3.THIẾU HẢI: 少海(Vùng bể chứa ít, biển nhỏ bé ; có tên là Khúc tiết ; huyệt Hợp, Thủy)
- Vị trí: Gập cánh tay hết mức thì đầu nhọn nếp gấp khuỷu tay phía trong là huyệt.( Khi gấp khuỷu tay, huyệt này nằm ở chỗ lõm giữa đầu trụ của nếp gấp khuỷu và mỏm trên lồi cầu trong của xương cánh tay.Cách xác định: Gập nhẹ khuỷu tay, cẳng tay ở tư thế ngửa. Định hướng từ của nếp gấp khuỷu và từ đó sờ nắn về phía trên lồi cầu trong của xương cánh tay cho đến khi cảm thấy có vết lõm ở phía trước mỏm lồi cầu. Huyệt Thiếu hải (He 3) nằm ở chỗ lõm khoảng giữa huyệt Khúc trạch (Pe/P 3) và mỏm trên lồi cầu trong. Hoặc: Khi khuỷu tay gập hoàn toàn, huyệt Thiếu hải (He 3) nằm thẳng ở đầu trong của nếp gấp.NằmtrêncùngmứccủanếpgấpkhuỷutaycòncóhuyệtKhúctrạch(Pe/P3)cạnh gân cơ bắp tay (cơ hai đầu/nhị đầu); huyệt Xích trạch (Lu 5) nằm trên nếp gấp khuỷu, ngoài gân cơ hai đầu và huyệt Khúc trị (Di/LI 11) ở đầu bên ngoài nếp gấp khuỷu). - Cách lấy huyệt: Co khuỷu ra vuông góc, lấy giữa đầu nếp gấp và lồi cầu xương phía trong. Chỗ mạch Thủ thiếu âm tâm nhập là Hợp, Thủy. - Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu từ 0, 5 – 1 thốn, có thể châm xuyên tới Khúc trì, có cảm giác cục bộ chướng tức hoặc tê như điện chạy xuống cẳng tay, cứu 3- 5 mồi, hơ 5- 10’, sách Châm Cứu Đại Thành nói không phải đại cấp thì không cứu. - Chủ trị: Đau tim; tê cánh tay; bàn tay run; choáng váng; điên giản; đau thần kinh liên sườn; thần kinh suy nhược; thần kinh phân lập; đau thần kinh trụ; viêm hạch bạch huyết; bệnh phần mềm chung quanh khớp khuỷu tay, nóng rét đau; sâu răng; nôn mửa ra bọt dãi; cổ không quay ngoái lại được; tứ chi không giơ lên được; đau răng; não phong; đau đầu; khí nghịch sặc sụa; hay quên; đau ở nách. Loét miệng, lưỡi . - Tác dụng phối hợp: với An miên, Tam âm giao trị thần kinh suy nhược; với Thủ tam lý trị tê hai cánh tay; với Âm thị trị tim đau, tay run.