10.17. Ế PHONG

Chủ nhật - 25/02/2024 22:44
10.17. Ế PHONG
17.Ế PHONG: 翳風(Màn chắn gió)

- Vị trí: Ở giữa chỗ lõm sau dái tai. Thủ túc Thiếu dương hội ở đó.( Khi há miệng, ở chỗ lõm dưới dái tai, giữa xương chũm và xương hàm dưới. Cách xác định: Há miệng, nếu bạn ấn vào dái tai, thường chạm vào huyệt Ế phong (SJ/TB 17). Gấp cong dái tai về phía trước, thấy được chỗ lõm nhạy cảm với áp lực giữa hàm dưới và mỏm chũm và xác định vị trí huyệt Ế phong (SJ/TB 17) ở đây).
- Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5’.
- Chủ trị: Tai ù; tai điếc; quai bị; khớp hàm cắn cứng; liệt mặt; viêm tai giữa; bệnh “Đồng” (Chứng thấy đầu đau, cổ gáy lưng trên cứng, uốn ngửa, chân tay co rút); miệng mắt méo lệch; miệng cắn không nói; mắt mờ; có màng trắng đỏ; nói lắp; trẻ em hay ngáp.
- Tác dụng phối hợp: với Giáp xa, Hợp cốc trị quai bị; với Hạ quan trị viêm khớp hàm dưới; với Khiên chính, Địa thương, Nghinh hương trị liệt mặt; với Thính cung, Thính thông, Thính huyệt trị tai kêu; với Thông lý trị bạo câm không nói được; với Thính cung trị tai điếc.
 

Nguồn tin: LÊ VĂN SỬU - PHÙNG VĂN CHIẾN:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây