-Vị trí: Ở phía trước và dưới mắt cá ngoài chân, lấy ở chỗ lõm cạnh ngoài gân cơ duỗi dài ngón chân. Chỗ mạch Túc Thiếu dương qua là Nguyên, Đảm hư, thực đều lấy ở đó. (Ở chỗ lõm phía trước và dưới mắt cá ngoài và phía ngoài các gân của cơ duỗi các ngón dài.Cách xác định: Từ mắt cá ngoài, trượt vào một chỗ lõm dễ sờ thấy phía trước và bên dưới mắt cá. Bằng cách nhấc các ngón chân lên, có thể thấy rõ cả gân của cơ duỗi các ngón dài và chỗ lõm huyệt Khâu khư (Gb 40) ở bên ngoài. Về định hướng: huyệt Khâu khư (Gb 40) nằm ở giao điểm của một đường thẳng đứng ở bờ trước của mắt cá ngoài và một đường ngang ở bờ dưới của mắt cá.Ở một vị trí tương đương, nhưng ở phía trong cổ chân, là huyệt Thương khâu (Mi/SP 5) (sâu hơn ở phía trước và bên dưới mắt cá trong). Huyệt Trung phong (Le/Liv 4) (trong gân chày trước) và Giải khê (Ma/ST 41) (bên) gân cơ duỗi dài ngón chân cái, phân bố trên đường nối tưởng tượng từ Mi 5 đến GB 40). - Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 0,5 – 1 thốn, hoặc châm thấu sang huyệt Chiếu hải, cứu 3 mồi, hơ hơ 5 – 10’. - Chủ trị: Đau đầu; đau sườn ngực; mất ngủ; bệnh mắt; bệnh nhiệt; viêm túi mật; viêm hạch lâm ba ở hố nách; đau thần kinh tọa; bệnh tật ở khớp cổ chân và các tổ chức phần mềm chung quanh khớp; chân bong gân; sốt rét; sưng ở dưới bụng; đau trường sán khí; dưới nách sưng; nuy quyết; ngồi không thể dậy được; mắt sinh màng mộng; đùi và ống chân buốt; chuột rút; nóng rét cổ sưng; thắt lưng và háng đau; thở dài. - Tác dụng phối hợp: với Côn lôn, Huyền chung chữa cạnh ngoài chi dưới đau; với Tam dương lạc trị đau thần kinh liên sườn.