14. MIỆNG CÂM, MẤT TIẾNG (Khẩu á ám), lưỡi không nói được, xem thêm: Trúng phong mất tiếng

Thứ năm - 13/02/2025 21:22
            - Hợp cốc, Thủy câu: Chủ câm (Thiên, xem: Miệng ngậm).
            - Thừa khấp (xem: Miệng méo), Địa thương (Minh: Cũng thế), Đại nghinh, Ngư tế, Thông lý (xem: Phong kinh): Chữa không thể nói.
            - Não hộ: Chủ câm không thể nói được (xem: Điên, Động kinh).
            - Khổng tối, Á môn: Chữa mất tiếng (Minh Hạ).
            - Phong phủ (Hạ cũng thế), Thừa tương : Chữa câm không nói.
            - Ế phong, Thông lý: Chữa bạo câm, không nói được ).
            - Thính cung (Minh: Cũng thế) trị mất tiếng (Đồng).
            - Giáp xa: Trị mất tiếng (xem: Miệng mím, ngậm).
            - Âm khích: Trị mất tiếng không thể nói.
            - Giản sử (xem: Cuồng), Hợp cốc: Chủ câm, không thể nói được (Thiên, xem: Miệng ngậm).
            - Thiên vạc: Trị bạo câm khí vướng, Minh Hạ nói: Bạo câm, họng sưng, ăn không xuống, hầu kêu (Đồng).
            - Linh đạo (xem: Đau tim), Thiên đột (Minh Hạ), Thiên song (Minh Hạ, cũng thế): Trị bạo câm, không nói được, miệng ngậm (xem: Má sưng).
            - Chi câu (xem: Miệng ngậm), Thông cốc (xem: Miệng méo), Tam dương lạc: Trị bạo câm (Minh Hạ: Cũng thế).
            - Giáp xa: Trị hàm răng không mở, miệng ngậm không nói (Minh Hạ: Cũng thế), mất tiếng khớp răng đau, hàm má sưng (Minh: Cũng thế).
            - Nhật nguyệt: Trị lời tiếng không chỉnh (xem: Buồn).
            - Trẻ em 5-6 tuổi không nói, tâm khí bất túc, cuống lưỡi không có sức gây ra chuyển khó, cứu Tâm du 3 mồi, hoặc 2 mắt cá chân, đều 3 mồi (Thiên) - (Mắt cá ngoài - Người dịch).
            - Liêm tuyền (Minh: Cũng thế), Nhiên cốc (Giáp ất chép là Thông cốc), Âm cốc: Chủ sưng dưới lưỡi, khó nói, lưỡi dãn ra nước dãi.
            - Phong phủ: Chủ lưỡi chậm, câm (Minh Hạ: Cũng thế), không nói được, lưỡi cấp khó nói.
            - Chi câu, Thiên song, Phù đột, Khúc tân, Linh đạo: Chủ bạo câm không thể núi được.
            - Phục lưu: Chủ lưỡi cong không nói được.
            - Thông lý: Chủ không nói được.
            - Ngư tế: Chủ kinh (: Co giật), khí lên mất tiếng không nói được.
            - Á môn: Trị cổ gáy cứng, lưỡi chậm không nói được (Đồng).
            - Á môn: Có tên là Thiệt hoành, là Thiệt yếm: Huyệt đó là chỗ Đốc mạch và Dương duy hội nhau vào nối liền gốc lưỡi. Do đó cuống lưỡi nối liền ở đó. Phàm bệnh lưỡi chậm không nói nên: Chữa ở đó.
            - Liêm tuyền: Trị sưng dưới lưỡi, khó nói, lưỡi chùng ra, chảy nước dãi, ho hắng, khí lên, thở xuyễn, nôn ra nước bọt, miệng ngậm, gốc lưỡi co rút, ăn xuống khó.
            - Liêm tuyền có tên là Thiệt bản, cái gốc rễ của lưỡi, do đó nó có thể chữa: Sưng dưới lưỡi, khó nói, lưỡi chùng ra, chảy nước dãi, gốc lưỡi co rút, so với Thiên Kim Phương đã chữa, nét chung là giống nhau, phàm có những chứng đó nên châm cứu ở đó.
            - Đại nghinh: Trị lưỡi cứng không thể nói.
            - Ế phong: Chủ không nói được (Thiên, xem: Điên, Động kinh).
 

Nguồn tin: TƯ SINH KINH - Q6- LÊ VĂN SỬU dịch.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây