11.11. KHIẾU ÂM

Chủ nhật - 25/02/2024 23:13
11.11. KHIẾU ÂM
11.ĐẦU KHIẾU ÂM: 頭竅陰 (Mấu chốt của phần âm trên đầu;có tên là Chẩm cốt)

- Vị trí: Ở giữa huyệt Phù bạch và huyệt Hoàn cốt, chỗ Túc Thái dương và Thủ, Túc Thiếu dương hội ở đó.( Phía sau tai, tại đoạn 1/3 phía dưới của đường nối cong huyệt Thiên xung (Gb 9) với huyệt Phù bạch (Gb 12). Cách xác định: Đầu tiên, tìm huyệt Thiên xung (Gb 9) (đỉnh vành tai lên 1,5 thốn và ra ngang phía sau 0,5 thốn); huyệt Phù bạch (Gb 12) (ở chỗ lõm phía sau và bên dưới mỏm chũm). Hai huyệt này đóng vai trò là điểm đầu - cuối của một đường cong chạy gần như song song với mép sau của tai ở vùng chân tóc. Chia đường này thành ba phần và xác định vị trí huyệt Đầu khiếu âm (Gb 11) ở cuối đoạn 1/3 giữa. Thường có thể cảm nhận được một “vết lõm xương” nhỏ ở đó. Để tham chiếu: huyệt Đầu khiếu âm (Gb 11) nằm ở giữa đường nối Gb 10 - Gb 12 và ước chừng thường ngang mức xoắn tai).
- Cách châm cứu: Châm chếch 5 – 8 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 15’.
- Chủ trị: Đau mắt; đau đỉnh đầu; tai đau, tai ù, tai điếc, viêm tuyến mang tai ; viêm phế quản; viêm hầu; tức ngực; tuyến giáp trạng sưng to; tứ chi chuột rút; cuống lưỡi ra máu; ho lao; ung thư phát khắp nơi; tay chân nóng bứt rứt; mồ hôi không ra; lưỡi cứng đau mạng sườn; trong miệng sợ đắng; co rút gân ở tứ chi.
 

Nguồn tin: LÊ VĂN SỬU - PHÙNG VĂN CHIẾN:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây