CAO BAN LONG VÀ BÀI THUỐC ỨNG DỤNG

Thứ ba - 09/04/2024 23:12
  1. Trị chứng thân thể suy nhược, đau đầu, hoa mắt: Cao Ban long, Nhục thung dung, Toan táo nhân, Bá tử nhân, Hoàng kỳ chế mỗi loại 30gr; Đương quy, Hắc phụ, Địa hoàng mỗi loại 25gr; Đan sa 1,5gr. Các vị tán nhỏ , trộn lẫn, thêm rượu, nặn thành hạt ngô, mỗi lần uống 50 viên với rượu ấm, khi đói ( Thần nông bản thảo ).
  2. Kinh trị ho lâu không khỏi, hư nhiệt tích ở phổi, nung nấu thành phế ung, nhổ ra máu mủ, sớm tối không hết, trong bụng khí lạnh, hông ngực nghẹt nhau: Cao ban long, Tắc kè, A giao, Linh dương giác. Các vị đều 2,5 đc, tán nhỏ. Dùng nước sông 3 bát cho vào nồi đất đun nhỏ lửa còn nửa bát, thỉnh thoảng nằm ngửa nhấp nuốt 3,4 giọt, rất công hiệu ( Tuệ tĩnh toàn tập , tr 92).
  3. Kinh trị do thận hư lưng đau như đâm, không thể xây trở được : Cao ban long 5gr uống với rượu vào lúc đói, ngày uống 2 lần rất hay ( Tuệ tĩnh tr 139)
  4. Kinh trị chứng đái đục vì khí hư: Cao Ban long, mỗi lần dung 2 đc , uống với rượu vào lúc đói, cầm ngay ( Tuệ tĩnh TT, tr 193)
  5. Cao bổ dương: Kinh nghiệm chữa chứng dương hư thân thể, tay chân, khí lực yếu ớt, ăn uống kém sút, tinh lạnh không thể có con, tất cả mọi chứng dương bất túc và hư hàn thì dùng cao Ban long làm chủ. Hòa vào nước sôi uống vào lúc đói.( Tuệ tĩnh toàn tập, tr 214)
  6. Kinh trị người khí huyết suy kém, nóng hầm hập hư lao quá sức, mặt bủng đen xám, đau lưng không ngồi lâu được, tóc rụng, răng khô, hay nhổ vặt : Ban long 1 lạng , Ngưu tất tẩm rượu, sấy khô tán nhỏ. Luyện mật làm viên , to bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 50 viên với nước muối và ít rượu vào lúc đói rất hay ( Tuệ tĩnh toàn tập, tr 214)
  7. Bài “ Dị loại hữu tinh hoàn” kinh nghiệm, có tác dụng bổ huyết bổ tạng phủ, tinh tủy, đại bổ hư lao : Lộc giác sương hoặc cao Ban long, Quy bản ( tẩm mỡ hoặc váng sữa nướng vàng), Lộc nhung ( tẩm mỡ hoặc váng sữa nướng vàng) mỗi thứ 6 phần, Hổ hĩnh ( xương chân trước hổ tẩm rượu nướng vàng), tủy xương sống lợn đực, mỗi thứ dùng 4 phần, cùng tán nhỏ. Các vị trên luyện mật cho đều, viên bằng hột ngô đồng mỗi lần uống 50 viên với nước muối vào lúc đói . ( Tuệ Tĩnh toàn tập, tr 219)
  8. Kinh trị có thai đau ngang lưng như muốn gãy: Cao Ban long , uống mỗi lần 2 đc với rượu hay nước nóng .( Tuệ tĩnh toàn tập  , tr 243)
  9. Kinh trị sẩy thai ra huyết , nóng lạnh , nhức nhối, điên hoảng: Cao ban long  hoặc Gạc hươu sao vàng tán nhỏ , mỗi lần uống 3 đc rất hay ( Tuệ tĩnh , tr 256)
  10. Kinh trị vú mới phát ung, sưng cứng , đau , phát nóng lạnh mà chưa làm mủ, rất hay: Cao chót gạc , Đầu chót gạc hươu 3 tấc, chẻ ra , đốt tồn tính, nghiền nhỏ, mỗi lần uống 3đc với rượu sau khi ăn, nặng lắm uống 2 lần là tiêu, lại dùng gạc hươu mài với nước đặc phết vào ( Tuệ tĩnh, tr 257).
  11. Chứng tiêu khát ( Đái đường) : nếu hỏa bốc lên thời uống bài Bát vị thêm sữa người với Cao Ban long, cao Thục địa, cao Ngũ vị ( Hải Thượng  Q2, tr 343)
  12. Chậm đi, chậm mọc răng, chậm mọc tóc, chậm biết nói, chậm kín thóp, cổ nghẹo đi, ngực cao như ngực rùa, lưng cao như lưng rùa, mọi chứng bệnh về tiên thiên không đầy đủ, đều nên thêm Lộc nhung hoặc Cao ban long, hơn nữa thêm vị Tử hà sa , đó là mượn những vị hữu tình để giúp cho sức thuốc bằng thảo  mộc đều được công hiệu ( Hải thượng Q3, tr 43)
  13. Chứng râu tóc rụng nhiều và bạc, …, nhưng muốn cho đen và khỏi rụng, thời nên bổ tinh huyết như bài “Lục vị” bội nhiều Thục địa thêm Nhung và Cao ban long ( HT Q3, tr 49)
  14. Chứng thổ huyết và lục huyết ( máu ra đằng mũi) phần nhiều bởi ở hỏa, nếu là thực thời nên uống thuốc hàn lương để mát đi, nếu hư là người yếu, xét chân thủy kém thời dùng bài “Lục vị” thêm Ngũ vị, Ngưu tất, hơn nữa thêm tri bá, Huyền sâm. Xét là chân hảo hư, thời dùng bài:Bát vị” thêm Ngũ vị, Ngưu tất, Ban long  (HT Q3, tr 51)
  15. Chứng tiêu khát do chân thủy kém thời dùng bài “Lục vị”, là hỏa kém thời dùng bài “Bát vị “đều bội Thục địa, Ngưu tất, Ban long ( HT Q3, tr 52)
  16. Chứng mộng tinh, di tinh hay hoạt tinh, tạng thận để chứa tinh thần và giữ chân huyết , tạng tâm để chứa tâm trí và tinh khí, một khi quân hỏa và tướng hỏa động lên, chiêm bao mơ màng mà tinh khí ra, thời nên uống bài “Bát vị “ hoàn thêm Ngũ vị, Phá cố, Ban long, Sữa người để sinh ra tinh khí, và tâm thận tương giao với nhau ( HT Q 3, tr 54)
  17. Chứng đới hạ ( con gái là đới hạ hay bạch dâm, con trai là di tinh hay bạch trọc) bệnh bởi tinh huyết thời phải bổ bằng những vị tinh huyết như bài “Bát vị” bội vị Phục linh,Ngũ vị, Nhung và cao Ban long .( HT, Q3, Tr 54)
  18. Chứng nóng dữ dội hay là nóng lâu, về phép chữa nếu không bổ tỳ để chứa dương khí lại, thời phải giúp chân âm để tả hư hỏa đi, vậy phải căn cứ vào mạch, nếu là chân âm kém mà sót, tất nhiên nóng dữ dội hay nóng lâu, nên dùng bài “Lục vị” bội Thục địa thêm Mạch môn, Ngưu tất, Ban long, Sữa người ( mà trẻ em càng cần) ( HT Q3, tr 55)
  19. Trẻ em phát sốt cũng có nhiều nguyên nhân nhưng sốt nhiều là hại chân âm, nên dùng bài “Lục vị” gia Sài, Thược,Mạch môn, hơn nữa thêm Ban long mà chớ dùng vị lạnh hay mát ( HT , Q3, tr55)
  20. Trẻ em kinh sợ co giật có nhiều nguyên nhân xét ra người nóng huyết kém gân khô và kinh giật, nên dùng bài “Lục vị” bội Mẫu đơn, Phục linh, thêm Tần bông, Mộc hương nếu yếu lắm thêm Ban long, nếu là chứng mạn kinh ( sốt lâu mà người mệt kinh sợ ,ít bú) thời nên dùng thuốc bổ tỳ vị, khỏi rồi nên uống bài “Bát vị “ thêm Ngưu tất, Ngũ vị mà uống xen với thuốc bổ khí huyết ( HT Q3, tr56)
  21. Tráng dương cố bản địa hoàng hoàn : Chữa chứng nguyên dương suy yếu
Thục địa 2 cân chưng với rượu bỏ bã rồi đun đặc thành cao, Hoài sơn 6 lạng sao vàng, Sơn thù 6 lạng chưng với rượu rồi sao, Phục linh 4 lạng tẩm nước sữa bồi khô, Lộc nhung 3 lạng bỏ lông ngoài rồi bồi khô, cao Ban long đun với rượu cho tan ra, Phá cố 4 lạng tẩm muối và rượu sao thơm, Ngũ vị 2 lạng tẩm mật và rượu rồi sao, Kỷ tử 8 lạng sắc thành cao lấy 4 lạng, Trạch tả 3 lạng tẩm muối sao, Phụ tử 1 lạng rưỡi bồi khô, Nhục quế 1lạng rưỡi bỏ vỏ, Tử hà sa 1 cỗ rửa sạch với nước lại lấy rượu rửa lại , rồi tẩm rượu bồi khô
Các vị tán bột, lấy Thục địa, Hà sa, cao Ban long 3 thứ cho thuốc bột vào và thêm mật để làm thuốc hoàn, lúc đói uống với nước sâm 4,5 chỉ, buổi chiều uống với rượu 3,4 chỉ, vào trước lúc ăn cơm ( HT Q3, tr 60)
  1. Bổ âm liễm dương phương: Thục địa 1 lạng, Bạch thược 5 chỉ, Đan sâm 1 chỉ rưỡi, Phục thần 2 chỉ, Viễn chí sao 1 chỉ, Liên nhục 1 chỉ rưỡi, Mạch môn 2 chỉ, Ngũ vị 1 chỉ, cao Ban long 3 chỉ, Đại táo 3 quả, Phụ tử 8 phân. Sắc uống , nếu có nóng bốc lên thêm 10 cái bấc đèn.
Bài này chủ chữa chứng âm hư kém không liễm được khí dương, khí dương bốc lên, mà trên nóng dưới lạnh hay mình nóng như lửa, tay chân lạnh như bang, tinh thần mụ đi không biết gì, nói nhảm, phiền khát, đầu mặt nhiều mồ hôi, bệnh tình nguy kịch…( HT Q3, tr 182)
  1. Tuấn bổ tinh huyết cao: Thục địa 3 cân, Nhân sâm 1 cân sao với gạo, Câu kỷ 1 cân, Cao Ban long 1 cân , Nhục quế 2 lạng bỏ vỏ tán mạt ( Đem 3 vị trên sắc riêng thành cao loãng, rồi đổ chung vào nồi đất đun sôi rồi cho 1 cân mật ong và cao Ban long quấy tan ra, lại cho bột Nhục quế quấy đều đun cho đặc lại, đổ vào trong chai bịt kỹ, lúc đói uống mỗi lần vài thìa cho tan ra)
Bài này chữa chứng tinh huyết về hậu thiên suy kém phế kim khô, thận thủy kiệt hình sắc tiều tụy, ăn uống không tiến, sốt âm chưng chưng, xương đốt không kiện vận, tiểu tiện đi luôn; với những chứng ngũ lao thất thương ( năm chứng khó nhọc, bảy chứng thương tổn) rất là kỳ diệu ( HT Q3, tr 187)
  1. Nhân vật tư vinh cao: Sâm bố chính 1 cân nấu riêng thành cao. Sữa người khỏe vô bệnh 1 cân. Cao ban long 4 lạng.
Cao sâm và cao ban long với sữa người bỏ chung trong nồi đồng đun tan ra, rồi cho thêm 4 lạng mật ong, lại đun cho thành thứ cao lỏng, rồi đổ vào bình bằng sành bịt kín. Nếu để hả hơi thời sức cao kém đi, mỗi lần uống 1 thìa nhỏ không cứ lúc nào.
Cao này để chữa chứng châm âm khô kiệt, sáu bộ mạch “hồng”và “đại” mà không có thứ tự, hiện chứng thời người khô hoặc chân tay co quắp, đại tiện táo kết, đi ra như phân dê, tiểu tiện đi luôn ( HT Q3, tr 198)
  1. Nhị long ẩm: Ban long cao 1 lạng, Long nhãn 1 lạng
Trước hết đêm vị Long nhãn sắc lấy nước khô, cạn thời bỏ bã , đêm cao Ban long vào cho tan mà uống
Bài này chủ chữa chứng lo nghĩ hại tạng tỳ không ngủ, mồ hôi trộm, quá trưa phát sốt, phiền khát đại tiện táo, miệng lở , da vàng, mình ráp như vảy cá, và đàn bà kinh nguyệt thiếu, ăn ít người mệt( H Q3, tr 201)
  1. Độc long ẩm:Cao Ban long , đem nước nóng đun tan ra, hay là dùng nước sữa hoặc nước cháo nóng bỏ cao và cho tan ra mà uống nóng.
Cao này chủ chữa tinh huyết suy kém, gân cốt đau mỏi, lại nở nang được cơ thể, tươi tỉnh được nhan sắc, mạnh dương khí để “cầu tự”. Thành thử, chỉ khát, chứng ôn nhiệt nhức đầu, chứng dương hư giả nhiệt, chứng âm hư phát sốt, chứng người gầy chân tay co quắp, và đàn ông di tinh bạch trọc, đàn bà đới hạ bạch dâm, đàn bà chửa nóng nhiều hại đến thai , người sản hậu ra huyết nhiều mà khát, chứng tự ra mồ hôi, hay là nhiều mồ hôi, hết thay những chứng khí hư, chứng huyết hư, thực là thánh dược giúp chân âm để giáng hỏa, thần phương tiền ung nhọt đỡ sưng đau.( HT Q3, tr 202)
  1. Chữa hư lao đã đái ra tinh khí: Cao sừng nai hươu uống với rượu ( HT,Q4,tr 277)
  2. Chữa chứng vì tạng thận tiêu thủy mà đi đái luôn: Sừng hươu hay nai chẻ vụn sao vàng tán bột, uống với rượu hâm nóng mỗi lần 1 thìa, ngày 2 lần (HT,Q4,tr 336)
  3. Đẻ xong máu hôi không hết, đau bụng dưới: Cao ban long , nửa rượu nửa nước đun cho tan uống ( PTBT , bài 1, tr 1468)
  4. Hành kinh đau ở vùng vú : Trần bì 15gr, Cao Ban long 9gr. Nửa nước nửa rượu sắc uống ( PTBT, bài 53, tr 1534)
  5. Phụ nữ băng huyết thể hư hàn : Cao ban long 15gr, Nghệ đen , Than vỏ cọ mỗi thứ 6gr, than Ô mai 9gr, Đường đỏ 30gr. Sắc uống (PTBT, bài 117, tr 1590)
  6. Phụ nữ bạch đới : Cao ban long 30gr. Tán mịn . Uống vào sáng tối, mỗi buổi 6-9gr với rượu, nước mỗi thứ 1 nửa. Kiêng ăn sống lạnh ( PTBT, bài 36, tr 1600)
  7. Phụ nữ bạch đới: Ích mẫu 30gr, Đương quy 15gr, Cao ban long 6gr. Sắc nửa nước nửa rượu uống ( PTBT, bài 47, tr 1603)
  8. Trị suy nhược cơ thể ở người già. Dùng thục địa 12 g, hà thủ ô 12 g, củ mài 12 g, củ súng 12 g, nam đỗ trọng 20 g, ba kích 12 g, cao quy bản 10 g, cao ban long 10 g, phụ tử chế 8 g, nhục quế 4 g. Ngày 1 thang, sắc uống làm 2 lần. Riêng cao Ban long và cao Quy bản, sau khi sắc thuốc chắt ra mới cho vào, hoặc tán bột, làm viên hoàn, uống ngày 20-30 g với nước sôi nguội hoặc nước muối loãng.
  9.  “Độc long ẩm” (nghiệm phương) lộc giác cao (cao ban long) uống mỗi lần 8g.  Tác dụng: Chữa tinh huyết suy kém, đau lưng mỏi gối.
  10. “Hổ cốt độc hoạt thang”: Đỗ trọng 16g, Độc hoạt 10g, Hổ cốt 6g, Long cốt 12g, Lộc giác 8g, Sinh địa 12g, Tam thất 10g, Tục đoạn 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Tác dụng: Thông huyết mạch tiêu sưng, đau xương khớp đốt sống cấp.
  11. Bài Nhị long ẩm: Cao Ban long, long nhãn, mỗi vị 40g. Long nhãn được cho vào nước sắc kỹ, vắt lọc lấy nước, cắt nhỏ cao ban long, cho vào khuấy và đun cho tan. Uống khi còn nóng. Bài thuốc này được dùng chữa các trường hợp mất ngủ, đổ mồ hôi trộm, sốt về chiều, khát nước, đại tiện táo bón, miệng lở, mắt vàng, kém ăn.
  12. Bài Bổ tỳ âm tiễn: Cao ban long 40g, Bạch truật 160g (sao), Sâm bố chính 80g (sao vàng với gạo nếp), Thục địa 40g (nướng khô), Long nhãn 30g, Can khương 40g (sao đen). Các vị trên sắc với nước nhiều lần, cô thành cao đặc, mỗi lần uống khoảng 2 cốc con. Dùng nước Hạt sen làm thang. Nếu hay sôi bụng, thêm 4g Đinh hương. Nếu đại tiện lỏng thêm 12g Nhục đậu khấu và 4g Ngũ vị tử.
  13. Tiểu tiện không tự chủ , bất cứ lúc nào cũng són ra , nước tiểu trong dài, lượng nhiều hoặc trong giấc ngủ cũng vãi ra: Cao Ban long ngày 2 lần x 10gr ( trẻ em giảm ½) uống với nước muối sôi hoặc nước muối nhạt trong nửa tháng ( BTTH, tr 1115)
  14. Trị chân âm suy kém, 6 bộ mạch hồng đại, loạn nhịp, bại liệt nửa người, co rút , đại tiện táo kết, phân như cứ dê, tiểu tiện đi luôn: Cao Ban long 160gr, Bố chính sâm 4gr, Sữa người 4gr. Cho tất cả vào nồi đồng, bắc lửa nấu tan ra, lại thêm 169gr Mật ong vào nữa mà nấu đến khi mềm cứng vừa chừng, rồi đỏ vào hũ sành bịt kín miệng lại, mỗi lần dùng 4-6ml ngậm nuốt dần ( Nhân vật Tư Vinh Cao, Hiệu phỏng tân phương, TĐPT, tr 848)
  15. Sinh tinh, Vượng khí, Tráng thần, trị cơ thể suy nhược, tăng tuổi thọ: Lộc giác , Quy bản nấu thành cao, ngày uống 20-40ml ( Lộc Nhị tiên cao, Thời phương diệu dụng ca quát, TĐPT, tr 866)
  16. Thận âm bất túc , cốt chừng triều nhiệt  , đại hãn , di tinh ,  lưng gối mềm yếu dùng Tả quy hoàn : Thục địa 5đc; Sơn thù , Câu Kỷ tử , Thỏ ty tử, Lộc giác giao, Quy bản giao mỗi thứ 3đc; Sơn dược 4 đc; Ngư tất 3 đc . Nghiền mịn, luyện mật làm viên , mỗi lần uống 3 đc, ngày 2 lần uống .
  17. Can thận bất túc , lưng gối buốt đau và tiểu tiện nhiều lần đều đều  không cầm , đàn bà nhiều khí hư dùng  Cẩu tích ẩm : Cẩu tích 4 đc; Ngưu tất , Thỏ ty tử, Sơn thù du, Lộc giao , Đỗ trọng mỗi thứ đều 3 đc; Thục địa 4 đc. Sắc nước uống .
  18. Bổ huyết , cầm máu :Lộc giác giao , do sừng hươu nấu thành  , lượng dùng  5 ~ 10 gr mỗi ngày .
  19. Hư lao đái ra tinh khí: Cao Ban long 2 lạng ngâm rượu uống ( HT, tr194)
  20. Đi tiểu ra máu: Cao Ban long 15-30gr, gạo tẻ 100gr. Gạo tẻ nấu cháo, kho gạo đã nở bung cho thêm Ban long , nấu tiếp cho tới chín. Mỗi ngày 1 thang, chia 2 lần sáng và chiều . Liên tục dùng 3-5 ngày ( Bài thuốc dân gian , tr 47)
  21. Bổ thận tráng dương. Trị nhược dương do thận dương suy : Lộc giác giao 15-20gr, gạo tẻ 100gr, gừng tươi 3 lát . Gạo tẻ nấu cháo, khi sắp chín cho thêm Lộc giác giao, gừng tươu vào nấu thêm lát nữa. Ngày ăn 1 thang ( Bài thuốc dân gian , tr 97)

Nguồn tin: Đông y HC tổng hợp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây