14.14. ĐẠI CHÙY

Thứ hai - 26/02/2024 02:36
14.14. ĐẠI CHÙY
14.ĐẠI CHÙY: 大椎(Cái chùy to (Chùy là vật tròn như nắm đấm)

- Vị trí: Chỗ lõm trên đầu mỏm gai đốt sống 1. Thủ, Túc Tam dương và Đốc mạch hội ở đó.( Ở đường giữa lưng, dưới mỏm gai cổ 7. Cách xác định: Từ mỏm gai cột sống cổ 7: đặt 2 ngón tay lên mỏm gai nghi ngờ của cột sống cổ 6 và 7 rồi bảo bệnh nhân cúi đầu qua lại. Nếu cột sống còn hoạt động và các ngón tay ở đúng vị trí, khi đầu nghiêng dưới ngón tay trên, có thể cảm nhận được chuyển động trượt từ cột sống cổ số 6 về phía bụng, trong khi cột sống cổ số 7 bất động. Nếu đốt sống bất động dưới ngón tay trên thì các ngón tay thường nằm phía trên đốt sống cổ thứ 7 và đốt sống lưng thứ 1. Xác định vị trí huyệt Đại chuỳ (Du/GV 14) dưới mỏm gai của đốt sống cổ thứ 7. Cùng độ cao là; huyệt Hoa đà giáp tích (Huatuojiaji 華佗夾脊 Ex-B 1) huyệt Định suyễn (Dingchuan 定喘 Ex-B 1) 0,5 thốn ngoài đường giữa lưng; huyệt Kiên trung du (Dü/SI 15) đường giữa lưng đo ngang ra 2 thốn; Kết hạch huyệt (Jiehexue 结核穴 Ex-B) 3,5 thốn ngoài đường giữa lưng).
- Cách châm cứu: Châm đứng kim sâu 0,5- 1 thốn, cứu 5- 7 mồi, hơ 5 – 15’.
- Chủ trị: Cảm mạo; phát sốt; nôn mửa; lị; gáy cứng; đau cột sống; ho hắng; hen; trẻ em co giật; động kinh; sái cổ; mắt có hỏa bốc; ho gà; mất ngủ; say nắng; thần kinh phân liệt; điên nhàn; viêm phế quản; lao phổi; viêm khí thũng; viêm gan; bệnh huyết dịch; thấp chẩn; bại liệt; vai và lưng trên đau; thương hàn sốt rất cao; hầu bại; phế chướng; sườn đau; cốt chưng triều nhiệt, sức yếu; răng cửa khô.
- Tác dụng phối hợp: với Hợp cốc, Khúc trì trị cảm mạo; với Gian sử, Hậu khê trị sốt rét; với Trung phủ trị giãn phế quản gây xuất huyết; với Phong trì, Khúc trì trị cảm cúm; với Trung xuyễn, Phong long trị chứng giảm bạch cầu; với Đào đạo, Nhị chùy hạ (Vô đan danh - dưới đốt sống lưng thứ 2), Thân trụ trị chứng tinh thần phân liệt; với Chí dương, Gian sử trị sốt rét; với Yêu du trị sốt rét.
Trọng Cảnh nói rằng: « Thái dương và Thiếu dương kiêm bệnh, cổ gáy cứng đau, hoặc hoa mắt chóng mặt, có khí như kết ở ngực, dưới tâm có hòn rắn, đáng đâm khe thứ nhất Đại chùy ».
 

Nguồn tin: LÊ VĂN SỬU - PHÙNG VĂN CHIẾN:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây