽ đạt hiệu quả nhất định.
Thành phần:
MẠCH MÔN ĐÔNG THANG
(Phụ: Dưỡng vị thang)
« Kim quỹ yếu lược »
- Mạch môn đông 20 gam
- Cam thảo 4 gam
- Bán hạ 36 gam
- Gạo sống 20 gam
- Nhân sâm 12 gam
(có thể dùng Hài nhi sâm hoặc Sa sâm)
- Đại táo 5 quả
Cách dùng: Ngày dùng 1 thang, đun sắc chia 2 lần uống.
Công dụng: Tư dưỡng vị tân, giáng nghịch hạ khí.
Chữa chứng bệnh: Phế vị âm thương, hỏa khí thượng nghịch ho nôn ra giãi, cổ họng khô táo, miệng khát, lưỡi gai hồng, mạch hư sác.
Giải bài thuốc: Bài này dùng nhiều Mạch môn sinh tân nhuận táo là vị thuốc chủ yếu tư dưỡng phế vị âm dịch, Nhân sâm, Cam thảo, gạo sống, Đại táo bổ dưỡng tỳ vị làm cho hóa nguyên sung túc thì tân dịch tự lên được phế khíến phế được nuôi dưỡng. Bán hạ giáng nghịch hạ khí, dùng chung với các vị khác thì hòa vị hóa đàm mà không bị táo, nó có tác dụng tương phụ tương thành. Bài này là phương thuốc chủ yếu tư dưỡng phế vị tân dịch, phàm phế vị âm thương tổn, ho khan họng táo, hỏa khí thượng nghịch, rạo rực, nôn mửa, nấc đều có thể gia giảm ứng dụng.
Phụ phương:
Dưỡng vị thang:
Gồm các vị Sa sâm, Mạch môn, Ngọc trúc, Biển đậu sống, lá dâu, Cam thảo.
Đặc điểm bài này là trong thuốc thanh dưỡng sinh tân gia thêm Biển đậu để kiện tỳ vị nên tác dụng dưỡng vị âm của nó mạnh.
Dùng để chữa chứng dưỡng âm bất túc, miệng lưỡi khô táo, rêu ít hoặc không rêu, ăn uống giảm sút, đại tiện can táo.
Lúc ứng dụng lâm sàng có thể gia thêm Thạch hộc, Sinh cốc nha.
SINH MẠCH TÁN
« Nội ngoại thương biện hoặc luận »
Thành phần:
- Nhân sâm 4-12 gam
- Ngũ vị 4-12 gam
- Mạch môn 16 gam
Cách dùng: Ngày dùng 1 thang, đun sắc uống.
Chữa chứng bệnh: Nhiệt thương nguyên khí, âm khí suy vi, ra mồ hôi nhiều miệng khát, thở gấp muốn thoát, mạch nhỏ nhẹ muốn tuyệt, lưỡi khô hồng mà vô tân, hoặc ho lâu phế hư, ho ít đờm khí đoản, tự ra mồ hôi, miệng khô lưỡi táo, mạch tượng hư.
Giải bài thuốc: Bài này dùng Nhân sâm bổ ích nguyên khí, Mạch môn dưỡng âm, Ngũ vị thu liễm phế khí bị hao tán và liễm âm chỉ hãn. 3 vị thuốc đó hợp lại, đại bổ khí âm, liễm hãn, sinh mạch, có thể cấp cứu nguyên khí hao thương, hư thoát mà có nhiệt, khác với Tứ nghịch thang, Sâm phụ thang cứu vong dương hư thoát.
Thành phần:
CHÍCH CAM THẢO THANG
(Phụ: Gia giảm phúc mạch thang)
« Thương hàn luận »
- Chích cam thảo 12-20 gam
- Đại táo 10 quả
- Nhân sâm (hoặc Đảng sâm) 8-12 gam
- Gừng sổng 3-5 lát
- Quế chi 8-12 gam
- Sinh địa hoàng 16-20 gam
- A giao 8-12 gam
- Ma nhân 8-16 gam
- Mạch môn 8-12 gam
Cách dùng: Ngày dùng 1 thang, bài thuốc cũ đun với rượu, hiện nay chỉ đun với nước, chia làm 2 lần uống.
Công dụng: Ích tâm khí, bổ tâm huyết, dưỡng tâm âm, thông tâm dương.
Chữa chứng bệnh: Tim đập không đều, mạch sơ cứng.
Giải bài thuốc: Bài này dùng Chích cam thảo, Nhân sâm để bổ ích tâm khí vì dùng nhiều Cam thảo nên gọi là Chích cam thảo thang. A giao, Địa hoàng, Mạch môn, Ma nhân bổ tâm huyết, dưỡng tâm âm để nuôi dưỡng huyết mạch, Quế chi, Gừng sống và rượu tân ôn xua tán, thông được tâm dương. Đặc điểm phối hợp các vị thuốc là dựa vào nguyên lý theo nhu cầu âm huyết của người ta mà thúc đẩy dương khí, trọng điểm ở bổ tâm khí, thông tâm dương. Tâm dương thông tâm khí trở lại là tiền đề tất yếu để mạch khỏi sơ cứng, lại phối hợp thêm thuốc bổ huyết tư âm để huyết sung đẩy mạch mà dương khí có chỗ dựa không xảy ra phù tán thì tim hồi hộp sẽ ngừng, mạch sơ cứng sẽ trở lại bình thường cho nên cũng gọi là Phúc mạch thang. Vì vậy lúc ứng dụng lâm sàng, phải chú ý đầy đủ đến mối quan hệ âm dương mà vận dụng linh hoạt.
Cách gia giảm: Ứng dụng lâm sàng thường gia Táo nhân, tim đập mạch còn phải gia Từ thạch, Chu sa là những thuốc an thần.
Phụ phương:
Gia giảm phúc mạch thang:
Gồm các vị: Địa hoàng, A giao, Mạch môn, Bạch thược, Ma nhân, Cam thảo.
Để chữa các chứng sốt lâu thương tồn âm, tân dịch hao tổn, hoặc sốt dài ngày không dứt, rêu lưỡi hồng sáng, miệng khô lưỡi táo, buồn bực không yên. Nếu tay chân lại run rẩy do hư phong gây nên thì phải gia thêm Mẫu lệ, Miết giáp, Quy bản.
Gia giảm phúc mạch thang bỏ đi Quế chi, Sinh khương, Nhân sâm, Đại táo là những vị thuốc ôn thông tâm dương, bổ ích tâm khí cho nên tác dụng của nó khác với bài Chích cam thảo thang, không dùng để thông dương phúc mạch mà dùng để tư âm dưỡng huyết.
Thành phần:
- Thục địa 8 lạng
- Sơn dược 4 lạng
- Sơn thù 4 lạng
- Trạch tả 3 lạng
KIM QUỸ THẬN KHÍ HOÀN
(Phụ: Phụ quế bát vị hoàn, Tế sinh thận khí hoàn)
« Kim quỹ yếu lược »
- Phục linh 3 lạng
- Đan bì 3 lạng
- Quế chi 1 lạng
- Phụ tử 1 lạng
Cách dùng: Liều lượng nói trên dùng làm thuốc hoàn nếu chuyển thành thuốc thang thì liều lượng tham khảo tỷ lệ mà linh hoạt gia giảm. Cách dùng thuốc hoàn ngày 12-16 gam, chia 2 lần uống.
Công dụng: Ôn bổ thận dương.
Chữa chứng bệnh: Thận dương không đủ, lưng gối đau lạnh, bụng vặn đau, tiểu tiện không lợi hoặc không kiềm chế được, ban đêm tiểu tiện nhiều và các hiện tượng thận dương hư suy như ho đờm, tiêu khát, thủy thũng, đi tả lâu ngày.
Giải bài thuốc: Bài này dùng phụ, quế làm thuốc chủ là phương thuốc bổ thận được ứng dụng sớm nhất. Lục vị địa hoàng hoàn và các loại Địa hoàng hoàn khác đều từ bài thuốc này biến hóa ra. Mục đích bài này là ôn bổ thận dương mà trong bài dùng Địa hoàng, Sơn thù là thuốc âm thì thận âm và thận dương đều có quan hệ với nhau tức là “âm dương cùng gốc”, “khéo bổ dương tất phải trong âm cầu dương”.
Phụ phương:
- Phụ quế bát vị hoàn:
Tức bài này dùng Nhục quế thay Quế chi, ngày xưa không phân biệt Quế chi với Nhục quế, đời sau mới phân biệt vận dụng vì vậy mới định bài riêng là Phụ quế bát vị hoàn, cả 2 bài thuốc đều là ôn bổ thận dương là phương pháp điều trị “Ích hỏa nguyên để tiêu âm hàn” nhưng có sự khác nhau trong sự giống nhau, Quế chi giỏi thông dương, tính của nó chạy mà không giữ lại cho nên với các chứng thủy ẩm đình tụ, thủy thấp tràn lan, khí huyết ngưng trệ nên dùng Quế chi là hơn, Nhục quế giỏi nạp khí, dẫn hỏa quy nguyên, tính nó giữ lại mà không chạy cho nên nếu mệnh môn hỏa suy mà hư hỏa Thượng phù, thận không nạp khí mà thở gấp ra và hạ tiêu hư hàn thì dùng Nhục quế là hay.
- Tế sinh thận khí hoàn:
Tức Phụ quế bát vị hoàn gia Ngưu tất, Xa tiền tử thì tác dụng ôn dương lợi thủy, tiêu thủy mạnh
hơn.
|
HỮU QUY HOÀN |
|
(Phụ: Hữu quy ẩm) |
« Cảnh nhạc toàn thư » |
Thành phần: |
|
|
1. Thục địa |
8 lạng |
6. Thỏ ti tử |
4 lạng |
2. Sơn dược |
4 lạng |
7. Chế phụ tử |
2-6 lạng |
3. Sơn thù |
3 lạng |
8. Nhục quế |
2-4 lạng |
4. Câu kỷ tử |
4 lạng |
9. Đương quy |
3 lạng |
5. Đỗ trọng |
4 lạng |
10. Cao sừng hươu |
4 lạng |
Cách dùng: Hiệu thuốc có thuốc chế sẵn, ngày dùng 4-8 gam, có thể thay đổi liều lượng làm thuốc thang, đun sắc chia 2 lần uống.
Công dụng: Ôn bổ thận dương, bổ sung tinh huyết.
Chữa chứng bệnh: Thận dương không đủ, mệnh môn hỏa suy, người già bệnh lâu xuất hiện chứng khí khiếp thần suy, sợ rét chân tay lạnh, dương suy, hoạt tinh, lưng gối đau mỏi.
Giải bài thuốc: Bài này từ Phụ quế bát vị hoàn biến hóa đi, tức là lấy Tả quy hoàn làm cơ sở, bỏ Ngưu tất, cao Quy bản, gia thêm Phụ tử, Nhục quế, Đương quy, Đỗ trọng. Bài này cùng với Phụ quế bát vị hoàn cũng là phương thuốc ôn thận tráng dương nhưng giữa hai bài thuốc có chỗ khác nhau. Bài trên là bổ dương ngẫu tả còn bài này bổ mà không tả lại có cao sừng hươu, Đương quy bổ sung tinh huyết, Câu kỷ tử, Thỏ ti tử, Đỗ trọng ôn dương can thận nên sức hỗ trợ hỏa tráng dương của nó mạnh
hơn, thích hợp với chứng bệnh dương hư hỏa suy tương đối nặng. Người xưa cho rằng Phụ quế bát vị hoàn chỉ là “ích hỏa chi nguyên để tiêu âm, hàn” mà bài này thì “phù dương để phối âm” còn chỗ khác nhau giữa bài này với Tả quy hoàn thì Tả quy hoàn nặng về bổ sung tinh huyết, bài này nặng về ôn tráng thận dương.
Cách gia giảm: Người đại tiện lỏng có thể bỏ Đương quy, Cẩu kỷ gia Bạch truật, Ích trí nhân, nếu khí hư muốn thoát hoặc hôn mê, hoặc ra mồ hôi, hoặc choáng váng, hoặc đoản khí gia Nhân sâm, nếu vị khí hư hàn, nôn, ợ chua có thể gia Can khương, Ngô thù, nếu tiểu tiện dầm dề không thôi, có thể gia Bổ cốt chỉ.
Phụ phương:
Hữu quy ẩm:
Gồm các vị Thục địa, Sơn dược, Ngô thù, Câu kỷ tử, Đỗ trọng, Phụ tử, Nhục quế, Chích cam thảo, gần giống Hữu quy hoàn nhưng bổ lực kém hơn.
ĐỊA HOÀNG ẨM TỬ
« Tuyên minh luận »
Thành phần:
-
- Can địa hoàng 20-40 gam
- Viễn chí 4-8 gam
- Ba kích 12 gam
- Sơn thù 12 gam
- Thạch hộc 12 gam
- Nhục thung dung 6-12 gam
-
- Ngũ vị 4 gam
- Nhục quế 4 gam
- Bạch phục linh 12 gam
- Mạch môn 12 gam
- Phụ tử (nướng) 6-12 gam
- Xương bồ 4-8 gam
Cách dùng: Nguyên bài này là nghiền các vị thuốc thành bột, mỗi lần dùng 3 gam, lấy 1 bát rưỡi nước, 5 lát gừng sống, 1 quả Đại táo, 5-7 lá Bạc hà cho vào sắc lên lấy nước uống không kể thời gian nào. Hiện nay chuyển thành thuốc thang.
Công dụng: Bổ thận ích tinh, ninh tâm khai khiếu.
Chữa chứng bệnh: Bài này nguyên dùng chữa trúng phong không nói được, hai chân suy yếu, hiện nay thường dùng chữa chứng bệnh trong quá trình bị bệnh mạn tính xuất hiện thận âm thận dương đều hư như động mạch não sơ cứng, bị di chứng sau khi trúng phong, thận viêm mạn tính huyết áp cao..
Giải bài thuốc: Đặc điểm ghép các vị thuốc của bài này là cùng dùng hai loại thuốc ôn thận tư âm và khai khiếu an thần, nhằm chữa bệnh trúng phong. Do nền y học phát triển đến thời Lưu Hà Gian đời Tống, nhận thức từ trúng phong là từ học thuyết “ngoại phong” dần dần phát triển đến học thuyết “nội phong” cho rằng phát sinh trúng phong là do âm khí suy nhược ở dưới mà dương khí bạo thoát ở trên, cho nên bài này dùng Địa hoàng, Ba kích, Sơn thù, Nhục thung dung để đại bổ thận tinh không đủ, lại phối thêm phụ, quế để dẫn hỏa quy nguyên, dùng Ngũ vị để liễm âm cố thoát, do trúng phong mà lưỡi cứng khó nói hoặc cấm khẩu thường do môi lưỡi can táo, mà họng có đờm nên dùng Mạch môn, Thạch hộc để dưỡng dịch sinh tân và hạn chế bớt tính Cương táo của Phụ, Quế; lại dùng Xương bồ, Viễn chí, Phục linh để thông tâm khí mà thanh thần chí, hóa đàm trọc để khai phế. Vì vậy, bài này từ trước tới nay được coi là phương thuốc tiêu biểu về trúng phong cấm khẩu. Hiện nay trong lâm sàng, việc vận dụng bài thuốc này có phát triển, không bó hẹp trong bệnh trúng phong mà là phương thuốc thường dùng bổ thận.
Cách gia giảm: Trong bài 2 vị Phụ, Quế tính cương táo, không nên dùng lâu, nếu dùng lâu thì dùng Tiên mao, Tiên linh tỳ thay thế.
Thành phần:
NHỊ TIỀN THANG
« Phương thuốc thực nghiệm của y viện Thư Quang - Thượng Hải »
- Tiên mao 12-16 gam
- Tiên linh tỳ 12-20 gam
- Đương quy 12 gam
Cách dùng: Ngày dùng 1 thang chia 2 lần uống.
- Hoàng bá 12 gam
- Ba kích 12 gam
- Tri mẫu 6-12 gam
Công dụng: Ôn thận dương, bổ thận tinh, tả thận hỏa, điều lý hỏa xung.
Chữa chứng bệnh: Chữa các chứng tổng hợp, người nhiều tuổi cao huyết áp, bế kinh và các chứng mạn tính khác như thận âm thận dương không đủ mà hư hỏa Thượng viêm.
Giải bài thuốc: Đặc điểm ghép vị của bài thuốc này là dùng cả 2 loại thuốc tráng dương và tư âm tả hỏa nhằm vào các bệnh phức tạp như âm dương đều hư ở dưới mà lại hư hỏa viêm lên trên (gồm cả can hỏa, thận hỏa). Dùng Tiên mao, Tiên linh tỳ, Ba kích để ôn thận dương, bổ thận tinh, dùng Hoàng bá, Tri mẫu tả hỏa mà tư dưỡng thận âm, dùng Đương quy ôn nhuận để dưỡng huyết và điều hòa lý hỏa xung.
Bài này ban đầu dùng để chữa người nhiều tuổi huyết áp cao và các bệnh tổng hợp, cải thiện tình trạng sức khỏe rõ ràng, khiến huyết áp hạ xuống, sau đó mở rộng ra các bệnh mạn tính khác như thận viêm, túi thận viêm, đường tiết niệu cảm nhiễm, bế kinh, và người già tinh thần phân liệt, hoặc trong khi mắc bệnh xuất hiện thận hư hỏa vượng, lấy phương thuốc này làm cơ sở để gia giảm điều trị.
TỔNG KẾT
- Thuốc bổ ích nói chung có bổ khí, bổ huyết, bổ dương, bổ âm, tuy có khác nhau nhưng “khí huyết cùng nguồn, âm dương cùng gốc”, vì vậy khi xác định cách chữa, lập phương thuốc, chọn vị thuốc phải chú ý mối quan hệ nội tại giữa khí huyết, âm, dương, Ví dụ:
- Lúc dùng thuốc bổ huyết phải chú ý bổ khí. Lúc bị mất huyết nhiều, tất nhiên “khí theo huyết thoát ra”. Cho nên phải dùng số lớn thuốc bổ khí để “ích khí nhiếp huyết” tức là cách chữa “huyết thoát thì phải ích khí”, dù cho triệu chứng chủ yếu là huyết hư hoặc mất huyết không nhiều mà triệu chứng khí hư không rõ rệt cũng cần gia thêm vị thuốc bổ khí “ích khí để sinh huyết” hoặc gia thêm các vị thuốc kiện tỳ để trợ thêm “nguồn sinh hóa của nó”. Các bài Quy tỳ thang, Bát trân thang, Đương quy bổ huyết thang đều thuộc nguyên lý này.
- Lúc ứng dụng thuốc bổ khí, phải chú ý mối quan hệ mật thiết giữa bổ khí với kiện tỳ. Nói chung thường dùng Sâm, Kỳ bổ khí phối hợp với Linh, Truật kiện tỳ; Kiện tỳ ích khí thang, Bổ trung ích khí thang và các phụ phương khác đều theo nguyên lý này.
- Lúc dùng thuốc bổ âm và bổ dương, tuy cần xem xét sự khác nhau của chúng nhưng quan trọng nhất là phải chú ý mối liên hệ giữa chúng với nhau. Lúc tạo thành thuốc bổ dương phải phối hợp nhiều các vị thuốc bổ âm như Địa hoàng, Đương quy, Câu kỷ, Ngũ vị. Lúc tạo thành thuốc bổ âm, phải phối hợp nhiều vị thuốc bổ dương như Hà sa, Ba kích, Nhục thung dung, Đỗ trọng.
Đó là lý lẽ “không có âm thì dương không có gì để hóa, không có dương thì âm không có gì để sinh”. Các bài Tả quy, Hữu quy là những phương thuốc tiêu biểu về loại này, ngoài ra, trong thuốc bổ âm còn có 2 loại:
Một loại là thuốc dưỡng âm tăng dịch (như Tăng dịch thang, Mạch môn đông thang, Dưỡng vị thang), một loại khác là thuốc tư âm giáng hỏa (như Đại bổ âm hoàn, Tri bá bát vị hoàn), cách ghép vị thuốc có khác nhau. Loại trước cần chú ý điều dưỡng vị khí như Mạch môn đông thang dùng gạo sống. Dưỡng vị thang dùng Biển đậu. Loại sau, cần chú ý nắm vững mối quan hệ chủ thứ giữa bổ âm và tả hỏa, trong thuốc bổ ích thường lấy bổ âm làm chủ, tả hỏa làm thứ, phương thuốc tả hỏa làm chủ, bổ âm làm thứ xem ở các chương khác như Hoàng liên a giao thang là một loại.
- Lúc tạo thành thuốc bổ ích, còn cần chú ý “bổ tả kết hợp”. Như trong Lục vị địa hoàng hoàn có “3 bổ” “3 tả”. Bổ trung ích khí thang là kết hợp giữa ích khí và lý khí, Tứ vật thang kết hợp giữa bổ huyết với hành huyết. Thuốc bổ ích “kết hợp bổ tả” có ưu điểm bổ mà không trệ, ôn mà không táo, tư mà không lỏng tác dụng phần lại ít, có thể dùng liên tục lâu dài. Phương thuốc dùng các vị đơn thuần bổ ích thường dùng để cứu hư, thích hợp khi bị đại tổn, nên gọi là “tuấn bổ” là Quy hoàn, Hữu quy hoàn và Quy lộc sâm kỹ giao, Toàn lộc hoàn đều thuộc loại này.
Phụ: THUỐC CHẾ SẴN
1. ĐẠI THỎ TI TỬ HOÀN
Thành phần:
- Thỏ ti
- Lộc nhung
- Nhục quế
- Thạch long nội
- Phụ tử
- Trạch tả
- Thục địa
- Ngưu tất
- Sơn thù
- Đỗ trọng
- Phục linh
- Nhục thung dung
- Tục đoạn
- Thạch hộc
- Phòng phong
- Bổ cốt chỉ
- Tì bắt
- Ba kích
- Hồi hương
- Xuyên khung
- Ngũ vị
- Tang phiêu tiêu
- Phúc bồn tử
- Trầm hương
Ngào với rượu và hồ làm hoàn.
Cách dùng: Ngày dùng 6-12 gam, chia 2 lần uống với nước muối nhạt.
Công dụng: Bổ thận ích tinh, lưng gối khỏe, cố tinh, ngừng di tinh.
Chữa chứng bệnh: Thận khuy, mệnh môn hỏa suy, hoạt tinh, dương ai di niệu, tiểu tiện không ngăn
được, chân mềm yếu.
Thành phần:
-
- Sừng hươu 10 cân
- Quy bản 5 cân
Đun lửa nhỏ luyện thành cao.
- QUY LỘC SÂM KỸ GIAO
(Tên cũ: Quy lộc nhị tiên giao)
- Câu kỷ tử 2 cân
- Nhân sâm 1 cân
Cách dùng: Mỗi ngày chừng 1 gam, hòa với rượu nặng cho tan, uống lúc sáng sớm chưa ăn gì với nước muối nhạt.
Công dụng: Bổ thận tráng dương, ích khí, sáng mát.
Chữa chứng bệnh: Thận khuy, âm dương đều hư, người gầy mòn, di tinh dương ai, lưng gối mềm mỏi.
3. TOÀN LỘC HOÀN
Thành phần:
- Nhân sâm
- Bạch truật
- Phục linh
- Chích cam thảo
- Đương quy
- Xuyên khung
- Sinh địa
- Thục địa
- Hoàng kỳ
- Thiên môn
- Mạch môn
- Câu kỷ tử
- Đỗ trọng
- Ngưu tất
- Sơn dược
- Khiếm thực
- Thỏ ti tử
- Ngũ vị tử
- Tỏa dương
- Nhục thung dung
- Bổ cốt chỉ
- Ba kích
- Hồ lô ba
- Xuyên tục đoạn
- Phúc bồn tử
- Đỗ thực
- Thu thạch
- Trần bì
- Xuyên tiêu
- Tiểu hồi hương
- Trầm hương
- Thanh lam
Lấy một con hươu, bỏ lông, rửa sạch chất tạp trong bụng, sau khi nấu chín lấy thịt cắt ngang nướng khô tán thành bột, lại cho da, xương nấu tiếp thành cao, hòa thịt và các vị thuốc chế thành hoàn.
Cách dùng: Ngày 8-12 gam, uống lúc bụng đói với nước muối nhạt.
Công dụng: Đại bổ hư tổn, tráng thận dương, ích tinh huyết.
Chữa chứng bệnh: Người già dương suy tinh tủy hư, tinh thần mệt mỏi người gầy, đi lại khó khăn, tay chân tê dại, di niệu, người trai trẻ ít dùng.
4. HỔ TIỀM HOÀN
Thành phần:
- Hoàng bá 1/2 cân
- Quy bản 4 lạng
- Tri mẫu 1 lạng
- Thục địa 2 lạng
- Trần bì 2 lạng
- Bạch thược 2 lạng
- Tỏa dương 1,6 lạng
- Hồ cốt 1 lạng
- Can khương 1/2 lạng
Cách dùng: Nghiền nhỏ hòa với rượu và hồ làm hoàn, hoặc với cháo làm hoàn, ngày dùng 12 gam, mỗi ngày 1-2 lần, uống với nước muối nhạt trước lúc ăn cơm.
Công dụng: Tư âm giáng hỏa, cường tráng gân cốt.
Chữa chứng bệnh: Can thận bất túc, gân cốt yếu mềm, chân gầy guộc đi lại khó khăn, lưng mỏi.
5. NHỊ CHÍ HOÀN
Thành phần:
-
- Hạn liên thảo 16 lạng
- Đông thanh tử 16 lạng
Cách dùng: Luyện mật chế thành hoàn, ngày dùng 12 gam chia 2 lần uống.
Công dụng: Ích can thận, bổ âm huyết.
Chữa chứng bệnh: Can thận đều khuy, âm huyết không đủ, đầu váng mắt hoa, tóc bạc sớm, lưng
đau chân mỏi, buồn phiền thăng hỏa.
6. TANG MA HOÀN
Thành phần:
- Lá dâu mùa đông 8 lạng
- Vừng đen 4 lạng
Cách dùng: Cùng nghiền nhỏ, hòa với nước làm hoàn, ngày uống 3 gam, chia 2 lần uống.
Công dụng: Bổ ích can thận, sáng mắt, nhuận tạng phủ.
Chữa chứng bệnh: Âm hư huyết táo, đầu váng mắt hoa, nhìn thấy lờ mờ, gân bắp kém, đại tiện khô kết.
7. PHÚC PHƯƠNG THAI BÀN PHIẾN
Thành phần:
-
- Nhau thai
- Đảng sâm
- Hoàng kỳ
-
- Trần bì
- Mạch nha
Cách dùng: Ngày dùng 3 lần mỗi lần 4 phiến.
Công dụng: Bổ nguyên khí, ích khí huyết.
Chữa chứng bệnh: Thần kinh suy nhược, huyết nghèo, thận viêm mạn tính và các chứng mạn tính khác biểu hiện sức yếu, tinh thần mệt.
8. HOÀNG TINH HOÀN
Thành phần:
-
-
- Hoàng tinh
- Đương quy
- Hoàng tửu
Cách dùng: Một lần 1 viên (nặng 8 gam) nhai ra tiêu với nước đun sôi, ngày dùng 2 lần.
Công dụng: Bổ khí dưỡng huyết.
Chữa chứng bệnh: Khí huyết hư nhược, mặt vàng cơ gầy, mắt mờ, sức yếu, tinh thần mỏi mệt.
9. BỔ THẬN CƯỜNG THÂN PHIẾN
Thành phần:
-
-
-
- Dâm dương hoắc (Linh tiên tì)
- Thỏ ty tử
Cách dùng: Mỗi ngày 5 phiến, ngày dùng 3 lần.
Công dụng: Bổ phận cố tinh.
-
-
-
- Kim yêu tử
- Chế cẩu tích
- Nữ trinh tử.
Chữa chứng bệnh: Nói chung thận hư, lưng đau, chân yếu, đầu váng, tai ù, mắt hoa, tâm sợ, di tinh, dương ai.
10. LẠNG NGỌC CAO
Thành phần:
-
-
-
-
- Sinh địa
- Phục linh
(Lạng ngọc cao có Hổ phách, Trầm hương)
-
-
-
-
- Nhân sâm (hoặc Đảng sâm)
- Mật ong
Cách dùng: Đun thành nước cao, mỗi ngày dùng 5 đồng cân đến 1 lạng, Ngày dùng 2 lần, uống với nước lúc đói.
Công dụng: Tư bổ âm khí, nhuận phế.
Chữa chứng bệnh: Âm khí không đủ, phế táo ho khan ít đờm, trong đờm có máu, miệng lưỡi khô táo.