7.64. KINH CỐT

Thứ bảy - 24/02/2024 03:07
7.64. KINH CỐT
64.KINH CỐT: 經骨(Cái xương làm kinh đô; huyệt Nguyên)

- Vị trí: Ở cạnh ngoài bàn chân, phía dưới đầu mẩu to của đầu trong xương bàn ngón út, chỗ mạch Túc thái dương qua là Nguyên. Bàng quang hư, thực đều chữa ở đó.( Ở phần xa (về phía ngón chân) của lồi xương bàn chân thứ năm. trên ranh giới giữa vùng da nhăn và da láng của lòng bàn chân. Cách xác định: Khi sờ nắn dọc theo cấu trúc xương của mép ngoài của bàn chân ở ranh giới giữa vùng da nhăn và da láng của lòng bàn chân, có thể cảm nhận được một phần xương nhô ra rõ ràng ở khoảng giữa toàn bộ chiều dài của bàn chân, đây là lồi củ của xương bàn chân thứ 5. Ngay phía xa của xương bàn chân này (tức là đi về phía ngón chân) huyệt Kinh cốt (Bl 64) nằm ở điểm chuyển tiếp từ đầu đến thân của xương bàn chân thứ 5. Huyệt Kim môn (Bl 63) nằm gần lồi củ xương bàn chân thứ 5, trong chỗ lõm giữa xương gót và xương hộp. Ở vị trí tương đương ở mép trong của bàn chân, huyệt Công tôn (Mi/SP 4) nằm ở chỗ lõm phía xa gốc xương bàn chân thứ nhất).
- Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 3 – 5 phân, cứu 3 – 7 mồi, hơ 5’.
- Chủ trị: Tim hồi hộp; đau đầu; mắt có màng; lưng đùi đau; điên dại; gáy cứng; viêm cơ tim; viêm màng não; đầu nặng mà chân lạnh; động kinh co quắp, bệnh sốt rét; phía sau và bên cạnh mình đau; khóe trong mắt đỏ và toét; mắt ngược lại với màu rắng; mắt choáng; hay sợ; không ăn uống; gân co; cẳng chân và khớp hông đau; còng khom lưng; mũi chảy máu cam không dứt; đau tim.
- Tác dụng phối hợp: với Thân mạch trị đầu phong đau đầu; với Khích thượng, Nội quan, Thông lý, Thiếu phủ trị viêm cơ tim.
 

Nguồn tin: LÊ VĂN SỬU - PHÙNG VĂN CHIẾN:

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây