V. TÂM KINH

Thứ sáu - 23/02/2024 21:46
TÂM
TÂM
V.THỦ THIẾU ÂM TÂM KINH
(Khí huyết của Tâm đi dọc qua phần âm ít của tay)
“Nội kinh” nói: “Tâm chức vụ quân chủ, Thần minh từ đó mà ra”. Tâm là gốc của sự sống, thần của biển. Cái đó hóa ở mặt. Cái đó đầy đủ ở huyết mạch, là dương trong thái dương, thông với khí mùa hạ.
Phương Nam màu đỏ, thông vào với tâm, khai khiếu ở lưỡi, tàng tinh ở tâm, làm bệnh ở ngũ tạng, vị đó đắng, loại đó là hỏa, súc đó là dê, cốc là lúa nếp, cái đó ứng với bốn mùa, trên trời thấy Vinh hoặc tinh là đã biết bệnh ở mạch, âm là Chủy, số là 7, mùi là khét, dịch là mồi hôi.
Phương Nam sinh nhiệt, nhiệt sinh hỏa, hỏa sinh vị đắng, đắng sinh tâm, tâm sinh huyết, huyết sinh tỳ, tâm chủ lưỡi, ở trên trời là nhiệt, ở đất là hỏa, trên thân người là mạch, ở tạng là tâm, ở tiếng là cười, ở biến động là lo buồn (ưu), ở chí là vui mừng, vui mừng hại tâm, sợ thắng vui, nhiệt thắng khí, hàn thắng nhiệt, đắng hại khí, mặn thắng đắng.
Thủ thiếu âm kinh huyệt ca:
Chín huyệt Ngọ thời thủ thiếu âm,
Cực tuyền, Thanh linh, Thiếu hải thâm,
Linh đạo, Thông lý, Âm khích thị,
Thần môn, Thiếu phủ, Thiếu xung tầm.
Phái trái cộng là 18 huyệt:
Đó là một kinh bắt đầu từ Cực tuyền, hết ở Thiếu xung. Lấy thiếu xung, Thiếu phủ, Thần môn, Linh đạo, Thiếu hải làm Tỉnh, Vinh, Du, Kinh, Hợp.
Mạch bắt đầu từ trong tim, ra thuộc tâm hệ, xuống cách có đường nối sang tiểu trường, ở đó chia nhánh từ tâm hệ lên kẹp hai bên họng, nối liền với mắt. Ở đường thẳng, lại từ tâm hệ đi lên phế,  ra dưới nách, đi xuống theo cạnh sau và trong bắp vai, đi sau thái âm tâm chủ, xuống cạnh trong dưới khuỷu, đi theo cạnh trong và sau cánh tay, sau gầm bàn tay ở đầu nhọn xương lồi ra, vào cạnh trong và sau bàn tay, đi theo trong ngón tay út, ra ngoài đầu chót. Nhiều khí, ít huyết, giờ Ngọ khí huyết đi ở đó.
Tạng Đinh, Hỏa; mạch ở thốn bộ bên trái.
Đạo dẫn bản kinh :
Tâm là chủ soái của toàn thân, đầu đường sinh tử. Theo cái tâm sống thì mọi thứ muốn sống, mà thần không nhập khí. Tâm lặng thì mọi thứ muốn lặng, mà thần và khí ôm lấy nhau. « Nội Kinh » nói rằng: Tháng hạ, thân người ta phát dương khí ra ngoài, dấu âm khí ở trong, là lúc thoát tinh thần, tránh lưu thông làm tiết tinh khí. Ba tháng mùa hạ đó là nói chung, khí thiên địa giao nhau, vạn vật hóa (thực) lớn mạnh, đêm nằm dậy sớm, không ngán ban ngày, làm cho khí không giận dữ, khả năng biến thành tài năng, đó là ứng với khí mùa hạ, phải nuôi thành cái đạo như thế. Làm ngược lại như thế thì tổn thương tâm, đến mùa thu thì làm thành khái ngược (một loại sốt dai dẳng). Cho nên người ta thường thở yên ngồi lặng, điều nhịp thở ở tim, ăn nóng tránh lạnh, thường thả mi che mắt, đem ánh sáng chiếu vào trong, giáng tâm hỏa xuống ở đan điền, làm cho thần và khí ôm lấy nhau.
Theo Thái huyền dưỡng sơ nói rằng: Tạng tâm ở sâu, mỹ quyết linh căn, thần không ngoài chỗ đó, tâm kéo lôi ở việc thì hỏa động ở trong. Tâm hỏa ở mùa hạ. Bảo là chính vượng, mạch vốn hồng, đại. Nếu như hoãn là thương thử, đến đêm ít bữa ăn uống, ngủ không khua quạt, phong tà dễ nhập.
Ngày xưa Kỳ Tử Nguyên có tật ở tâm, nghe hỏi rằng có một nhà sư không dùng bùa thuốc mà chữa được bệnh ở tim. Nguyên tìm đến cúi đầu thưa, nhà sư nói rằng: Lo âu bắt đầu từ phiền não, phiền não sinh vọng tưởng. Khi mà vọng tưởng đã đến, là cơ chế có 3 loại, hoặc nhớ lại mấy chục năm về trước với những vinh, nhục, ân, cừu, bi, hận, ly, hợp, và các loại tình cảm khốn quẫn, đó là quá khứ vọng tưởng. Hoặc sự đến nhãn tiền, cần phải ứng cho thuận, ba lần, bốn lữa, đắn đo không quyết, đó là hiện tại vọng tưởng. Hoặc trông mong sau này giàu sang đều như mong muốn, hoặc trông mong công thành danh toại, cáo lão về vườn, hoặc trông mong con cái làm nên công trạng, để nối nghiệp đèn sách, và mọi thứ có thể không thành, có thể không được, đó là vị lai vọng tưởng. Ba loại vọng tưởng đó tự nhiên sinh ra, tự nhiên mất đi, Thiền gia gọi là huyễn tâm, có thể chiếu tìm các vọng đó bẻ gãy đứt cái niệm đầu, Thiền gia gọi là giác tâm. Theo đó nói rằng: Bất nạn niệm khởi, duy nạn giác trì, tỳ tâm ngược đồng thái hư. Phiền não hà xứ an cước ? Nghĩa là không có cái nạn niệm dấy lên, chỉ có cái nạn giác ở mãi, cái tâm đó giống như khoảng không vô hạn, phiền não đặt châm chỗ nào ? Lại nói rằng: Lo nghĩ cũng bắt nguồn từ thủy hỏa bất giao, phàm bị chìm đắm, bị sửa đổi chỗ chịu mà làm thành sắc hoang, Thiền gia gọi là nội sinh chi dục. Cái dục thứ hai, lo toan trước mọi việc (trù mưu) mà nhiễm vào, tiêu hao nguyên tinh, nếu như có thể rời ra thì thận thủy tự nhiên tư minh, có thể đã lên giao tới tâm. Đến như nghĩ làm văn tự, vọng về ngủ, ăn, Thiền gia gọi là lý chướng. Kinh luân chức nghiệp, không thuận cù lao, Thiền gia gọi là sự chướng. Cái thứ hai tuy không phải là nhân dục, cũng tôn tính linh, nếu như có thể bỏ đi, thì hỏa không đến nỗi thượng viêm, có thể xuống giao với thận. Theo đó nói rằng: trần bất tương duyên, căn vô sở ngẫu (bụi không cùng với cớ, gốc không có chỗ gặp), phản lưu toàn nhất, lục dụng bất hành (chảy ngược về cái toàn nhất thì 6 cái dụng không thể hành được). Lại nói: Nhược hải vô biên, hồi đầu thị ngạn (Nếu như biển không có bờ thì quay đầu lại là bên sông), Tử nguyên làm như câu nói trên, ở một nơi, trong một nhà, quét sạch vạn cớ, ngồi lặng hơn 1 tháng, bệnh tim như mất.
 

Nguồn tin: LÊ VĂN SỬU - PHÙNG VĂN CHIẾN:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây