10.21. NHĨ MÔN

Chủ nhật - 25/02/2024 22:46
10.21. NHĨ MÔN
21.NHĨ MÔN: (Cửa của tai)

-Vị trí: Ở trước tai, trong chỗ lõm trước bờ cắt bình tai, ngồi ngay, há mồm lấy huyệt.( Phía trước tai, ở chỗ lõm ngang mức rãnh trên tai và hơi phía sau so với mỏm lồi cầu của xương hàm dưới. Cách xác định: Chỗ chuyển tiếp từ sụn bình tai sang má (khi chúng ta già đi, rãnh này thấy rõ hơn). Xác định vị trí của huyệt Nhĩ môn (SJ/TB 21) tại chỗ này ở phía trên rãnh. Huyệt Nhĩ môn (SJ/TB 21) là huyệt cao nhất trong 3 huyệt trước tai, các huyệt còn lại ở dưới nhiều hơn: huyệt Thính cung (Dü 19) ở mức bình tai và huyệt Thính hội (Gb 2) ở mức rãnh giữa tai (intertragic notch 珠間切痕).
-Cách châm cứu: Châm đứng kim sâu 3 - 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5’.
-Chủ trị: Tai ù; tai điếc; đau răng; viêm tai giữa; câm điếc; viêm khớp hàm dưới; đau răng hàm trên; đau đầu hàm; tai kêu như tiếng ve; tai chảy mủ ra; răng sâu; môi mép cứng; đau thần kinh sinh ba.
-Tác dụng phối hợp: thấu Thính cung, Thính hội, Ế phong, Trung chử trị tai điếc; với Y lung, Túc ích thông trị câm điếc; với Ty trúc không trị câm điếc; với Ế phong, Hợp cốc trị viêm tai giữa; với Thính hội trị tai điếc; với Ty trúc không trị đau răng.
Chú ý: Sách cổ nói: Khi trong tai có mủ thì cấm cứu. Chỉ chữa thể hàn viêm tai giữa.
 

Nguồn tin: LÊ VĂN SỬU - PHÙNG VĂN CHIẾN:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây