42. BỤNG CHƯỚNG, thêm sườn ngực chướng, tâm chướng, xem: Bụng trên chướng đầy

Thứ năm - 07/11/2024 21:35
      - Cách du (xem: Bụng đau) chủ bụng chướng (Thiên).
            - Tỳ du, Đại trường du: Chủ trong bụng dưới chướng hơi, dẫn đau sang cột sống, ăn uống nhiều mà thân gầy mòn.
            - Trung cực: Chủ lạnh, trong bụng chướng.
            - Thượng quản: Chủ dưới tim rắn tích tụ lạnh chướng.
            - Ẩn bạch: Chủ bụng chướng, thở nghịch, lại chủ trong bụng rét lạnh, khí chướng xuyễn.
            - Xích trạch: Chủ bụng chướng xuyễn, run rẩy.
            - Thiên khu: Chủ bụng chướng, không thông, đi ỉa rắn, lo nghĩ thương tổn, khí tích tụ, trong bụng rất đau, làm mủ sưng chạy lên xuống qua lại.
            - Đại khê: Chủ trong bụng sưng chướng.
            - Kinh môn: Chủ nóng rét, chấn chướng.
            - Tam lý, Chương môn, Kinh môn, Lện đoài, Nội đình, Âm cốc, Lạc khước, Côn lôn, Thương khâu, Âm lăng tuyền, Khúc tuyền: Chủ bụng chướng đầy, không thở được.
            - Khí xung: Chủ trong bụng nóng to, không yên, bụng có dại khí bụng chướng nhanh mạnh (Minh Hạ nói: Lại rắn ở dưới rốn) đầy còng, dâm lạc (      ).
            - Kỳ môn: Chủ bụng to, rắn, không thở được, chướng bại, đầy, bụng dưới to hơn.
            - Cự khuyết, Thượng quản: Chủ bụng chướng, bụng tim đầy.
            - Ngũ lý: Chủ dưới tim chướng đầy mà đau, khí lên.
            - Thái bạch: (Lại xem: Lỵ), Công tôn: Chủ bụng chướng, ăn không hóa, cổ trướng, trong bụng khí đầy to.
            - Âm lăng tuyền: Chủ trong bụng chướng, không muốn ăn, dưới sườn đầy, trong bụng thịnh nước, chướng nghịch không nằm được.
            - Phàm đầu mắt ung thống, ngực sườn đầy tức, châm Hãm cốc ra máu khỏi ngay.
            - Đại chung: Chủ ngực thở xuyễn chướng.
            - Quan nguyên, Kỳ môn, Thiếu thương: Chủ dưới sườn chướng.
            - Thạch môn: Chủ bụng chướng, cứng rắn, phù nước, chi đầy (Đồng).
            - Giải khê (xem: Trúng gió), Huyết hải (xem: Ra nhỏ giọt).
            - Thương khâu (xem: Sôi ruột) trị bụng chướng.
            - Đảm du: Trị bụng trên chướng đầy, nôn thì đồ ăn không ra, miệng đắng, lưi khô, họng đau, ăn không xuống.
            - Trung lữ du (xem: Tiêu khát), Y hi (xem: Vai và bả vai đau), Cách du: Trị bụng chướng (xem: Hôn mửa).
            - Tỳ du: Trị bụng chướng dẫn lên ngực và bả vai đau, ăn uống thêm nhiều hơn mà mình càng gầy đi (Minh Hạ, giống thế). Hoàng đản, ưa không đủ, sườn tức, ỉa dễ, mình mẩy nặng nề, tứ chi không khép lại được, hạch hòn đau bụng, không muốn nằm.
            - Vị du: Trị vị hàn bụng chướng, không muốn ăn (Minh giống thế) gầy mòn, bụng đau, chi đầy, ngực sườn, cột sống đau, gân co.
            - Tam tiêu du: Trị ruột sôi, bụng chướng. Nước và chất bột không hóa, Bụng đau mót ỉa, mắt hoa, đầu đau, nôn ngưc ăn không xuống.
            - Thận du: Trị bụng trên cổ chướng (xem: Lao khái).
            - Tam lý (xem: Dạ dầy), Huyền chung: Trị bụng trên chướng đầy (xem: Đầu gối co).
            - Đại trường du: Trị bụng trướng, cạnh rốn đau như cắt, đái, ỉa khó, ỉa như tháo cống, ăn không hóa, cột sống cứng không thể cúi ngửa.
            - Trung liêu: Trị bụng cứng mà dễ ỉa.
            - Dương cương: Trị bụng đầy chướng đái ỉa dễ (Minh Hạ giống thế) đái đỏ, rít, mình nóng, mắt vàng.
            - Thái bạch: Trị mình nóng đầy, bứt rứt, bụng chướng ăn không hóa, nôn mửa, tiết ra máu mủ.
            - Ý xá: Trị bụng đầy chướng, ỉa ra trơn, bả vai đau, sợ gió lạnh, ăn không xuống, nôn mửa tiêu khát, mắt vàng.
            - Vị chướng: Trị bụng hư chướng, phù nước, ăn uống không xuống, sợ gió, cột sống lưng trên không thể cúi ngửa.
            - Trung phủ: Trị bụng chướng ăn không xuống (xem: Mạch khí).
            - Trung quản: Trị thương hàn uống nước quá nhiều. Bụng chướng khí xuyễn.
            - Âm cốc: Trị bụng chướng đầy không thở được, đái vàng, đàn ông như có giun, đàn bà như có chửa.
            - Thừa mãn: Trị sôi ruột, bụng chướng, xuyễn lên khí nghịch, ăn uống không xuống, thở bằng vai nhổ ra máu.
            - Đại đôn: Trị bụng chướng đầy.
            - Tam Âm giao: Trị bệnh Tỳ mình nặng, tứ chi không nhấc lên được, bụng chướng, sôi ruột, ỉa lỏng, ăn không hóa.
            - Ẩn bạch: Trị bụng chướng, xuyễn đầy, không nằm được, nôn mửa, ăn vào thì tiết ra nhanh mạnh.
            - Ẩn bạch: Chữa trong bụng có nóng ráy, dấy lên khí xuyễn, chảy máu cam không dứt, trong bụng chướng nghịch, ống chân nóng rét, không nằm được, khí đầy trong ngực nóng thì tiết ra nhanh mạnh, trong cách nôn mửa không muốn ăn (Minh Hạ).
            - Thượng quản (xem: Mửa): Chữa bụng chướng.
            - Hư chướng, bụng sườn đầy tức, cứu Cách du 100 mồi (3 lần báo) (Thiên).
            - Ngực tức, bụng trên tích tụ thành báng đau, cứu Can du 100 mồi, ba lần báo.
            - Trong bụng khí chướng, dẫn đau vào cột sống, ăn uống nhiều mà thân gầy mòn, tên gọi là thực hối (      ) trước lấy Tỳ du sau lấy Lý lặc.
            - Tạng phủ tích tụ, chướng đầy, gầy mòn, không thể ăn được, lấy Tam tiêu du số mồi theo tuổi.
            - Chướng đầy kêu như sấm, Đại trường du 100 mồi, ba lần báo.
            - Chướng mãn, khí tụ rét lạnh, cứu Vị quản 100 mồi, 3 tại Cưu vĩ xuống 3 thốn.
            - Bụng chướng đầy, xung quanh rốn kết đau, rắn không thể ăn được, cứu Trung phủ 100 mồi, tại rốn lên 1 thốn có tên là Thủy phân.
            - Chướng đầy, giá tụ, khí hư ra đau, cứu Khí hải 100 mồi, cấm châm.
            - Chướng đầy, khí giống như phù nước, bụng dưới rắn như đá, cứu Bàng quang mộ 100 mồi, tức Trung cực dưới rốn 4 thốn.
            - Chướng đầy, thân lạnh, giả tụ ỉa dễ, cứu Thiên khu 100 mồi.
 

Nguồn tin: TƯ SINH KINH -Q4- LÊ VĂN SỬU dịch.:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây