12.5. LÃI CÂU

Chủ nhật - 25/02/2024 23:38
12.5. LÃI CÂU
5.LÃI CÂU:蠡溝(Cái rãnh do con mọt làm ra; có tên là giao tín; huyệt Lạc với Túc thiếu dương Đởm )

- Vị trí: Từ mắt cá chân trong lên 5 thốn, sát sau xương chày, là Lạc của Túc Quyết âm tách ra đi sang thiếu dương.( Trên đỉnh cao nhất của mắt cá trong 5 thốn, gần hoặc phía bờ sau xương chày, giữa bờ xương chày và cơ bụng chân. Cách xác định: Từ đỉnh cao nhất của mắt cá trong, sờ gần 5 thốn lên trên theo chiều dọc và xác định vị trí huyệt Lãi câu (Le/Liv 5) ở chỗ lõm gần hoặc phía bờ sau của xương chày. Các biến thể xác định theo một số tác giả: Trên (ở giữa mặt trong xương chày) hoặc mặt sau xương chày, độ nhạy cảm với áp lực là yếu tố quyết định. Ở cùng mức độ, huyệt Trúc Tân (Ni/Kid 9) thẳng trên huyệt Thái khê (Ni/Kid 3) (giữa mắt cá và gân Achilles).
- Cách châm cứu: Châm chếch dưới da theo bờ xương sâu 3- 5 phân, khi chữa bệnh vùng gan châm chếch lên beo thờ xương tiến kim từ 1- 2 thốn, sau khi đắc khí, vê kim góc độ lớn, cảm giác thấy chướng tức lan đến gối, có khi lên đến bộ máy sinh dục. Cứu 1- 3 mồi, hơ 3 – 5’.
- Chủ trị: Kinh nguyệt không đều; đi tiểu khó; đau ống chân; viêm màng trong dạ con; đau sán khi; viêm trứng dái; sa dạ con; băng lậu huyết và khí hư; đau vùng thắt lưng; liệt dương; bụng dưới chướng tức đau bạo như còng bế; sặc nhiều lần; sợ hồi hộp; ít hơi không đủ; buồn buồn không vui; trong họng khó chịu như có cục thịt thở, mai hạch khí
; lưng trên cong cấp không thể cúi ngửa; dưới rốn tích khí như đá; ống chân lạnh buốt; co duỗi khó; khí nghịch thì hòn dái tự nhiên đau; thực thì dương vật vươn dài, tả ở đó, hư thì bạo ngứa, bổ ở đó.
- Tác dụng phối hợp: với Thái xung, Khúc tuyền trị viêm trứng dái, đau sán khí.
 

Nguồn tin: LÊ VĂN SỬU - PHÙNG VĂN CHIẾN:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây