7.THẦN MÔN: 神門(Cửa của thần khí; có tên là Thoát trung, Trung đô ; huyệt Nguyên, Du, Thổ)
- Vị trí: Ở cổ tay cạnh phía ngón út, chỗ lõm trên nếp gấp ngang, chỗ mạch thủ thiếu âm trú là Du, Thổ. Tâm thực tả ở đó.( Trong khe khớp cổ tay ở lòng bàn tay ("nếp gấp ở phần xa cổ tay") điểm bám của gân cơ gấp cổ tay trụ. Cách xác định. Cẳng tay để ngửa ở tư thế thoải mái. Gân của cơ gấp cổ tay trụ có thể dễ dàng cảm nhận được ở bụng cẳng tay phía xương trụ và gần với nếp gấp cổ tay; điểm bám của nó nằm trên xương đậu. Huyệt Thần môn (He 7) trong khe khớp tại điểm bán gân chỗ lõm gần xương đậu.Huyệt Âm khích (He 6), Thông lý (He 5) và huyệt Linh đạo (He 4) nằm cách nhau 0, 5 thốn trên một đường trong bờ gân của cơ gấp cổ tay trụ, trong khe cổ tay còn có Đại lăng (Pe/P 7) (giữa các gân) và Thái uyên (Lu 9) (phía xương quay, ngoài động mạch quay). - Cách lấy huyệt: Gấp cánh tay vừa phải, lòng bàn tay ngửa lên, ngón út và ngón trỏ hơi xòe ra, chỗ nếp gấp thứ 2, sau cổ tay, phía ngón út, cạnh ngoài gân to gấp cổ tay xương trụ, chỗ có hố lõm là huyệt. - Cách châm cứu: Mũi kim hướng vào giữa cổ tay, châm sâu 4- 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 - 10’. - Chủ trị: Mất ngủ; hay quên; động kinh; hồi hộp; tim đập mạnh; trẻ em co giật; thần chí lơ mơ; thần kinh suy nhược; nhiều mộng mị; tim cắn đau; bệnh thần kinh chức năng; cơ xương lưỡi tê bại; bệnh điên ngu si; nôn mửa nhổ ra máu; vàng da; đau sườn; mất tiếng; xuyễn nghịch khí lên; sốt rét mà tâm phiền; quá lắm thì muốn được uống lạnh; sợ lạnh muốn đến ngay giữa chỗ ấm; họng khô không muốn ăn; đau tim sặc nhiều lần; ngắn hơi không đủ; bàn tay, cánh tay lạnh; mặt đỏ hay cười; trong lòng bàn tay nóng mà uốn lại ; buồn cuồng lên, cười cuồng lên ; đái rơi rớt, tâm tích phục lương, 5 thứ giản của người lớn và trẻ em. Đông Viên nói rằng: Vị khí lưu xuống dưới thì khí của năm tạng đều loạn, lúc đó là bệnh giúp nhau xuất hiện. Khí tại tâm, lấy ở Du của thủ thiếu âm tâm là Thần môn, cùng với tinh đạo khí đem trở về gốc nó. « Linh Khu kinh » nói rằng: Thiếu âm không có Du, tâm không có bệnh, đúng là bệnh ngoài kinh mà tạng không có bệnh, theo đó chỉ lấy ở Kinh chỗ đầu chót xương trụ sau bàn tay. Cái Tâm là chúa lớn của ngũ tạng lục phủ, là chỗ nhà của tin thần, tạng đó kiên cố, tà không thể chứa, chứa tà thì thân chết, do đó mọi tà đều ở màng bao ngoài tâm. Cái màng bao ngoài tâm, cái mạch của tâm chúa vậy. -Tác dụng phối hợp: với Tam âm giao trị thần kinh suy nhược; với Nội quan trị tim đập quá nhanh; với Hậu khê, Cưu vĩ trị động kinh; với Tâm du, Nội quan, Dương lăng tuyền thấu Âm lăng tuyền trị nhịp tim không đều; với Thượng quản trị phát cuồng bôn tẩu.