- Vị trí: Lấy ở dưới mỏm gai đốt sống thứ 2 mảng xương cùng, sang ngang mỗi bên 1,5 thốn.( Cách đường giữa 1,5 thốn, ngang mức lỗ xương cùng thứ hai.Cách xác định: Từ gai chậu sau trên, tạo thành phần cuối của mào chậu ở cả hai bên, phía bên của vùng trênxương cùng. Thường có hiện tượng co rút da bề mặt phía trên gai chậu sau trên. Thao tác sờ nắn nên từ dưới đi lên hướng đầu. Huyệt Bảng quang du (Bl 28) nhô ra phía sau và phía trong một chút so với gai chậu sau trên và nằm cách đường giữa 1,5 thốn ở ngang mức lỗ xương cùng thứ 2.Nằm ngang mức có huyệt Thứ liêu (Bl 32) ở lỗ xương cùng thứ 2; huyệt Bào hoang (Bl 53) đường giữa ra ngoài 3 thốn. Huyệt Tiểu trường du (Bl 27) nằm hơi về phía trên và ở phía trong gai chậu sau trên, ngang mức lỗ xương cùng thứ nhất). - Cách lấy huyệt, châm cứu: Nằm sấp, châm đứng kim sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 5 – 7 mồi, hơ 10 – 15’. - Chủ trị: Đau cột sống; ỉa chảy; táo bón; đái dầm; di tinh; tiêu khát; đau mảng xương cùng; đau thần kinh tọa; bệnh đái đường; bệnh ở bộ máy sinh dục và hệ thống bài tiết nước tiểu; đái ra tinh, đái đỏ tắc; ít hơi; ống chân lạnh cong co không duỗi ra được; bụng tức, chân và đầu gối không có sức; con gái có hòn tụ ở bụng. - Tác dụng phối hợp: với Tỳ du trị tiêu hóa kém; với Thận du, Âm lăng tuyền, Tam âm giao trị viêm nhiễm đường tiết niệu; với Thận du, Khúc cốt, Tam âm giao trị viêm tiền liệt tuyết. Trong phần cần lưu ý ở các du của tạng phủ trên kinh bàng quang, sách Châm cứu Đại Thành ghi lại lời các sách như sau:
« Tố Vấn »: Châm trúng phế, 3 ngày thì chết, nếu động thì bị ho
« Tư Sinh »: Châm trúng tâm, 1 ngày thì chết, làm động thì sằng sặc
« Tố Chú »: Châm đúng vào cách đều làm thương trung là bệnh khó khỏi, không quá 1 năm tất chết...
« Tố Vấn »: Châm trúng gan, 5 ngày thì chết, làm động thì ngáp...
« Tố Vấn »: Châm trúng đảm, một ngày rưỡi thì chết, khi động thì làm nôn...
« Tố Vấn »: Châm trúng tỳ, 10 ngày thì chết, đã động thì làm nuốt
« Tố Vấn »: Châm trúng thận, 6 ngày thì chết, đã động thì hắt hơi.