18.KHẾ MẠCH:瘛脈-瘈脈(Mạch điên dại; có tên là Tư mạch, Xiết mạch)
- Vị trí: Ở sau tai giữa mỏm chũm, từ huyệt Ế phong ven theo sau vành tai lên đến huyệt Giác tôn, lấy 1 phần 3 đoạn dưới. Chỗ sau gốc tai có mạch lạc xanh như chân gà hoặc bờ dưới lỗ tai thông ngang ra khe khớp.( Trong một vùng lõm dễ sờ thấy ở phía dưới hộp sọ giữa xương chũm phía sau.Cách xác định: Huyệt Khế mạch (SJ/TB 18) thường nằm ở giữa xương chũm, ở điểm 1/3 dướicủa đường vòng theo vành tai từ huyệt Ế phong (SJ/TB 17) tới huyệt Giác tôn (SJ/TB 20).Cách khác: Trên mặt đồng hồ tưởng tượng phía trên tai (12 giờ: đỉnh tai, 6 giờ: dái tai), có một vết lõm rõ ràng có thể sờ thấy được huyệt Khế mạch (SJ/TB 18) ngay phía sau vào khoảng 8 giờ (xem hình), cạnh bờ tai.Huyệt Đầu khiếu âm (Gb 11) phía trên huyệt Khế mạch (SJ/TB 18) một chút và cách mép tai khoảng 0,3 thốn, huyệt Hoàn cốt (Gb 12) bên dưới huyệt Khế mạch (SJ/TB 18) ngay phía sau xương chũm). - Cách châm cứu: Châm chếch 3 - 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’. - Chủ trị: Tai điếc; tai kêu; đau đầu; trẻ em kinh phong; điên nhàn; nôn mửa; ỉa dễ không có giờ giấc; sợ hãi; nhử mắt làm mờ mắt; tròng mắt không sáng.