45. PHÙ NƯỚC (thủy thũng), thũng vặt, thũng tứ chi, thạch thũng
Đào Xuân Vũ
2024-11-14T00:13:48-05:00
2024-11-14T00:13:48-05:00
https://dongyhc.vn/nukeviet/vi/dong-y-hc/tri-lieu-bang-dong-y/45-phu-nuoc-thuy-thung-thung-vat-thung-tu-chi-thach-thung-971.html
/nukeviet/themes/default/images/no_image.gif
Thuoc dong y
https://dongyhc.vn/nukeviet/uploads/logohc3-2.jpg
Thứ năm - 14/11/2024 00:13
- Thũng nước khắp người, cứu ở ngón chân thứ 2 lên 1 thốn, số mồi theo tuổi, lại cứu ở đầu ngón tay cái ( ) 7 mồi (Thiên).
- Hư lao, phù thũng, cứu Thái xung 100 mồi, lại cứu Thận du.
- Phàm đầu mắt tung thũng, uống giữ (Lưu ẩm) ngực sườn, chi để đầy, chích Hãm cốc ra máu thì khỏi ngay.
- Hãm cốc, Liệt khuyết: Chủ mặt, mắt ung thũng.
- Dương lăng tuyền, Công tôn: Chủ đầu, mặt ung (Thũng).
- Hoàn cốt, Cự liêu: Chủ khi ở đầu mặt làm cho sưng (phó thũng).
- Thiên khu, Phong long, Lệ đoài, Hàm cốc, Xung dương: Chủ mặt phù thũng.
- Trung phủ, Giản sử, Hợp cốc: Chủ mặt, bụng sưng.
- Giải khê: Chủ gió, nước mặt phự thũng, màu đen.
- Khí xá: Chủ vai sưng không ngoái cổ lại được.
- Tam lý: Chủ nước làm chướng bụng da sưng.
- Khúc tuyền: Chủ bụng sưng.
- Âm cốc: Chủ nóng rét, bụng sưng lệch một bên.
- Đại đôn: Chủ bụng to sưng chướng, rốn bụng ấp ấp ( ) ách ách.
- Âm giao, Thạch môn: Chủ nước làm chướng, thủy khí đi trong da da bụng dưới dầy dầy, đầy hơi, đái vàng.
- Ốc ế: Chủ mình sưng, da đau không thể đụng áo vào được.
- Quan môn: Chủ mình sưng, mình nặng.
- Thiên phủ: Chủ mình chướng, thở ngược lên, xuyễn hay nhổ vặt.
- Thượng tinh: Chủ đầu phong, mặt hư thũng (Đồng).
- Tín hội: Trị mắt hoa, mặt sưng đỏ.
- Tiền đình: Trị mắt hoa, mặt sưng đỏ, trẻ em sưng ở đỉnh đầu.
- Não hộ: Trị mắt vàng đầu sưng.
- Thủy câu: Trị thủy khí sưng khắp người (Minh nói: Nếu như là thủy khí, duy có thể châm được ở đó, nếu châm các huyệt khác, nước hết thì chết).
- Vị thương: Trị thũng nước (xem: Bụng chướng).
- Liệt khuyết: Trị thủy khí (xem: Tràng nhạc).
- Ốc ế: Trị thân thể sưng, da dẻ đau không thể gần và dâm lạc động kinh, tê dại (bất nhân).
- Thận du: Trị mình sưng (xem: Lao khái).
- Kiến lý: Trị bụng chướng, mình sưng.
- Thần khuyết: Trị phù nước, cổ chướng, ruột kêu như tiếng nước chảy.
- Trung cực, Thạch môn: Trị thũng nước (xem: Bụng chướng).
- Tứ mãn: Trị bụng to có nước (xem: Tích tụ).
- Chương môn: Trị bụng sưng, cột sống cứng tứ chi bị hại lười ( ).
- Dũng tuyền: Trị con trai như có giun bi to bụng, con gái như chửa, 5 đầu chót ngón chi đau, chân không đặt xuống đất được (Âm cốc cũng giống như trên).
- Tam lý: Trị thuỷ khí (Minh giống thế).
- Phục lưu: Trị 10 bệnh về nước (xem: Cổ chướng).
- Duy đạo: Trị thủy thũng không muốn ăn (xem: Nôn mửa).
- Địa cơ: Trị đàn ông ỉa lỏng, bụng sườn chướng, thủy thũng, bụng rắn, không muốn ăn, đái khó.
- Âm lăng tuyền: Trị trong bụng lạnh, không muốn ăn, đầy tức dưới cách, chướng nước, bụng rắn, xuyễn ngược không nằm được, lưng đau, khó cúi ngửa.
- Hãm cốc: Trị mặt mắt phù thũng và bệnh nước hay ợ, ruột kêu bụng đau.
- Phân thủy: Chữa bụng sưng không ăn được. Nếu là bệnh vẽ nước cứu rất hay (Minh). Minh Hạ nói: Trị bệnh thủy thũng ở bụng, đau chung quanh rốn xông lên ngực không thở được. Châu Quyền nói: Chủ thủy khí phù thũng, cổ chướng, ruột kêu như tiếng sấm, có khí sông lên tâm (Đồng, xem: Cổ chướng).
- Khúc cốt: Chữa bệnh thủy chướng ).
- Trẻ em thủy khí (sưng) thũng khắp tứ chi và bụng to, cứu Thủy phân 3 mồi.
- Vị thương: Trị thủy thũng hư chướng, ăn uống không xuống, sợ rét (Thiên).
- Thủy câu: Trị thủy thũng, nhân trung đầy.
- Quan nguyên: Chủ đàn bà bụng dưới đầy, nước như đá (xem: Không có con).
- Chương môn: Chủ mình nhuận (Tươi) mềm, thạch thũng, mình thũng.
- Quan nguyên: Chủ đàn bà bụng dưới đầy (Thạch thủy).
- Tứ mãn, Nhiên cốc: Chủ bụng lớn thạch thủy.
- Khí xung: Chủ đại khí thạch thủy.
- Phong long: Chủ tứ chi thũng, thân thấp (Đồng, Giáp cũng thế).
- Phong long, Phục lưu: Chủ phong nghịch, tứ chi thũng.
- Liệt khuyết: Chủ mồ hôi ra, tứ chi thũng.
- Phục lưu: Trị tứ chi thũng (Đồng, Xem thêm: Cổ chướng).
- Thủy thũng chỉ châm Thủy câu nếu thêm huyệt nước hết thì chết, đó là điều cấm của Minh Đường và Đồng nhân, thầy thuốc không có kiến thức ( ) thường là châm Thủy phân giết người nhiều lắm. Nếu như là các huyệt khác cũng có châm khỏi được, đặc biệt là may mắn, không phải là coi là pháp vậy.
Nếu dùng thuốc thì Vũ dư lương hoàn là đệ nhất (xem: Ký Hiệu Phương). Tôi thường thấy người ta uống nghiệm, chép vào Sách này.
Nếu như cứu Thủy phân thì nó rất là yếu huyệt có trong nghề thuốc lý Lý sinh trị thủy thũng, đem thuốc uống, rất lâu khôngcó hiệu quả, đành chịu tạm dừng.
Một hôm tự nhiên cứu Thủy phân và Khí hải, sớm ngày hôm sau xem: Mặt như sọt đi, tin rằng huyệt Thủy phân có thể trị được thủy thũng. Minh Đường nói: Chắc chắn rằng nếu như là bệnh thủy thũng cứu rất tốt, cái huyệt đó có thể Phân thủy, không làm cho vọng hành (đi lung tung) … Nhưng không biết về việc Minh Đường nói châm 4 phân, trị bệnh gì mà đáng châm 4 phân.
- Trăm bệnh thủy thũng đều cứu Thận du 100 mồi, Vị thương số mồi theo tuổi.
- Thủy thũng, Hãm cốc cứu số mồi theo tuổi.
- Thủy thũng, trên dưới Tam Âm giao 100 mồi.
- Thủy thũng chướng, Khúc cốt 100 mồi.
- To bụng, cứu Âm thị số mồi theo tuổi.
- Đầy nhân trung, mồi sưng lại phù nước, nước to, cứu Tê trung (giữa rốn), và Thạch môn đều 100 mồi.
- Phòng về nước, cứu Thượng liêm số mồi theo tuổi.
- Thủy thũng không nằm được, cứu Âm lăng tuyền 100 mồi.
- Thạch thủy: Cứu Nhiên cốc, Khí xung, Tứ mãn, Chương môn.
- Thủy phân: Trị thủy thũng, bụng đầy không ăn được, rắn cứng, ngày cứu từ 7 đến 400 mồi thì dừng. Kiêng châm châm hết nước thì chết. Bệnh thủy cứu đều khỏi dứt (Thiên Dực).
Nguồn tin: TƯ SINH KINH -Q4- LÊ VĂN SỬU dịch.