36. BỆNH HÒN HẠCH (Huyền tích)

Thứ tư - 30/10/2024 21:41
            - Cách du: Chữa hòn hạch, khí thành cục đau ở cách (Minh).
            - Trẻ em có hòn, cứu chỗ dưới 2 vú đều 3 mồi (Thiên).
            - Tam Âm giao: Trị hòn hạch, bụng rét, trong đầu gối và đùi đau, khí nghịch lên khó đái (Đồng).
            - Cách du: Trị bệnh nhiệt, mồ hôi không ra, trong bụng chứa hòn người chán nản, muốn nằm tứ chi mệt nỏi, không muốn cử động, thân thường thấp (ẩm, nhớp nháp) không ăn được, ăn thì tim bại, chung quanh mình đều đau.
            - Tỳ du: Trị hòn hạch tích tụ (xem: Chướng bụng).
            - Trung quản: Chữa rét tích, khí kết.
            - Hạ quản: Chữa hòn cục (xem: Đau bụng) Minh nói: Chữa bụng rắn cứng có hòn cục, mạch quyết, quyết động.
            - Bất dung: Chữa bụng đầy tức hòn hạch, không muốn ăn, bụng hư kêu, nôn mửa, ngực và lưng trên đều dẫn đau, ho hen, miệng khô, đờm thành hòn đau ở dưới sườn giá sán ở sườn cụt.
            - Lậu cốc: Trị hạch hòn khí lạnh, bụng trên chướng tức, ăn uống được mà không béo.
            - Tam lý, Thái khê (xem: Thấu) trị hòn hạch (Minh Hạ nói: Chứng hàn).
            - Phủ xá: Trị sán hòn (xem: Đại đau) và còn dùng để cứu Tiểu trường khí, khí hạch hòn. Khí phát bụng đau như dao cắt, không chịu được và đàn bà khí huyết, bản tạng có hòn, chạy đi đau nói (xem: Thận hư).
 

Nguồn tin: TƯ SINH KINH -Q4- LÊ VĂN SỬU dịch.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây