23. ĐÁI KHÔNG CẦM (thêm đái rớt, đái dầm)

Thứ năm - 12/09/2024 02:47
- Thừa tương: Chữa đái không cầm (xem: Đái vàng).
            - Quan nguyên (lại chủ đàn bà đái nhiều lần không dứt), Dũng tuyền: Chủ đái nhiều lần.
            - Thiếu phủ: Chủ âm bộ đau dữ dội, đái rớt (Thiên).
            - Quan môn, Trung phủ (Sách Giáp viết là Ủy trung), Thần môn: Chủ đái rớt (đái dầm dề).
            - Âm lăng tuyền, Dương lăng tuyền: Chủ đái không cầm, dầm dề không tự biết.
            - Thái xung: Chủ con gái đái dầm dề.
            - Quan môn: Chữa đái dầm dề, hay đầy tức (Đồng).
            - Cơ môn (xem: Lậu), Thông lý (xem: Thương hàn, Sách Đồng giống thế), Đại đôn (xem: Sán), Bàng quang du (xem: Đái đỏ), Thái xung (xem: Đái không dễ), Ủy trung (xem: Cột sống, thắt lưng), Thần môn: Trị đái dầm dề.
            - Âm bao: Chữa đái dầm dề, không cầm (xem: Đau lưng).
            - Đái dầm dề, cứu Dương lăng tuyền hoặc Túc dương minh, đều theo tuổi (Thiên).
            - Đái dầm dề (rơi rớt) không cầm, ra không tự biết, cứu Âm lăng tuyền theo tuổi.
            - Đái không cầm, cứu Đại đôn hoặc Hành gian 7 mồi.
            - Đái ở trên giường, cứu nếp ngang dưới rốn 7 mồi.
            - Đàn bà đái dầm dề (rơi rớt), cứu Hoành cốt 7 mồi.
            - Trẻ em đái dầm dề (rơi rớt), cứu dưới rốn 1,5 thốn (Khí hải), số mồi theo tuổi. Lại cứu Đại đôn 3 mồi (còn lại xem: Thiên Kim).
            - Khúc tuyền, Âm cốc, Âm lăng tuyền, Phục lưu (các huyệt đó dứt việc đái dễ, rất hay, không tổn dương khí. Cũng nói cầm đái dầm dề, rơi rớt).
 

Nguồn tin: TƯ SINH KINH - Q3 - LÊ VĂN SỬU dịch.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây