-Vị trí: Ở phía sau xương đầu, trong tóc, ở hố lõm hai bên gáy, ở giữa gáy thẳng lên vào tóc 1 thốn rồi lại sang 2 bên, mỗi bên 1,5 thốn, cạnh ngoài cơ thang. Thủ, Túc Thiếu dương, Dương duy hội ở đó.( Dưới chẩm ở chỗ lõm giữa điểm bám của cơ ức đòn chũm và cơ thang.Cách xác định: Nằm sấp, ngồi hoặc nằm ngửa (sau đó dùng gối kê cổ để định vị bệnh nhân sao cho cổ vẫn có thể tiếp cận được). Từ đường giữa trượt dọc theo mép dưới của chẩm sang một bên, qua phần phình ra của nguyên uỷ cơ thang đến chỗ lõm có kích thước bằng đầu ngón tay ở phía trước chỗ bám của cơ ức đòn chũm. Xác định vị trí huyệt Phong trì (Gb 20) ở giữa chỗ này. Huyệt Phong phủ (Du/GV 16) cũng ngang bằng,huyệt Thân trụ (Bl 10) vào trong một chút và xuống dưới). -Cách châm cứu: Châm sâu 5 - 8 phân, khi châm huyệt Phong trì bên phải mũi kim hướng về phía hốc mắt bên trái, khi châm huyệt Phong trì bên trái thì mũi kim hướng về phía hốc mắt bên phải. Cảm giác có thể tê tức chuyển lên đến đỉnh đầu và khu mắt, hoặc chuyển đến vùng bả vai, cứu 3 mồi, hơ 5- 10’. - Chủ trị: Đau đầu; cảm mạo; phát sốt; ho hắng; cổ gáy cứng đau; váng đầu; mất ngủ; bệnh mắt; bệnh mũi; tai ù; răng đau; động kinh; cao huyết áp; tai điếc; điên nhàn; liệt nửa người; bệnh ở não; sốt rét; bướu cổ; nóng rét lai rai; thương hàn và ôn bệnh mồ hôi không ra; đau thẳng dọc bên đầu; mắt ra nước mắt; hay ngáp luôn; mũi chảy máu cam; khóe trong mắt đỏ đau; khí phát ra tắc lỗ tai; mắt nhìn không rõ; thắt lưng và lưng trên đều đau; thắt lưng gù còng, dẫn lên gân cổ không có lực và không gọn; đại phong trúng phong; khí tắc dãi lên không nói được; hôn nguy. - Tác dụng phối hợp: với Đại chùy, Hậu khê, trị đau sau đầu; với Khúc trì, Túc tam lý, trị cao huyết áp; với Hợp cốc, trị đau mắt hàn; với Đại chùy, Hợp cốc trị cảm mạo; với Tinh minh, Đồng tử liêu, Tán trúc trị teo thần kinh nhìn (teo rút); với Yêu kỳ, Nhân trung, Nội quan trị điên nhàn; với Đại chùy, Khúc trì, Túc tam lý, Thái xung trị cao huyết áp; với Phế du trị lưng dưới, lưng trên còng khom; với Ngũ xứ trị mắt không sáng.