10.16. THIÊN DŨ

Chủ nhật - 25/02/2024 22:43
10.16. THIÊN DŨ
16.THIÊN DŨ:天牖(Cửa sổ của trời)

- Vị trí: Phía sau và dưới mỏm chũm, phía sau cơ ức đòn chũm, ngang với góc hàm dưới.( Bên dưới mỏm chũm, ở bờ sau của cơ ức đòn chũm ngang mức góc hàm. Cách xác định: Xoay đầu bệnh nhân (chống lại lực cản) về phía bên đối để lộ cơ ức đòn chũm của bên cần châm. Xác định vị trí huyệt Thiên dũ (SJ/TB 16) ở bờ sau của cơ ngang với góc hàm. Huyệt nằm dưới bờ sau của xương chũm. Huyệt Hoàn cốt (Gb 12) nằm ngay phía sau và bên dưới xương chũm, huyệt Thiên dung (Dü/SI 17) cũng ngang mức góc hàm, nhưng nằm ở bờ trước cơ ức đòn chũm).
- Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 1,5- 2 thốn, KHÔNG CỨU. “Đồng Nhân” nói: Cứu thì làm cho người ta  sưng, mắt nhắm. Trước hết lấy Y hi, sau lấy Thiên dung, Thiên trì thì khỏi, nếu như không châm Y hi thì khó chữa.
- Chủ trị: Tai điếc; gáy cứng; mắt đau; hầu bại; nhiều mộng mị; lao hạch; mặt xanh vàng không có màu sắc; đầu phong mặt sưng.
- Tác dụng phối hợp: với Thính cung, Dịch môn trị tai điếc; với Ế phong, Hợp cốc trị hầu đau; với Hậu khê trị cổ gáy không xoay được. Đặc biệt có tác dụng của triệu chứng u não.
 

Nguồn tin: LÊ VĂN SỬU - PHÙNG VĂN CHIẾN:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây