16. MIỆNG GIÃN (Khẩu hoãn), thiếu duỗi ra, trễ hàm

Chủ nhật - 16/02/2025 21:00
            - Địa thương, Đại nghinh: Chủ miệng giãn, không gọn, không nói được (Thiên).
            - Hợp cốc, Thủy câu: Chủ môi mép không gọn (xem: Miệng mím).
            - Trễ hàm (      ) cứu ở đốt sống lưng thứ 5, mỗi ngày 14 mồi, đủ 3 ngày mà chưa khỏi, cứu Khí xung 200 mồi, ở giữa hầu xuống trước ngực, giữa xương thân (xương ức) là huyệt cũng có tên là Khí đường, lại cứu Tam Âm giao 100 mồi. Ba lần báo.
            - Thông lý: Chủ nhiều lần trễ duỗi đều đều (xem: Đau tim). Hạ quan, Đại nghinh, Ế phong: Chủ trễ miệng, răng lợi dưới đau.
            - Nội đình: Chủ hay dẫn duỗi đều đều, nhiều lần trễ, sợ nghe tiếng người (Đồng, cũng thế).
            - Lậu cốc: Chủ trễ mà cứng (xem: Sôi ruột).
            - Thái uyên: Chủ nhiều lần trễ, không thể được (xem: Phong kinh).
            - Kinh cừ: Chủ nhiều lần trễ (xem: Ho ngược lên).
            - Phong trì: Chủ chảy nhiều nước mắt, trễ nhiều khí.
            - Tỳ du: Chủ Hoàng đản, hay trễ, không muốn ăn (Thiên cũng thế).
            - Xung dương: Chủ thương hàn bệnh, rét run mà trễ.
            - Ế phong (xem: Miệng méo; Hạ cũng thế), Thông cốc: Trị trễ miệng (xem: Méo miệng).
            - Phong phủ: Trị lưỡi chậm (Thiên, xem: Côn).
            - Á môn: Trị lưỡi chậm (xem: Miệng câm).
            - Côn lôn: Chủ miệng ngậm.
            - Ế phong: Chủ không nói được (Thiên, xem: Điên, Động kinh).
            - Trẻ em hay trễ môi (Phong giản) lấy Thượng quan (xem: Thượng Quan môn).
            Có người đàn bà tạng táo, buồn khóc nhiều lần trễ môi. Kim Quỹ có Đại táo thang, coi thường đấy, nhưng hợp uống cũng khỏi (Phương xem ở Bản Sự).
 

Nguồn tin: TƯ SINH KINH - Q6- LÊ VĂN SỬU dịch.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây