10.23. TY TRÚC KHÔNG

Chủ nhật - 25/02/2024 22:47
10.23. TY TRÚC KHÔNG
23.TY TRÚC KHÔNG: 絲竹空(Khoảng trống có trúc nhỏ; có tên là Mục liêu)

- Vị trí: Ở mé ngoài hốc mắt trong hố lõm ngoài đuôi lông mày, chỗ mạch khí của Thủ, Túc Thiếu dương phát. « Đồng Nhân » ghi: CẤM CỨU, cứu ở đó (làm cho) người ta bất hạnh, làm cho mắt người ta bé và mờ... nên tả, không nên bổ.( Ở khu vực đầu bên của lông mày trong chỗ lõm của xương trán giữa xương trán và xương gò má. Cách xác định: Đường nối giữa xương gò má và xương trán thường nằm ở khu vực đầu bên của lông mày. Vì hình dạng của lông mày có thể rất khác nhau nên việc định hướng nên dựa chủ yếu vào cấu trúc xương. Để làm điều này, hãy cảm nhận từ khóe mắt bên (góc) dọc theo vành ổ mắt lên phía trên cho đến khi bạn có thể sờ thấy chỗ lõm xương ở vùng chuyển tiếp sang xương trán. Xác định vị trí huyệt Ty trúc không (SJ/TB 23) trong vùng lõm thường nhạy cảm với áp lực này).
- Cách châm cứu: Châm chìm dưới da, sâu 3 – 5 phân, CẤM CỨU.
- Chủ trị: Đau bên đầu; mắt đau đỏ; xương ụ mày đau; thần kinh mặt tê bại; mắt hoa; nhìn vật mờ mờ không rõ; sợ gió lạnh; phong giản; mắt ngước lên không nhận biết người; mắt nheo lông đảo; phát cuồn nôn bọt dãi không kể giờ giấc; đau giữa bên đầu (thiên chính đầu thống); rối loạn thị giác, viêm kết mạc, liệt mặt và giật cơ.
- Tác dụng phối hợp: với Trung chử, Phong trì, trị đau một bên đầu; với Tán trúc, Tứ bạch, Địa thương trị liệt mặt; với Tán trúc, trị trong mắt sưng đỏ;  với Nhĩ môn trị đau răng.

 

Nguồn tin: LÊ VĂN SỬU - PHÙNG VĂN CHIẾN:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây