6.3. HẬU KHÊ

Thứ sáu - 23/02/2024 23:29
6.3. HẬU KHÊ
3. HẬU KHÊ: (Cái khe suối ở phía sau, là huyệt Du, Mộc)

- Vị trí: Ở cạnh ngoài bàn tay (phía ngón út), ở chỗ lõm sau khớp ngón út và đốt bàn số 5. Chỗ mạch thủ thái dương tiểu trường trú là Du, Hỏa. Tiểu trường hư bổ ở đó. ( Ở bờ trụ của bàn tay, ở chỗ lõm gần khớp bàn ngón tay, ở bờ của vùng da “đỏ và trắng”. Cách xác định:  Trượt dọc theo mép trụ của bàn tay từ đầu gần (cổ tay) đến đầu xa (đến ngón út) cho đến khi ngón tay bị hãm ở điểm nối thân/đầu của xương bàn tay số 5 ở phía trước khớp bàn tay của ngón út. Xác định vị trí huyệt Hậu khê (Dü/SI 3) ở đây. Điểm này hơi thấp hơn độ cong ngoài cùng của xương. Hoặc:  Định vị khi nắm tay đóng lỏng lẻo. Xác định vị trí xa nhất nếp gấp của lòng bàn tay (thường bắt đầu từ giữa ngón trỏ và ngón giữa và kéo dài đến ngón út). Ở cuối nếp gấp có một phần da phồng lên nhỏ. Huyệt Hậu khê (Dü/SI 3) nằm trên ranh giới của nó với khu vực xung quanh, ở phần gần và phía sau trong một vùng trũng có thể sờ thấy được. Ở vị trí tương đương trên mép quay của bàn tay (phía ngón trỏ) là Tam gian (Di/SP 3).
- Cách lấy huyệt: Ngửa bàn tay nắm các ngón lại, chỗ cuối cùng của nếp gấp bàn tay là huyệt.
- Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 5 - 6 phân. Khi nắm bàn tay có thể châm thấu huyệt Hợp cốc, cứu 3 mồi, hơ 5’.
- Chủ trị: Đỉnh đầu căng thẳng; đau lưng trên, lưng dưới; sái cổ; động kinh; nổi mày đay, ngứa ; tay co rút; tinh thần thất thường; sốt rét; bệnh thần kinh chức năng; đau thần kinh liên sườn; ra mồ hôi trộm; câm điếc; đau mắt đỏ; mắt có màng; tai ù; vàng da; mũi chảy máu cam; ngực tức; cánh tay và khuỷu tay co cấp; ghẻ lở.
- Tác dụng phối hợp: với Đại Chùy, Giản sử trị sốt rét; với Liệt khuyết trị ngực cổ đau; với Phong trì trị sái cổ, đỉnh đầu căng đau; với Tam gian trị các xương trong bàn tay, ngón tay đau sưng; với Nhân trung, Điều khẩu thấu Thừa sơn, Đại chùy trị vùng lưng trên lưng dưới bị bỏng; với Ân môn, Áp thống điểm, huyệt Hiệp tích tương ứng trị bong gân cấp tính vùng lưng hoặc tổn thương mạn tính; với Lao cung trị hoàng đản; với Hoàn khiêu trị đau đùi; với Bách lao, Khúc trì trị rét nhiều nóng ít.
 

Nguồn tin: LÊ VĂN SỬU - PHÙNG VĂN CHIẾN:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây