12.3. THÁI XUNG

Chủ nhật - 25/02/2024 23:37
12.3. THÁI XUNG
3.THÁI XUNG:太沖(Xông lên rất mạnh; huyệt Nguyên, Du,Thổ)

- Vị trí: Ở khe xương bàn ngón chân 1 – 2, phía trên nếp gấp nối ngón khoảng 2 thốn, chỗ lõm trước gốc xương bàn giáp nhau. Chỗ mạch Túc Quyết âm trú là Du, Thổ. « Tố Vấn » nói: Con gái thì 2 x 7= 14 tuổi, mạch Thái xung thịnh, kinh nguyệt đã có khi xuống, do đó có thể có con, lại chẩn mạch Thái xung của người có bệnh có hay không để quyết sự sống chết. ( Ở chỗ lõm giữa đầu khớp và góc giữa hai xương bàn chân 1 và 2. Cách xác định: Từ nếp gấp giữa các ngón chân thứ 1 và thứ 2, sờ cảm nhận từ khớp bàn ngón đi vào rãnh giữa xương bàn chân thứ 1 và thứ 2 cho đến khi chạm tới phần sâu nhất và rộng nhất của rãnh. Đây là nơi thường có điểm nhạy cảm với áp lực là huyệt Thái xung (Le/Liv 3). Kiểm tra: Khi sờ xa hơn về phía gần, rãnh sẽ trở nên phẳng hơn và hẹp lại. Ở vị trí đối ứng, huyệt Hợp cốc (Di/Li 4) nằm giữa xương bàn tay thứ 1 và thứ 2).
- Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 3 phân, cứu 3 mồi, hơ 5’.
- Chủ trị: Đau đầu; choáng váng xây xẩm; đau sườn ngực; mắt đau nóng; động kinh; trẻ em kinh phong; đau mắt; kinh nguyệt không đều;lị; cao huyết áp; mất ngủ; viêm gan; viêm tuyến vú; chứng tiểu cầu giảm; đau buốt các khớp ở tứ chi; đau họng; đau lưng; ung vú; sau khi đẻ mồ hôi ra không dứt; còng bế; tim đau; mạch huyền; mã hoàng ôn dịch; vai sưng; mép thương; hư lao; phù thũng; thắt lưng dẫn vào bụng dưới đau; hai hòn dái co lên; ỉa sền sệt lỏng; đái rơi rớt; đau âm hộ; mặt và mắt màu xanh; ngực sườn chi tức; chân lạnh; can tâm đau, xanh ngắt giống như chết; suốt ngày không thở được; ỉa khó, ỉa ra máu; đái buốt; tiểu trường sán khí; quý sán; đái không dễ; nôn ra máu; nôn ngược lên; phát rét; họng khô; hay khát; sưng khuỷu tay; đau phía trước mắt cá chân trong; buồn bẳn; cẳng chân buốt; dưới nách có nhọt, mã đao dò; môi sưng; con gái ra máu nhỏ giọt không dứt; rối loạn thần kinh thực vật.
- Tác dụng phối hợp: với Đại đôn trị sán khí; với Hợp cốc trị tắc mũi, sâu mũi; với Bách hội, Tam âm giao trị đau hầu họng; với Hợp cốc gọi là « Tứ quan » huyệt có tác dụng trấn tĩnh, chống co giật, run rẩy, làm giảm huyết áp; với Khúc trì, Hợp cốc, Túc tam lý trị tứ chi đau buốt; với Tam âm giao trị con gái ra máu nhỏ giọt không dứt; với Thần khuyết (giữa rốn, chỉ cứu) Tam âm giao trị ỉa như cháo loãng.
 

Nguồn tin: LÊ VĂN SỬU - PHÙNG VĂN CHIẾN:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây