20. CƯỚC KHÍ
Đào Xuân Vũ
2024-12-24T21:06:33-05:00
2024-12-24T21:06:33-05:00
https://dongyhc.vn/nukeviet/vi/dong-y-hc/tri-lieu-bang-dong-y/20-cuoc-khi-999.html
/nukeviet/themes/default/images/no_image.gif
Thuoc dong y
https://dongyhc.vn/nukeviet/uploads/logohc3-2.jpg
Thứ ba - 24/12/2024 21:06
Ở đời có những người học trò cần cù, bỏ sức vào việc học, một lòng chú ý ở việc đó, ngồi đi, đứng lâu ở chỗ đất thấp, không khi nào động đậy hoặc xoay chuyển, gió lạnh lại khích nhập vào kinh lạc, bất giác thành bệnh. Theo đó, gió độc trúng người, hoặc trước hết trúng vào 10 ngón chân, tay, do mồ hôi ở lỗ chân lông mở ra tấu lý (da dẻ) lưu thông, phóng như tên bắn, hoặc trước hết trúng lòng bàn chân, hoặc trúng mu bàn chân trước, hoặc trúng đầu gối trước rồi xuống đầu ống chân biểu lý, nếu muốn cho người ta không thành bệnh, thì lúc mới thấy cứu ngay ở chỗ thấy vài ba chục mồi, nhân đó khỏi ngay. Nếu như người ta chỉ cứu mà không uống thuốc tán, uống thuốc tán mà không cứu thì nửa khỏi, nửa chết. Tuy có khỏi chỉ vài năm sau càng phát động. Nếu thấy bị, sẽ đúng như phép này châm cứu đi và uống thuốc tán, trị 10, khỏi cả 10. bệnh đó nhẹ thì tuy lúc đó không ác ngay, trị mà không đúng, gốc nguồn không trừ, lâu dài sẽ giết người, không thể không lấy làm chú ý.
Bắt đầu cứu Phong thị thứ cứu Phục thỏ, thứ nữa cứu Độc tỵ, thứ nữa 2 Tất nhỡn (1 phép ky cứu) thứ nữa Tam lý, thứ nữa Thượng liêm, thứ nữa Hạ liêm, thứ nữa Tuyệt cốt phàm cứu tám chỗ.
Một là Phong thị: 100 mồi, nặng thì có thể đến một chỗ 5, 6 trăm mồi, không báo chỉ một lần cứu, ba lần báo là dẹp.
Hai là Phục thỏ: 100 mồi cũng có thể 50 mồi.
Ba là Độc tỵ: 50 mồi, cũng có thể đến 100 mồi.
Bốn là Tất nhỡn.
Năm là Tam lý: 100 mồi.
Sáu là Thượng liêm: 100 mồi.
Bảy là Hạ liêm: 1000 mồi.
Tám là Tuyệt cốt.
Tất cả những huyệt đó, không cần thiết một lần cứu đủ số mồi có thể mỗi ngày báo cứu một lần, trong vòng 3 ngày báo cứu đủ số mồi là tốt.
Phàm bệnh một chân thì cứu một chân, bệnh 2 chân thì cứu 2 chân, phàm bệnh yếu chân, đều cứu 2 chân, có một phương nói: Như lấy chân ác sẽ cứu Tam lý và Tuyệt cốt, các huyệt ở một chỗ 2 chân ác, hợp là 4 chỗ cứu. Số mồi nhiều ít tùy theo bệnh nặng nhẹ. Đại khái tuy nhẹ không thể dưới 100 mồi, không khỏi thì nhanh chóng cứu lần nữa nhiều nhiều thì thêm tốt.
Một thuyết nữa nói cứu Tuyệt cốt là tối yếu, người bệnh có chân yếu, không cứu ngay, kịp vào bụng, bụng sưng to khí lên lúc này cần cứu theo Đại pháp. Tùy các du và các quan, các khớp bụng lưng cứu bằng hết và các uống bát phong tán, thường khỏi được. Thấy bệnh vào bụng, nếu thấy người bệnh không đau qua lắm, không nên tất cả mọi chỗ đều làm cứu to, chỉ cần cứu các huyệt ở giữa ngực, bụng và các huyệt ở chân, cũng có khỏi tốt được. Cũng theo chi pháp, cựu pháp còn lại: Lương khâu, Độc tỵ, Tam lý, Thượng liêm, Hạ liêm, Giải khê, Thái xung, Dương lăng tuyền, Tuyệt cốt, Côn lôn, Âm lăng tuyền, Tam Âm giao, Túc Thái âm, Phục lưu, Nhiên cốc, Dũng tuyền, Thừa sơn, Thúc cốt, tất cả là 18 huyệt.
- Cựu pháp thường cứu: Bách hội, Phong phủ, Du, Mộ của ngũ tạng lục phủ, khoảng thời gian ngắn lại cứu, xong hết thì thấy dẫn khí hướng lên. Do đó, không lấy pháp này, khí không lên có thể dùng bệnh đó quan trọng đã thành sự không cứu, xong rồi cần cứu đó. 10 ngón chân đó, bỏ một phần ngón lẻ, 2 chân gồm 8 huyệt. Tào thị gọi tên là 8 xung, có hiệu với khí ở dưới cùng, đó là 10 đầu ngón chân, tên gọi là khí đoan. Ngày cứu 3 mồi, gồm cả thốn lớn, còn đó có Bát xung, có thể cứu 7 mồi, khí lên ngừng ngay.
- Phàm cứu Bát xung thì làm mồi nhỏ, bệnh chưa sõu, cùng với các đầu chót xong cả rồi, không làm cứu.
- Thượng liêm: Chữa phong một bên bắp đùi, chân không theo, nặng, không đặt xuống đất được, cước khí, chích phong, điểm phong, chân lạnh (Minh).
- Kiên tỉnh: Trị cước khí công lên (Đồng) Thiên Kim nói: Cước khí là một loại bệnh rất nên châm, nếu châm mà không cứu, cứu mà không châm, cũng không phải là lương y, châm cứu với thuốc, thuốc mà không châm cứu cũng không phải là lương y. Lời bàn đó rất đúng:
Nếu mới thấy cước khí, nhanh chóng mà cứu Phong thị, Tam lý một hai trăm mồi để tả khí độc của phong thấp, Nếu thấy nóng bứt rứt, không được cứu, gốc đó có nhiệt, cứu đó thì trợ nhiều cho phong sinh, thức ăn thì đại kiêng rượu, miến và đồ bể tươi và kỵ phòng lao, không như thế thì uống thuốc vô ích. (Chỉ) có người cùng vùng với tôi (= 30) nói: Sử ghi đó nói rằng: Cước khí có 2 loại phong thấp, nên tả không nên bổ, chỉ nên lấy thang Trầm Hương tả (xem: Ký Hiệu Phương) không mong việc cứu ở đó.
Thiên Kim Phương đã ghi chép cứu rõ như thế, làm sao người không có bệnh cước khí mới có thể cứu, theo chỉ mê phương nói: Nếu thấy nóng bứt rứt thì không được cứu, cái có chỗ thấy là: Phàm cứu cước khí: Tuyệt cốt, Tam lý là yếu huyệt, mà lấy yêu mến giúp đỡ là thứ nhất.
Tôi ngày xưa có tật đó, không đi ẩm tháp thì mấy năm bệnh không làm, nếu đi ẩm thấp thì bệnh phát liền liền, tự tôi, sau thường kiêng đi ẩm thấp, phàm có cước. Ẩm thấp thì không thích (Cảm) và giữ gìn bước đi cẩn thận, hoặc đứng chỗ đất mát ẩm (nhuận) cũng chẳng ưa lâu, cần nhanh đôi chân mà sau không bệnh, có cũng là cái nghĩa yêu mến, giúp đỡ (ái hỗ) thứ nhỡ. Có vị quan nạn cước khí lâu ngày, uống nhiều bát vị hoàn mà khỏi. Cũng đã cước khí xông lên tìm duy thuốc đó có thể chữa.
Nguồn tin: TƯ SINH KINH - Q5 - LÊ VĂN SỬU dịch.