7.38. CAO HOANG DU

Thứ bảy - 24/02/2024 02:43
7.38. CAO HOANG DU
38.CAO HOANG DU: 膏肓(Đáp ứng yêu cầu của khoảng trống dưới tim và trên hoành cách)

- Vị trí: Dưới mỏm gai đốt sống lưng 4, sang ngang 3 thốn. Theo sách CCĐT thì vị trí huyệt ở dưới đốt sống thứ 4 là 1 phần, trên đốt sống thứ 5 là 2 phần.( Cách đường giữa lưng 3 thốn, ngang bờ dưới mỏm gai của đốt sống T4. Cách xác định: Từ mỏm gai đốt sống C7. Từ đó, đếm xuống tới bờ dưới mỏm gai đốt sống T4. Từ đây, sang ngang 3 thốn và xác định vị trí huyệt Cao hoang/Cao hoang du (Bl 43) ở đây. Khi ngồi hoặc đứng với cánh tay thả lỏng đường 3 thốn thường ở khoảng bờ trong xương bả vai. Ở cùng độ cao có huyệt Hoa đà giáp tích (Huatuojiaji 華佗夾脊 Ex-B 2) đường chính giữa ra 0,5 thốn và huyệt Quyết âm du (Bl 14) đường chính giữa ra 1,5 thốn).
- Cách châm cứu: Châm chếch 0,5 – 1 thốn, cứu 7 mồi, hơ 15 – 30’.
- Chủ trị: Lao phổi; Viêm phế quản; viêm mạc lồng ngực; thần kinh suy nhược; bệnh lâu sức yếu; hư tổn lao thương; ho nghịch thổ huyết nghẹn cách; tỳ vị hư nhược; di mộng thất tinh; hay quên; cột sống lưng trên đau; phát cuồng; bệnh đàm; không chỗ nào chẳng chữa.
- Tác dụng phối hợp: với Phế du, Thận du, cứu trị lao phổi; với Thiên đột, Xuyễn tức trị hen xuyễn; với cứu Quan nguyên, cứu Túc tam lý trị bệnh lâu ngày suy nhược; với Bách lao trị lao.
* Theo Tả truyện, Thành công được 10 năm, Tấn hầu bị bệnh, tìm thấy ở nước Tần, Tần sai thầy thuốc tên là Hoãn làm việc đó. Khi thầy thuốc chưa đến, Công nằm mộng thấy bệnh là 2 đứa trẻ cứng rắn nói với nhau: Ông ấy là Lương y à ? Sợ làm hại ta ! Biết chạy đi đâu được ? Một đứa nói: Ở hoang chi thượng, cao chi hạ thì chẳng việc gì ! Khi thầy thuốc đến cũng bảo rằng: Bệnh này tôi không thể làm gì được, vì nó ở hoang chi thượng, cao chị hạ, dùng phép công ở đó không được, phép bạt ở đó không tới, thuốc đã chẳng đến, không thể làm gì được ! Công nói rằng đây đúng là lương y vậy, liền tạ lễ nồng hậu để thầy quay về.
*Ở đoạn khác, sách CCĐT ghi rằng: Tuổi người ta ngoài Nhị tuần nói có thể cứu hai huyệt đó, nhưng cần phải cứu 2 huyệt Túc tam lý để dẫn hỏa khí đi xuống, để vững cái gốc. Nếu như chưa qua khỏi tuổi trẻ mà cứu ở đó, sợ hỏa khí thịnh, thượng tiêu làm nhiệt. Một lần thấy thầy thuốc không phân già trẻ, lại thường không châm tả Tam lý đã đưa đến hư hỏa thượng viêm, đó là do không trải qua nghe thấy miệng người ta nói mà đã làm bậy. Như thế làm sao mà khỏi được bệnh. Người bệnh cứu ở đó, tất châm Túc tam lý hoặc Khí hải, lại thanh tâm tuyệt dục, tham duyệt các kinh trước, sau, giữ đều như thế thì bệnh tật nào không khỏi.
 

Nguồn tin: LÊ VĂN SỬU - PHÙNG VĂN CHIẾN:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây