7.63. KIM MÔN

Thứ bảy - 24/02/2024 03:06
7.63. KIM MÔN
63.KIM MÔN: 金門(Cửa vàng; có tên là Lương quan)

- Vị trí: Ở phía trước và dưới mắt cá ngoài, từ huyệt Thân mạch xuống và ra phía trước 5 phân, chỗ lõm giữa 2 đốt xương cổ chân xuống. Là Khích huyệt của Túc thái dương, là biệt thuộc Dương duy.( Ở mép ngoài của bàn chân tại ranh giới giữa phần da nhăn và da láng của lòng bàn chân, gần lồi củ của xương bàn chân thứ 5, trong một vết lõm giữa xương gót và xương hộp bàn chân. Cách xác định: Khi sờ nắn dọc theo cấu trúc xương của mép ngoài của bàn chân ở ranh giới giữa phần da nhăn và da láng của lòng bàn chân, có thể cảm nhận được một phần xương nhô ra ở khoảng giữa toàn bộ chiều dài của bàn chân là củ của xương bàn chân thứ 5. Ở gần nó (tức là về phía gót chân) cảm thấy chỗ lõm giữa xương gót và xương hộp, là vị trí huyệt Kim môn (Bl 63). Có tài liệu ghi là huyệt nằm giữa xương đốt bàn thứ 5 và xương hộp (xem hình trên), điểm nào thấy nhạy cảm hơn thì chọn. Huyệt Kinh cốt (Bl 64) ở phần xa (về phía ngón chân) của lồi xương bàn chân thứ năm).
- Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 5 – 8 phân, cứu 5 – 7 mồi, hơ 5 – 10’.
- Chủ trị: Đau phía ngoài cổ chân; đau chi dưới; đau lưng; đau đầu; điên dại, trẻ em kinh phong; hoắc loạn chuột rút; thi quyết; bạo sán; mình rung không thể đứng được lên; trẻ em phồng mồm lắc đầu mình gãy ngược lại.
- Tác dụng phối hợp: với Côn lôn trị đau khớp cổ chân.
 

Nguồn tin: LÊ VĂN SỬU - PHÙNG VĂN CHIẾN:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây