« Nội kinh » nói rằng: « Đảm là chức vụ trung chính, quyết đoán từ đó mà ra, gồm 11 tạng đều lấy quyết của Đảm vậy. Đảm là thanh trường. Lại nói Đảm là phủ thanh tịnh ». Mọi phủ đều chuyền thứ tanh đục, riêng Đảm không có trong đường chuyền, do đó gọi là thanh tịnh. Hư thì mắt mờ như mưa mà thương đảm. Nếu như mửa làm thương Đảm lệch đi thì nhìn vật bị đảo thật.
Túc Thiếu dương Đảm kinh huyệt ca:
Thiếu dương túc kinh Đồng tử liêu, Tứ thập tứ huyệt hành điều điều, Thính hội, Thượng quan, Hàm yếm tập, Huyền lư, Huyền ly, Khúc mấn kiều ( ?), Xuất cốc, Thiên xung, Phù bạch thứ, Khiếu âm, Hoàn cốt, Bản thần yêu, Dương bạch, Thừa khấp, Mục song tịch, Chính doanh, Thừa linh, Não không giao, Phong trì, Kiên tỉnh, Uyên dịch bọ, Nhiếp cân, Nhật nguyệt, Kinh môn biểu, Đới mạch, Ngũ khu, Duy đạo tục, Cự liêu, Hoàn khiêu, Phong thị siêu, Trung độc, Dương quan, Dương lăng huyệt, Dương giao, Ngoại khâu, Quang minh tiêu, Dương phụ, Huyền chung, Khâu khư ngoại, Túc lâm khấp, Địa ngũ hội, Hiệp khê, Đệ tứ chỉ đoan Khiếu âm hóa. (Cả hai bên phải trái là 88 huyệt). Đó là một đường kinh dọc, bắt đầu từ ở Đồng tử liêu, hết ở Khiếu âm, lấy Khiếu ấm, Hiệp khê, Lâm khấp, Khấu khư, Dương phụ, Dương lăng tuyền làm Tỉnh, Vinh, Du, Nguyên, Kinh, Hợp. Mạch bắt đầu từ đầu nhọn khóe mắt, lên đến dưới góc đầu, xuống sau tai, theo cổ đi trước thủ Thiếu dương, đến trên vai, đi giao ra phía sau thủ Thiếu dương, vào hố đòn, còn một nhánh, từ phía sau tai, vào trong tai, đi ra trước tai, đến sau đầu nhọn khóe mắt. Còn một nhánh tách từ khóe mắt xuống Đại nghinh, hợp với Khuyết bồn, xuống trong ngực, xuyên qua cách, lạc với Can, thuộc Đảm, đi theo trong sườn, ra Khí xung, vòng quanh mép lông, ngang vào đùi, ẩn vào trong. Còn đường thẳng, từ hố đòn xuống nách, đi theo ngực, qua sườn cụt, xuống hợp với đùi, ẩn vào trong, từ đó đi xuống theo mặt dương của đùi, ra cạnh ngoài đầu gối, xuống ngoài xương mác, ở phía dưới trước, thẳng xuống đúng chỗ Tuyệt cốt, xuống ra trước mắt cá ngoài, đi theo trên mu bàn chân, vào khe ngón 4 và ngón út chân, còn một nhánh nữa tách từ mu bàn chân vào ngón cái, theo xương bàn trong cùng ra đến đầu chót, lại xuyên vào móng ở chỗ chỏm lông tam mao. Kinh này nhiều khí, ít huyết, giờ Tý khí huyết trú ở đó. Phủ giáp Mộc đó, chứng hậu ở Quan bộ mạch.