- Vị trí: Ở giữa rãnh môi mũi, điểm cách 1/3 trên và 2/3 dưới của rãnh Nhân trung. Đốc mạch và Thủ túc Dương minh hội ở đó.( Phía dưới mũi, hơi cao hơn giữa rãnh nhân trung (theo một số tác giả ở khoảng 1/3 trên đến giữa rãnh nhân trung). Tên khác Thuỷ câu (khe/ mương/ máng nước).Cách xác định: Vị trí rãnh nhân trung: rãnh rõ ràng ở đường giữa gốc mũi và mép môi trên. Vị trí huyệt Nhân trung/Thuỷ câu (Du/GV 26) ở đường giữa hơi cao hơn giữa rãnh nhân trung (hoặc ở điểm chuyển tiếp từ phần trên sang phần giữa), độ nhạy áp lực là yếu tố quyết định vị trí huyệt.Ở cùng độ cao, có huyệt Hoà liêu (Di 19) bên cạnh cách khoảng 0,5 thốn). - Cách châm cứu: Mũi kim chếch lên hoặc chếch xuống, sâu 2 -3 phân, khi cấp cứu cứ cách một đếm vê 1 một hoặc châm thấu Nhân trung đến Ngận giao. KHÔNG CỨU. - Chủ trị: Động kinh; hàm răng cắn chặt; trúng gió hư thoát; hôn mê; say nắng; chân tay co quắp; trẻ em co giật; bụng ngực cắn đau; choáng ngất; bệnh thần kinh chức năng; thần kinh phân liệt; say tàu xe; lưng đau do bong gân cấp tính; cùng mặt sưng phù; bệnh mũi; hôi mồm; cơ vùng miệng mắt co rút; miệng mắt méo lệch; mặt sưng môi động giống như giun bò; khát nước; phù thũng, điên cuồng, lời nói không biết sang hèn, chốc khóc, chốc mừng, hoàng đản mã hoàng; ôn dịch; vàng khắp người; miệng méo trễ ra. - Tác dụng phối hợp: với Ủy trung trị lưng và cột sống lưng đau đớn; với Hợp cốc, Trung xung trị say nắng và bất tỉnh nhân sự do trúng gió; với Ngận giao trị đau rút vùng thắt lưng (thiểm yêu cá khí); với Hội âm, Trung xung trị chết đuối nước; với Nội quan, Dũng tuyền, Túc tam lý trị ngất xỉu do trúng độc; với Hợp cốc thấu Lao cung trị bệnh thần kinh chức năng; với Trường cường, Thủ Tam lý thấu Ôn lưu, huyệt Tọa cốt trị viêm khớp do phong thấp; với Thập tuyên, Dũng tuyền, Ủy trung trị say nắng; với Tiền đỉnh trị mặt thũng hư phủ.